0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

ĐỔNG TRỌNG THƯ

Một phần của tài liệu 100 NHÂN VẬT NỔI TIẾNG NHẤT VĂN HÓA TRUNG QUỐC PPSX (Trang 25 -27 )

(Sinh năm 179 - mất năm 104 trước công nguyên)

_ Đổng Trọng Thư là người tỉnh Hà Bắc ngày nay, ông thọ 74 tuổi sống trải qua ba triều Hán Văn đế, Hán Cảnh đế và Hán Võ đế. Thời trẻ, ông đã nghiên cứu Kinh Xuân Thu mà nổi tiếng thời Hán Cảnh đế được phong làm bác sĩ. Khi dạy học, ông ngồi sau một bức rèm, nhiều học trò theo ông học nhiều năm nhưng vẫn chưa một lần thấy mặt. Đổng Trọng Thư đem hết tâm học ra nghiên cứu học tập, có thời gian vài năm ông không hề bước chân ra ngoài sân. Trong xử sự với đời với người, cử chỉ ngôn lễ hễ không hợp với lễ là ông không làm nên được các sĩ tử thời ấy rất tôn trọng, hầu hết học trò đương thời đều tự coi ông là bậc sư phụ của mình. Sau khi Hán Võ đế lên ngôi bèn xuống chiếu chiêu tập kẻ sĩ văn học có tài và yêu cầu họ biểu đạt ý kiến trị lý quốc gia. Đổng Trọng Thư dâng bản "Thiên nhân tam sách" chủ trương chấn hưng học vấn tôn trọng Nho gia, thi hành đạo đức, giáo hoá nhân dân... đựoc Hán Võ đế hân thưởng cao. Đối sách của Đổng Trọng Thư biểu lộ kiến giải phi phàm và tài hoa xuất chúng của ông. Một học giả đời Thanh (Viên Văn Điển) nói: "đại Nho đời Hán chỉ có một mình Đổng Trọng Thư. Đổng tử suy tôn Khổng Tử, chí trích bách gia, biện luận đạo vương bá, làm sáng nghĩa lợi, là bậc đại thuần Nho vậy".

_ Xét về thanh vọng, Đổng Trọng Thư là kẻ sĩ có ảnh hưởng lớn nhất thời ấy. Xét về tài hoa, "Thiên nhân tam sách" với tư tưởng chính trị dâng lên hoàng đế của ông được hoàng đế chấp nhận ngay. Hán Võ đế là người trọng văn tài Nho học, ông ta phogn cho Nho sĩ Công Tôn Hoằng làm thừa tướng, còn tài năng Đổng Trọng Thư tuy cao hơn họ Công Tôn nhưng ông lại hay nói thẳng nen bị đẩy đi xa làm tể tứơng cho Giao Tây vương (quận quốc tể tướng). Gia Tây vương là người

phóng túng rất khó đối phó. Đổng Trọng Thư đến Giao Tây làm quan lấy đức hạnh, lễ nghi ra sửa đổi những hành vi bừa bãi của Giao Tây vương, được Gia Tây vương hết sức tôn kính. Đổng Trọgn Thư sợ làm quan lâu ngày có bất ngờ xảy đến nên cáo bệnh xin về. Suốt đời ông chỉ lấy việc nghiên cứu học vấn làm niềm vui. Đổng Trọng Thư tuy được an nhàn ở nhà nhưng triều đình vẫn không quên tài năng của ông. Mỗi khi có đại sự gì quan trọng đều sai đình úy Trương Thang đến nhà ông thỉnh giáo. Chưa bao giờ ông để triều đình thất vọng, mỗi khi đựoc hỏi đến ông đều đối đáp vẹn toàn.

_ Đời của Đổng Trọng Thư tuy vậy không được bình thản dù đã lui về ở quê nhà hẻo lánh nhưng tên tuổi và tài năng của ông, sự tồn tại của ông đã là một sự uy hiếp đối với một số Nho sĩ tầm thường dựa vào chút tài học để mưu sinh. Bọn này chỉ muốn đẩy Đổng Trọng Thư vào chỗ chết càng sớm càng tốt. Ở quê nhà, ông nghiên cứu sự cảm ứng giữa trời và người, về những điềm triệu khác thường và viết bộ Tai dị chi luận (bàn về những điềm tai dị khác thường). Bộ sách này dẫn đến sự ganh ghét của đại thần Chủ Phụ Yển, vừa lúc ấy Cao miếu ở Liêu Đông bị lửa cháy. Chủ Phụ Yểu dâng bộ sách của Đổng Trọng Thư lên hoàng đế và vu cáo hãm hại ông. Hoàng đế đưa sách cho các Nho sinh đọc duyệt, không ít người tìm cách nói xấu ông khiến Hán Võ đế nổi giận hạ lệnh giam Đổng Trọng Thư vào ngục tử tội, sau này mới xuống lệnh tha chết cho ông. Từ đó, Đổng Trọng Thư không dám suy diễn học thuyết tai dị của mình nữa.

_ So với cảnh ngộ buồn thảm và con đường làm quan trắc trở của Đổng Trọng Thư, tư tưởng học thuyết của ông có nhiều thành tựu hơn. Chẳng những trong điều kiện mới ông phục hưng văn hoá Nho gia từ lâu bị đè nén mà ông còn đưa ra tư tưởng dung hợp xác định tư tưởng chỉ đạo quán thông lịch sử thời đại và tư tưởng các phái khác tạo thành hệ thống tư tưởng tan kỳ hoàn bị. Thời Tần Thủy Hoàng dùng Pháp gia làm tư tưởng chủ đạo, nghiêm cấm tư học, dùng quan lại làm thầy, hễ tư nhân nàp cất giữ kinh điển Nho gia hoặc các thư tịch cổ nào khác cũng phải giao nạp đúng kì hạn để quan phủ tiêu hủy, ai làm trái lệnh bị ghép vào tội nặng và còn cấm đọc các sách Thi, Thư. Kẻ nào vi phạm liền bị xử tử. Tóm lại, Nho gia và các tư tưởng Chư tử bị ngăn cấm. Nhưng rồi triều Tần bị sụp đổ, đến đầu đời Hán, văn hoá Trung Quốc lâm vào cảnh điêu tàn. Ngoài bộ Kinh Dịch và mấy cuốn sách về trồng cây ra không còn thư tịch còn sót lại à sưu tập trong dân gian những trang thừa chưa bị đốt hết cộng thêm ký ức của các học giả sao chép lại, dần dần thư tịch Trung Quốc cổ đại mới được từ từ chỉnh lý.

_ Hệ thống tư tưởng mà Đổng Trọng Thư đưa ra thích ứng với yêu cầu của thời đại và cần thiết cuả giai cấp thống trị. Ông hấp thu hầu hết học thuyết có lợi cho giai cấp thống trị trong kinh điển các học phái rồi quán thông với tư tưởng học phái Nho gia. Ông đưa ra lý luận của học phái Âm Dương Ngũ Hành sáp nhập vào hệ thống tư tưởng Nho gia làm thành cơ sở tư tưởng trọng yếu của Hán Nho. Trong sự kết hợp giữa Âm Dương Ngũ Hành và tư tưởng Nho gia, ông đưa ra học thuyết "Thiên nhân hợp nhất", "Thiên nhân cảm ứng"mang tính hợp pháp cho giai cấp địa chủ và là y cứ cho quyền uy chuyên chế của các đế vương. Ông hấp thu tư tưởng Pháp gia, thực hiện kết hợp giưa Nho gia và Pháp gia, ông phát triển thuyết chính danh "quân quân, thần thần, phụ phụ , tử tử" (vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con) của Khổng Tử, lại hấp thu tư tưởng Tam cương "thần sự quân, tử sự phụ, thế sự phu, tam giả thuận tắc thiên hạ trị, tam giả nghịch tắc thiên hạ loạn" (tôi thờ vua, con thờ cha, vợ thờ chồng, ba điều đó thuận thì thiên hạ an trị, ba điều ấy ngược thì thiên hạ đại loạn) của Hàn Phi Tử, ông dung hợp học thuyết của Hoàng Lão (Hoàng đế và Lão tử), học thuyết của Pháp gia với học thuyết của Nho gia, đưa ra đề nghị hợp dụng Pháp và Hình, dùng Đức hoá làm chủ, dùng Hình Danh Pháp trị làm phương kế phụ trợ thống trị. Ông còn hấp thu cả tư tưởng Mặc gia, dung hợp tư tưởng trong các thiên "Thiên chí", "Minh quỷ", "Tiết kiệm", "Kiêm ái" (trong sách Mặc tử) vào tư tưởng cuả mình. Đổng Trọng Thư chọn lọc tuyển chọn mọi tư tưởng rộng rãi của các học phái, chỉnh hợp tu sửa thêm, kết thúc tình trạng "trăm nhà đua tiếng" đầu đời Hán và phản ánh yêu cầu lịch sử cần một hệ thống tư tưởng có tính tổng hợp. Hệ thống tư tưởng của ông, lấy Nho học làm cương lĩnh, thu tập thêm học thuyết các nhà trở thành một hệ tổng kết lớn về tư tưởng học thuật từ Chiến Quốc đến đầu đời Hán. Nhờ vậy, hệ thống tư tưởng của ông được phát dương rộng lớn đối với văn hoá Trung Quốc.

_ Tư tưởng của ông biến thành nguyên lí chính trị cơ sở của chế độ phong kiến, nó còn cống hiến cho tư tưởng văn hoá một tiêu chuẩn để đo lường. Từ Tần Thủy Hoàng, Lý Tư đến Hán Võ đế, văn hoá truyền thống bước qua khúc quanh, trước đây triều Tần dùng văn hoá ngu dân, dùng chính sách

bạo tàn trị dân, sau này triều Hán dùng lễ pháp thống trị nhân dân. Đổng Trọng Thư đưa ra đề nghị

Một phần của tài liệu 100 NHÂN VẬT NỔI TIẾNG NHẤT VĂN HÓA TRUNG QUỐC PPSX (Trang 25 -27 )

×