NGỤY TRƯNG

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 50 - 51)

(Sinh năm 580 - mất năm 643)

_ Nếu nói Đường Thái Tông là hoàng đế nổi tiếng nhất Trung Quốc cổ đại chịu "nạp gián" (nghe lời can gián) thì một văn thần dám nói thẳng can gián đầu tiên phải kể đến là Ngụy Trưng. Làm một "gián thần" (vị tôi thần có nhiệm vụ can gián vua) trong xã hội phong kiến, Ngụy Trưng là đại biểu cho loại chính trị gia chính trực. Ông tiêu biểu cho nhân cách tinh thần Nho gia lý tưởng và nền văn hoá ưu tú của dân tộc.

_ Ngụy Trưng phò tá Đường Thái Tông nổi tiếng là người thẳng thắn can gián, được sử sách khen là "Trưng có tài trị quốc, tính tình cương trực, không gì khuất phục được". Thưở nhỏ, Ngụy Trưng có chí lớn, chuyên cần học tập, tinh thông lí luận và phương pháp trị quốc của nhà Nho. Ông từng hai lần theo khởi nghĩa nông dân, lần đầu theo Lý Mật một năm, lần sau theo Đậu Kiến Đức hơn năm rưỡi, nhiều lần đến vùng Sơn Đông giải quyết các vấn đề nan giải. Trải qua nhiều gian nan như vậy, trong các đại thần đầu đời Đường là ít có. Sự từng trải và kinh nghiệm phong phú, chẳng nhũng tạo thành tính cách cương trực đặc thù mà còn khiến ông thành người giỏi phân tích các loịa vấn đề phức tạp đầu đời Đường. Phải nói rằng về phương diện tài hạnh, ông có đầy đủ điều kiện để làm "gián thần".

_ Ngụy Trưng biết rất rõ tiền đề để can gián có hiệu là phải làm cho hoàng đế chịu nghe thoe ý kiến của mình. Vì vậy, khi Đường Thái Tông mới lên ngôi, ông đã đề xuất vấn đề "sao xứng đnág gọi là minh quân hay hôn quân". Ngụy Trưng xác định "chịu nghe can gián là minh quân, không nghe can gián là hôn quân". Những lời can gián của Ngụy Trưng đều có đặc điểm là nói thẳng không che giấu. Đường Thái Tông tận tâm vàp việc trị an dân nen thường chiêu kiếnNgụy Trưng nghe ông giảng điều được điều mất trong việc trị nước. Ngụy Trưng nói tất cả nhũng gì mình biết đồng thời yêu cầu hoàng đế không nên tán thành trước mặt ông mà sau lưng lại không tuân thủ. Có nhiều lúc

Ngụy Trưng nói thẳng quá làm Đường Thái Tông giận dữ, nhưng thần sắc Ngụy Trưng khôgn hề thay đổi và cũng hkôgn vì thế mà không khuyên can. Ngụy Trưng phò tá Đường Thái Tông 17 năm, trong 17 năm ấy, theo sử sách ghi lại, tổng cộng có hơn 200 việc ông dâng tấu sớ lên can gián vua, trogn đó bao gồm đủ mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, quan hệ đối ngoại và cả những việc riêng của hoàng đế nữa. Những điều can gián của Ngụy Trưng có tác dụng tíhc cực giúp hình thành và củng cố "Trinh Quán chi trị" (sự an trị đời Tring Quán, tức niên hiệu của Thái Tông). Ngụy Trưng được Đường Thái Tông đánh giá cao, đế từng tuyên bố: "Sau đời Trinh Quán, chỉ có một mình Ngụy Trưng là đáng gọi là tận tâm với ta, dâng lời trung trinh, an quốc lợi người làm thành công nghiệp hôm nay của ta". Khi Ngụy Trưng qua đời, Thái tông đau khổ hơn ai hết, vua bảo: "Dùng đồng làm gương soi, có thể chỉnh đốn lại áo quần, dùng gnười làm gương soi, có thể hiểu được sự được sự mất; Nguỵ Trưng chết đi, ta như mất một tấm gương soi vậy". Câu phê bình ấy của Đường Thái tông có thể nói khá chính xác và công bình.

_ "Nói về thánh nhân đời trước chỉ có một người duy nhất mà thôi". Ngụy Trưng quang minh lỗi lạc, có can đảm can ngăn vua giữ đầy đủ tinh thần nhân cáhc của Nho gia lý tưởng, ông luôn luôn ung dung bình tĩnh, dùng trí tuệ can gián, trí tuệ của ông bao hàm cả trí tụê văn hoá của dân tộc. Sau đời Đường, các triều đại nối tiếp đều coi NGụy Trưng như điển phạm mẫu mực cho một "gián thần" ("thánh thần" hay "gián thần đều chỉ bề tôi giữ nhimệ vụ can gián hoàng đế ở trong triều). Các chính trị gia và lý luận tư tưởng gia đều coi tư tưởng, hành vi của Ngụy Trưng là một thứ "vi thần chi đạo" (đạo làm tôi thần) và luôn luôn được họ biểu dương. "Theo đạo chứ không theo vua" đó là lý chính trị của Nho gia đã được Ngụy Trưng thực hiện và thông qua ông, lý tưởng ấy ảnh hưởng sâu đậm tới hành vi và nhân cách của các sĩ đại phu đời sau.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w