Sự cần thiết ra đời các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 32)

- Sự phát triển tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật đòi hỏi phải hình thành các KCN tập trung để phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp trong các ngành.

CNH, HĐH để phát triển lực lượng sản xuất, chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn là vấn đề có tính quy luật chung của nhiều nước hiện nay trên thế giới. Để đạt được mục tiêu nói trên, mỗi nước tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà xác định con đường và giải pháp thực hiện CNH, HĐH theo cách riêng. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ở vào giai đoạn toàn cầu hóa và hậu công nghiệp, những thành tựu phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ và cách mạng tin học làm cho các quốc gia không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa kinh tế. Mỗi sản phẩm được sản xuất ra trên thị trường trong điều kiện

hiện nay không còn là sản phẩm thuần túy riêng của mỗi nước, nó là sự kết tinh chung của những giá trị mang tính nhân loại. Do vậy, liên kết kinh tế và chủ động tham gia quá trình phân công lao động quốc tế là một lợi thế cần được khai thác một cách triệt để, trong đó, phát triển KCN là một phương thức rất quan trọng để phát triển. Nói cách khác, sự phát triển tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất dưới sự tác động của cách mạng KH - CN đòi hỏi phải hình thành các KCN tập trung để phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp trong các ngành. Như vậy, phát triển KCN là con đường tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa và xã hội hóa sản xuất. Phương thức này cho phép khai thác tốt nhất tài nguyên, nguồn lực con người, sử dụng vốn, KH – CN, trình độ quản lý... của thế giới vào quá trình sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

- Sản xuất công nghiệp càng phát triển thì càng nảy sinh nhiều vấn đề phải xử lý, cần tập trung các doanh nghiệp vào một KCN.

Mục tiêu chung của việc hình thành KCN là tăng trưởng nhanh và vững chắc, tạo việc làm, đô thị hóa các vùng nông thôn lạc hậu, nâng cao dân trí. Các KCN sẽ góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nhau, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. KCN phát triển sẽ tác động đến việc hình thành các vùng nguyên liệu, các vùng công nghiệp vệ tinh.

Sản xuất công nghiệp phải xây dựng thành từng khu bởi vì hoạt động công nghiệp là loại hoạt động khẩn trương, nhanh nhạy, kịp thời thích ứng với sự biến đổi của thị trường, của những tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, là một loại hoạt động rất chính xác, ăn khớp và đồng bộ. Hơn nữa, theo quan niệm của CNH, HĐH thì quy mô xí nghiệp phần nhiều là vừa và nhỏ nhưng không phân bố tản mạn, không đứng đơn độc mà phải nằm trong hệ thống phân công liên hoàn ngày càng rộng rãi.

Tính chất đặc thù đó của hoạt động công nghiệp đòi hỏi tính đồng bộ, chất lượng cao của cơ sở hạ tầng, đòi hỏi sự quản lý và điều hành nhanh nhạy, thủ tục đơn giản. Hơn nữa, sự phân bố tập trung của công nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước kịp thời nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh... Những xí nghiệp quy mô lớn với khả năng và sức mạnh của nó, có thể tồn tại riêng biệt trên một địa điểm nhất định. Còn xí nghiệp vừa và nhỏ, muốn hoạt động có hiệu quả cần được quy tụ vào một khu vực nhất định, nơi đã có sẵn cơ sở hạ tầng và dịch vụ, có sẵn bộ máy quản lý, các thủ tục đơn giản, nhanh.

Về cơ bản, KCN tập trung nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó, mục tiêu quan trọng của việc hình thành KCN tập trung là để tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Trong KCN tập trung, các doanh nghiệp dùng chung các công trình hạ tầng nên giảm được chi phí trên một đơn vị diện tích và đơn vị sản phẩm, thực hiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch thống nhất, kết hợp giữa quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch lãnh thổ. Mặt khác, việc tập trung các doanh nghiệp trong KCN tập trung sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các doanh nghiệp công nghiệp có điều kiện thuận lợi liên kết, hợp tác với nhau, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh.

Ngoài ra, tập trung các doanh nghiệp vào KCN còn là một mô hình phát triển năng động và nhạy bén, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Trong việc phát triển và quản lý các KCN này, các thủ tục hành chính đã được giảm thiểu đến mức tối đưa thông qua cơ chế một cửa, tại chỗ, tập trung vào Ban quản lý các KCN đó. Những chính sách áp dụng trong các KCN tập trung gắn quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư với một hợp đồng, giảm thiểu thủ tục hành chính, do đó tạo sự an toàn, yên tâm cho các nhà đầu tư.

pháp thu hút và tập trung đầu tư tạo ra khu vực kinh tế động lực thúc đẩy CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước.

Bước sang thế kỷ mới, tình hình kinh tế thế giới có những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Để thích ứng với sự biến đổi đó, nhiều nước đã tận dụng tốt những lợi thế so sánh của mình, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Phù hợp với xu thế chung, các nước đang phát triển tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở cửa. Việc khuyến khích đầu tư trong nước, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài là giải pháp mang tính tối ưu. Trong khi nguồn vốn trong nước còn hạn chế, chưa tạo ra môi trường huy động tối đưa vốn đó thì nguồn lực bên ngoài chiếm tỷ trọng lớn, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp CNH, HĐH. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chính sách mở cửa nhằm thu hút vốn, kỹ thuật, giải quyết việc làm, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm quản lý, sản xuất hàng xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Như vậy, KCN được sử dụng như những công cụ để thu hút đầu tư nước ngoài và huy động vốn tối đa nguồn vốn trong nước, làm động lực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước.

Việc thành lập KCN để tăng năng lực xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của nước chủ nhà trong nền kinh tế thế giới và khu vực, góp phần vào công cuộc CNH, HĐH theo hướng hướng vào xuất khẩu là một tất yếu khách quan và cần thiết, là bước phát triển có tính logic của các chính sách phát triển kinh tế đất nước nói chung và hợp tác đầu tư nước ngoài nói riêng.

1.2.2-Vai trò của năng lực điều hành đối với NNL quản lý các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 32)