Bối cảnh bên ngoài (quốc tế)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 95 - 98)

XVI Dự kiến phát triển một số cụm công nghiệp mới ở các huyện, thành phố

3.1.1.2.Bối cảnh bên ngoài (quốc tế)

- Thuận lợi:

+ Sự gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN. Lúc này, hàng sản xuất tại KCN ở Việt Nam có chi phí thấp (do lợi thế về giá nhân công), mặt khác còn được hưởng mức thuế ưu đãi khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước ở thị trường Bắc Mỹ, tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ đầy tiềm năng.

ra tính năng động đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN. Điều đó thể hiện trên các khía cạnh:

Dưới sự tác động của phân công lao động quốc tế trong nội bộ các nước ASEAN, các nước phải lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh, đồng thời phải mở cửa thị trường của mình cho nhiều mặt hàng xuất khẩu từ ASEAN.

Dưới sự tác động của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (CEPT), chu chuyển mậu dịch giữa các nước ASEAN sẽ thúc đẩy và giá thành sản phẩm cuối cùng sản xuất tại ASEAN sẽ giảm.

Để có cơ hội chiếm lĩnh thị trường đáng kể ở ASEAN và được hưởng các điều kiện ưu đãi đối với sản phẩm có nguồn gốc từ ASEAN, các nhà đầu tư quốc tế sẽ tích cực đầu tư vào ASEAN hơn là bảo vệ và mở rộng thị trường mà trước đây chưa có AFTA, họ phải chu chuyển sản phẩm hàng hóa của mình từ các cơ sở sản xuất ngoài ASEAN.

Do sự lớn mạnh của thị trường ASEAN thông qua mức tăng cơ học về dân số, nhu cầu sức mua và sự sáng tạo văn minh thương mại.

Với những lý do như trên, khi AFTA được thực hiện, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN trong đó có KCN ở Việt Nam chắc chắn sẽ tăng nhanh.

- Khó khăn

+ Tuy nhiên, bối cảnh mới của kinh tế thế giới cũng đã đặt KCN Việt Nam trước những khó khăn, thách thức. Trong sự tác động “hiệu ứng chảy tràn” của tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực châu á -

Thái Bình Dương, ASEAN thuộc nấc thứ 3 của “làn sóng công nghiệp hóa”. Vốn, công nghệ từ Mỹ, Nhật, EU và các nước NIES Đông Á hoặc các nền kinh tế công nghiệp hóa mới sẽ đổ vào các nước ASEAN nhờ tạo dựng AFTA ở ASEAN so với các nền kinh tế chuyển đổi khác.

trong nội bộ ASEAN như đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ bên ngoài vào ASEAN. Vì thế, quan hệ giữa các quốc gia trong khối ASEAN về việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt hơn.

+ Xét trên góc độ ngành nghề thì AFTA tác động mạnh mẽ trực tiếp tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến như chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí, hóa chất, điện tử và vật liệu xây dựng. Đây là những ngành chủ yếu đầu tư vào KCN. Hiện nay, KCN Việt Nam có lợi thế so sánh đối với những ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may. Còn những ngành công nghiệp chế biến là những ngành đòi hỏi phải có trình độ công nghệ cao, vốn lớn. Việc sản xuất các sản phẩm thuộc ngành này đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhiều năm và cần có sự hỗ trợ của các ngành công nghệ liên quan. Các nước trong khối ASEAN đã có nền tảng và điều kiện thuận lợi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành này. Tham gia AFTA là trở ngại đối với KCN Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến.

+ Mặt khác, khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài vào KCN ở Việt Nam bởi: Việt Nam chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, bền vững với các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia có tiềm năng về vốn, về công nghệ, trong khi đó đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước trong khu vực. Do khủng khoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực, nhiều công ty, doanh nghiệp của các nước trong khu vực bị phá sản, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài mua lại các công ty này với giá rẻ với cơ sở sẵn có (không phải đầu tư thêm). Hơn nữa, giá các nhân tố sản xuất rẻ hơn tương đối so với Việt Nam khiến các nhà đầu tư đổ vốn vào các nước này hơn là vào Việt Nam.

Do khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực, giá bất động sản, trái phiếu ở các nước ASEAN bị giảm mạnh, kèm theo khả năng đầu tư mở cửa của các nước này thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào mua đầu cơ bất động

sản, chứng khoán… để chờ thời cơ bán đi khi giá tăng trở lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành đối với nguồn nhân lực quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang_luận văn thạc sĩ (Trang 95 - 98)