HUYỀN TRANG

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 53 - 54)

(Sinh năm 600 - mất năm 664)

_ Ở thời Trung cổ đại, các Phật giáo đồ ở nhiều nước phương đông từng có nhiều sứ giả tình nguyện đi truyền bá tông giáo. Họ không hề ngại sa mạc mênh mông hay núi cao cách trở, "xả mệnh cầu pháp" đi khắp nơi, mở ra trang sử mới xán lạn cho văn hoá sử Đông phương. Trong sự nghiệp ấy, tăng sĩ Huyền Trang được xưng tụng là "người đệ nhất trong giới Phật học Trung Quốc" và xứng đáng là nhân vật đại biểu kiệt xuất.

_ Huyền Trang họ trần tục là Trần, tên Y, người ở Lạc châu (nay thuộc Hà Nam), xuất thân trong nhà thế gia. Từ nhỏ, đã thông minh, duới ảnh hưởng của gia đình và văn hoàn cảnh nuôi dưỡng ông thành một người có đầy hứng thú về đi tìm học vấn, nhất là ông rất thích phong trào học Phật đời đương thời. 11 tuổi, ông đã học Duy Ma Cật và Pháp Hoa Kinh. 13t, ông xuất gia ở chùa Tịnh Độ, Lạc Dương. 15t về sau, ông đến Trường An, Thành Đô và các nơi khác tìm học danh sư, khắc khổ tìm học Phật lý. 28t, ông được tiến cử làm trụ trì chùa Trang Nghiêm ở Trường An, nhân vì ông tinh thông cả Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng của Phật giáo Ấn Độ nên người ta gọi ông là "Tam tạng pháp sư". Thời thanh niên, Huyền Trang công phu tìm học hầu hết các học thuyết của Phật giáo, ông phát hiện khá nhiều học thuyết còn khiếm khuyết. May vừa lúc ấy, có học giả Ba La Mật Đa từ Ấn Độ tới giới thiệu cho ông bộ sách Du già sư địa luận của Giới Hiền ở chùa Na Nan Đà, Ấn Độ và cho rằng bộ trứ luận này có thể thu tóm tất cả tinh yếu của các học thuyết Phật giáo, chính sau khi đọc sách này, Huyền Trang quyết tâm "thề sẽ sang Tây phương hỏi cho ra những điều còn nghi hoặc".

_ Để tiến tới một bước trong công việc nghiên cứu hệ thống kinh điển Du Già, và để hiểu tường tận Phật học, năm Trinh Quán nguyên niên (năm 627), Huyền Trang lìa Trường An, bắt đầu cuộc trường chinh nhắm hướng chùa Na Nan Đà ở miền Trung Ấn Độ. Trước đây, hơn 1300 năm, nhân loại còn thiếu tri thức về địa lý, trong tình hình điều kiện giao thông còn cực kỳ lạc hậu, muốn đi từ Trung Nguyên đến Ấn Độ xa xôi, phải băng qua muôn dặm đường hoang vu hay sa mạc không một bóng người, hoặc những ngọn núi tuyết cao vút tận mây, rồi rừng rậm, thú dữ. Đó là con đường dài hết sức gian khổ và đầy dẫy hiểm nguy. Nhưng tất cả không làm giảm ý chí đi sang phương Tây (đối với vị trí Trung Quốc, Ấn Độ nằm ở hướng Tây) tìm Phật pháp của Huyền Trang. Ông vượt qua Ngọc Môn Quan, chọn con đường qua Y Ngô, Cao Xương (nay là Thổ Lỗ Phồn, Tân Cương), xuyên qua cửa Thiết Môn quan, khắc phục đủ mọi gina nan nguy hiểm, chiêm ngưỡng sáu đại thánh địa Phật giáo, dấu chân đặt lên hơn 40 quốc gi. Năm Trinh Quán thứ 5, ông tiến vào thành Già Da (nay là một bang của Ấn Độ), đông bắc thành này là chùa Na Nan Đà, ông ở lại đây học tập. Na Nan Đà là học hiệu Phật giáo tối cao ở Ấn Độ, chùa xây đã hơn 700 năm, phương trượng là Giới Hiền pháp sư kế thừa được học thuyết của các đại sư Vô trước, Thế Thân, Hộ Pháp và tinh thông các triết lí Du Già, Duy Thức, Nhân Minh, là 1 người có uy quyền về Phật học Ấn Độ. Giới Hiền thu Huyền Trang làm đệ tử, phá lệ truyền cho ông Du Già luận, Huyền Trang khổ học ở chùa Na Nan Đà năm năm, đọc hết cả kinh điển Phật giáo, kiêm thông cả kinh điển Bà La Môn giáo và sách chữ Phạn, trở thành một học giả đệ nhất trong Phật học giới đương thời. Huyền Trang bỏ thêm 6 năm nữa đi du học tìm hiểu các nơi trong đất Ấn Độ, truớc sau đã theo hơn mười vị đại sư Phật học nên học thức của ông đạt tới cảnh giới hết sức thuần phục. Sáu năm sau, ông quay về chùa Na Nan Đà, lấy thân phận là lưu học sinh chủ trì giảng pháp ở chùa này, giảng cho toàn bộ tăng chúng

nghe về Nhiếp đại thừa luận và Duy thức quyết trạch luận. Huyền Trang dùng tiếng Ấn Độ giảng giải kinh nghĩa, luận thuật tinh vi, thuyết lý sáng sủa, nhất thời tên tuổi của ông truyền đi khắp nơi. _ Năm Trinh Quán thứ 16 (năm 642), theo lời thỉnh cầu của vị vua Ấn Độ, Huyền Trang tham gia đại hội biện luận học thuật ở Khúc Nhữ thành. Đến dự hội có quốc vương 18 nước vàhơn 3000 tăng lữ lớn nhỏ của Phật giáo cùng với các tăng lữ Bà La Môn và các tông giáo khác hơn 2000 người. Huyền Trang trình hai bộ kinh điển do chính mình viết là Hội tông luận và Chế ác kiến luận ra nhiếp phục tín đồ các phái. Suốt 18 ngày, hơn 2000 học giả tham gia đại hội không ai bắt bẻ được lý luận tinh thâm do Hhuyền Trang đưa ra. Khi đại hội kết thúc, theo pháp độ xưa của Ấn Độ, Huyền Trang được ngồi trên lưng voi có các đại thần hộ vệ tuần du nhận chúc mừng trong thành. Muôn vạn dân chúng hoan hô lễ bái thấp hương dâng hoa, ông được xưng tụng nhiều tên hiệu như Đại thừa tặng ông là "Ma Ha Da Na đề Bà" (ý tứ là Đại Thừa Thiên) và Tiểu thừa tặng ông là "Mộc Hoa Đề Bà" (ý tứ là Giải Thoát thiên). Từ đó, tên tuổi Huyền Trang chấn động toàn Ấn Độ.

_ Mùa xuân năm Trinh Quán thứ 17 (năm 643), Huyền Trang quay trở về nước, mang theo kinh Phật và tượng Phật mà ông sưu tập được, ông dâng biểu cho Đường Thái Tông và được vua gọi vào gặp. Tháng giêng năm Trinh Quán thứ 19, như một tướng quân khải hoàn, Huyền Trang về đến Trường An, được cả tăng lẫn tục hoan nghênh nhiệt liệt, ông cho triển lãm Kinh và tượng Phật ở đường phố. Sau đó, Đường Thái Tông tiếp kiến ông ở Lạc Dương. Trước trình độ uyên bác về Phật học và tinh thần vĩ đạiđi xa vạn dặm lấy Kinh của Huyền Trang, Thái Tông hết sức khâm phục, khuyên ông nên hoàn tục làm quan. Huyền Trang hoà nhã từ chối, quyết tâm hiến thân cho sự nghiệp phiên dịch kinh điển. Tháng 3 năm ấy, Huyền Trang về chùa Hoằng Phúc ở Trường An. Dưới sự giúp đỡ của Đường Thái Tông và do triều đình hỗ trợ, ông chiêu tập cao tăng học giả ở các nơi về tổ chức thành một bang dịch thuật được 75 bộ Kinh gồm 1335 quyển. Công trình của ông chẳng những hệ thống được toàn bộ diện mạo Phật giáo Ấn Độ mà còn cống hiến cho lịch sử Phật giáo Trung Quốc, một công trạng khó ai bì kịp. Nguyên tắc dịch thụât của ông là trung thành với nguyên tác và tận lực làm cho chữ nghĩa dễ hiểu.

_ Huyền Trang vừa dịch Kinh vừa hoằng dương giáp pháp. Ông sáng lập ra tông phái "Thành duy thức luận". Ông có 1 người đệ tử Nhật Bản tên là Đạo Chiêu, sau này quay về Nhật sáng lập ra Pháp tuớng tông lưu truyền đến ngày nay. Ông có cả những đệ tử người Triều Tiên như Viên Trắc, Thuận Cảnh đem Pháp tuớng tông truyền bá sang Triều Tiên, hướng tới triết học Phật giáo ở Nhật Bản và Triều Tiên.

_ Huyền Trang vâng chiếu lệnh của Đuờng Thái Tông, kể lại cho các đệ tử ghi chép hơn một năm thành bộ Đại Đường Tây vực ký. Sách này có hai quyển chép lại cuộc viễn du của ông qua hơn 100 nước với đủ mặt duyên cách địa lý, phong tục tập quán... Từ thế kỷ 19 đến nay, Đại Đường Tây Vực ký đã được dịch thành các thứ chữ Pháp, Anh, Nhật, Đức. Năm Trinh Quán thứ 22 (năm 648), Huyền Trang đến chùa Từ Ân tự mới xây xong, để cất chứa Kinh điển và tượng Phật, ông cho xây Đại Nhạn tháp ở chùa này. Đại Nhạn tháp mô phỏng theo các chùa Ấn Độ có bảy tầng cao 180 thước, trải qua nhiều lần trùng tu, tháp ấy vẫn sừng sững ở chợ Tây An, trở thành một cổ tích danh thắng hiện nay.

_ Năm Đường Cao Tông Lân đức nguyên niên (năm 644), do vì lao lực đã lâu. Huyền Trang ngã bệnh và viên tịch ở Ngọc Hoa tự ngoài thành Trường An. Vị đại pháp sư chỉ hưởng thọ 65t ấy đã đem hết tinh lực đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu tìm tòi truyền bá Phật học.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w