NGUYỄN TỊCH

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 43 - 45)

(Sinh năm 210 - mất năm 263)

_ Nói tới văn hoá thời kỳ Ngụy Tấn, chúng ta tự nhiên không thể quên "Trúc lâm thất hiền" (bảy người hiền rừng trúc) mà Nguyễn Tịch chính là đại biểu kiệt xuất cho "Ngụy Tấn phong độ" và là nhân vật đứng đầu "Trúc lâm thất hiền".

_ Nguyễn Tịch có tướng mạo kỳ đặc, tâm chí cao viễn rộng rãi, tính cách phóng túng, không bị trói buộc bởi lễ giáo. Mặc khác, ông có sức tự chế mình rất mnạh, bất kể trong bụng buồn hay vui, ông không để lộ mảy may ra bên ngoài nét mặt. Ông ham thích rượu, giỏi chơi đàn. Lúc tâm thần ông siêu dật, ông có thể mơ màng quên cả sự tồn tại của bản thân. Một người tưóng mạo kỳ dị, tính tình cổ quái như vậy với tư tưởng cuồng phóng, nếp sống phóng túng bừa bãi mà vẫn lưu lại được dấu tích sâu sắc trong văn hoá sử Trung Quốc. Tính cách của con người lý tưởng, ý nghĩa về vấn đề giá trị của kiếp người là nhũng chủ đề mà huyền học đời Ngụy Tấn muốn giải đáp. Tuy về tư biện trừu tượng của Nguyễn Tịch chưa bằng được Hà Án, Vương Bật, nhưng có thể nói với Nguyễn Tịch, hàm nghĩa của vấn đề ấy mới được phát triển tới mức độ cao nhất. Trong tình hình đa số kẻ sĩ lấy hiện thực ra làm cách sống thì Nguyễn Tịch và Đào Uyên Minh là hai đại diện có quan niệm đối lập hẳn, họ lấy sự tiêu sái phóng túng làm quan niệm nhân sinh của mình.

_ Thế nhưng, Nguyễn Tịch và Đào Uyên Minh vẫn có chỗ khác nhau. Tư tưởng và hành vi của Nguyễn Tịch thể hinệ cao rộng trong bối cảnh phong cách huyền học đời Ngụy Tấn, tư tưởng siêu thoát của ông bao hàm một loại đau khổ vì không thể giải thoát được kiếp người. Ông là loại người ngạo nghễ với vũ trụ có khí phách kiêu kỳ vượt khỏi thế tục, nhưng cuối cùng vẫn không thoát khỏi được ưu phiền thế tục, vì vậy ông buồn giận vô cớ, khảng khái ống phóng túng theo mình. Nguyễn Tịch muốn giải thoát khỏi sự đau khổ cuả tâm linh, muốn đi tìm giải thoát nên sống cuồng ngạo không bó buộc, dùng hành động như tự hủy hoại mình để bảo vệ cái "tự ngã", để biểu hiện "tự ngã", và để thực hiện "tự ngã".

_ Hãy nói trước đến tính thích rượu của ông. Các danh sĩ đời Ngụy Tấn phần lớn đều thích uống rựơu, coi rượu là một thứ có thể "tạm bảo toàn tính mệnh tnog thời loạn" mà Nguyễn Tịch là người đại biểu trong số ấy. Phần lớn các danh sĩ đời Ngụy Tấn đề gặp tai họa mà Nguyễn Tịch vẫn trường thọ, tác dụng ấy không tách được khỏi rượu. Tư Mã Chiêu muốn lợi dụng tên tuổi của Nguyễn Tịch, định cho con là Tư Mã Viêm cưới con gái ông. Nguyễn Tịch rất ác cảm với gia tộc họ Tư Mã (đnag cầm quyền lớn lúc ấy) nhưng không dám có thái độ từ chối công khai. Ông nảy sinh một kế,

ông uống say tuý lúy suốt hai tháng liền khiến Tư Mã Chiêu không có dịp nói chuyện đành bỏ qua việc cưới hỏi. Chung Hội từng có lần tìm cách hỏi Nguyễn Tịch về những vấn đề liên quan đến thời sự với ý định nắm ngược điểm để vu cáo ông. Nhưng lần nào ông cũng uống say mèm để tránh trả lời câu hỏi có thể mang tai họa đến cho mình.

_ Nguyễn Tịch khinh miệt danh giáo lễ pháp, có lần ông ví những kẻ sĩ giữ lễ như loài rận, ông thường mượn cớ đóng cửa uống rượu phóng túng hình hài. Ông là người đầu tiên trong ván hóa sử Trung Quốc coi thường những lễ nghi gọi là "danh giáo" của thời đại phong kiến. Danh giáo phong kiến đặt nặng "tam cương ngũ thường", Nguyễn Tịch khiêu chiến với quan niệm ấy. Quan niệm của Nguyễn Tịch đoi khi có phần quá đáng như có lần ông đang chơi cờ đến lúc say mê, bỗng có tin báo mẹ ông qua đời, người bạn chơi cờ với ông biết ông có lòng hiếu khuyên ông nên mau về, nhưng ông khiên quyết phải đánh xong ván cờ ấy để phân thắng bại. Đợi chơi cờ xong, uống thêm ba đấu rượu, ông mới khóc lớn thê thảm đến thổ huyết. Chôn mẹ xong, mới có một ngày, ông lại tiếp tục uống rượu, bạn ông là Bùi Hài nghe tin đến khóc điếu tang, thấy ông say sưa nằm lăn dưới đất. Bùi Hài điếu tang, khóc lóc xong ra về mà Nguyễn Tịch vẫn kôhng để ý đến. Có người hỏi Bùi Hải: "Đáng lẽ chủ nhân phải khóc, khách chỉ buồn thương trong lòng là đủ. Ông Nguyễn Tịch ấy mất mẹ mà không khóc thì làm sao ông lại phải khóc thê thảm thế ?" Bùi Hải đáp: "Lời ông sai rồi. Nguyễn Tịch là người giác ngộ trịêt để, đương nhiên không theo thứ lễ pháp thông thường. Còn tôi là phàm phu tục tử nên phải làm theo quy cũ của thường tình". Là chủ tướng của "Trúc lâm thất hiền", Nguyễn Tịch và các đồng đạo bài bác lễ giáo phong kiến tạo ảnh hưởng lớn đến lối sống lúc ấy và sau này. Chính ông là người đi đầu cho những tư tưởng phản đối trugn quân mù quáng trnog những đời sau.

VƯƠNG BẬT

(Sinh năm 226 - mất năm 249)

_ Giai đoạn đế quốc thống nhất tan vỡ cuối đời Đông Hán là giai đoạn có nhiều chuyển biến. Từ đây, văn hoá Nho học độc tôn ở hai triều đại Hán (Tây Hán và Đông Hán) cũng tan vỡ theo. Văn hoá phát triển theo hướng phân hoá, đa nguyên. Trnog giai đonạ có nhiều chuyển biến ấy, dĩ nhiên sinh ra lonạ lạc, các anh hùng tuấn kiệt ra đời, tnong ấy có người trẻ tuổi Vương Bật được mọi người nể phục.

_ Vương Bật, tên tự Phụ Tự, người huyện Kim, Sơn Đông ngày nay, là cháu nhiều đời của danh sĩ đại tộc Vương Xán. Thưở nhỏ, ông đã thông minh khác thường nổi tiếng sớm trong thiên hạ. Khi lãnh tụ triết học tên tuổi thời ấy là Hà Án cử hành đại hội đàm luận triết học, Vương Bật chưa đến tuổi "nhược quan" (tuổi đội mũ, tức là chưa đến tuổi thành nhân) đã tham dự biện luận, Hà Án vốn đã nghe tên Vương Bật trước nên có hỏi ông nhiều vấn đề nan giải, Vương Bật sảng khoái biện bác với Hà Án, sự hùng binệ của ông khiến ai nấy đều kinh ngạc ca tụng không tiếc lời đồng ý lần này là Hà Án thua Vương Bật. Sau này, Hà Án viết xogn bản chú giải sách Lão Tử đem tới gặp Vương Bật. Được đọc bản Lão Tử chú tinh diệu của Vương, Hà Án buồn bã than: "Như người này có thể gọi là người trời vậy". Trong ý thức Hà Án, Vương Bật đã đạt tới tiêu chuẩn tối cao của huyền lý. _ Vương Bật chỉ sống tới 24 tuổi thì bị bệnh mất sớm, nhưng ảnh hưởng của ôgn đối với văn hoá Trugn Quốc vượt xa tuổi đời của ông. Ảnh hưởng văn hoá đầu tiên của ông là đổi mới lý lụân tư duy. Nho học lưỡng Hán có tiêu chuẩn tư duy rất thấp, các sách chú giải Kinh học phồn tạp nhiều khuyết điểm, lụân chứng thần học Thiên nhân tương dữ thô thiển và sự mê tín sấm vĩ phổ biến khắp trong triều ngoài dã. Công lớn của Vương Bật là ông dùng phong cách tư biện đề xuất ra những khái niệm phạm trù "Hữu vô", "Thể dụng", "Bản mạt", "Ngôn ý", "Động tĩnh" mang hàm nghĩa mới trong vấn đề "Trời và Người", triển khai những quan hệ giữa bản thểvà hiện tượng, vận động và ngừng nghỉ, nhận thức và đối tượng, thiên đạo và nhân sự. Từ đó, không những ông nâng cao tư duy lý luận của triết học cổ đại Trung Quốc mà còn hệ thống phạm trù hoá triết học. Quan nimệ "Hữu vô" ở thời cổ đại hết sức phức tạp. chính Vương Bật là người đã coi "Vô" là thể "Vô" có thể sinh ra "Hữu". Từ đó, ông kiến lập bản thể luận trong hệ thống triết học. Những phạm trù triết học do ông đề xuất được sau này các triết học gia luận chứng và chuyên môn hoá nội hàm của nó. Nhờ Vương Bật, triết học truyền thống của Trung Quốc mang một diện mạo tiến bộ mới. Hệ thống triết học bản thể luận do Vương Bật kiến lập là con đường trọng yếu, đó là chủ trương "tổ thuật Lão

Trang lập luận', ông dùng "Lão" chú "Dịch", lại dùng Nho chú "Lão", kết quả làm thay đổi cục diện tư tưởng tạo thành "Nho Đạo kiêm thông" của cái học "Tam huyền". Nho Đạo kết hợp khiến tư tưởng hệ thống truyền thống của Trung Quốc có sức ứng biến đàn hồi rất lớn. Học thuật của ông còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành lập của Lý học đời Tống sau này.

_ Vương Bật dùng "Lão" chú giải "Dịch" , chẳng những có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống tư tưởng Trung Quốc, mà nó còn có địa vị quan trnọg trong truyền thống nghiên cứu Dịch học. Các nhà Nho thời Hán giảng Kinh Dịch thường lẫn lộn với thuật số và nhuốm nhiều màu sắc thần bí. Vương Bật dùng nghĩa lí mới sửa bỏ màu sắc thần bí sấm vĩ ấy, khai sáng ra nghĩa lý học phái trong lịhc sử nghiên cứu Kinh Dịch. Vương Bật cũng là người đặt cơ sở cho huyền học, huyền học hưng khởi ảnh hưởng tới các mặt truyền thống tư tưởng triết học, tư tưởng mỹ học, tư tưởng học thuật, tư tưởng văn học, thậm chí ảnh hưởng tới cả khoa học kỹ thuật.

_ Chính huyền học do Vương Bật khai sáng với phần hình nhi thượng nhận thức luận và chủ nghĩa duy tâm ngụy biện của ông đã đem huyền học đến gần với tông giáo. Sau Vương Bật, qua sự gia công của Hướng Tú, Quách Tượng, lại trải qua nỗ lực của Đạo An, Chi Độn, Tăng Khải, cuối cùng Huyền Trang đã đưa huyền học kết hợp với Bát Nhã Không tông hình thành triết học Phật giáo Trung Quốc hoá.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w