(Sinh năm 712 mất năm 770)

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 61 - 62)

_ Cuối đông nam Đại Lịch thứ ba triều Đường Đại tông (năm 768), một ông lão bệnh hoạn, tơi tả, đau khổ lưu lạc một mình lên lầu Nhạc Dương, đứng tựa lan can nhìn ra xa xa, Động Đình hồ tám trăm dặm khói sương mờ mịt. Cảnh tuợng hoành tráng bao la vô bờ khiến ông lão xúc động muôn nỗi cảm hoài rơi lệ. Một bài thơ được ngàn đời truyền tụng ra đời như thế. Đó là một lão thi nhân vĩ đại có hoài bão tế thế, nhưng thân chịu đói rét lao đao. Ở vào cuối buổi đời, vì xúc cảm trời đất vô cùng mà đời người có hạn nên nhà thơ chân thành thương cảm cho nước nhà nguy nan và nhân dân thống khổ. Tác giả là thi nhân bất hủ Đỗ Phủ của văn hoá sử Trung Quốc.

_ Đỗ Phủ sống trải ba triều đại Huyền tông, Túc tông và Đại tông, từ vương triều Đường hưng thịnh cho đến suy lạc. Thời thanh niên của Đỗ Phủ đúng vào thời kì triều Đường hưng thịnh, ông đầy sung mãn bồng bột khát vọng kiến công lập nghiệp lưu danh hậu thế. Thế nhưng, bao nhiêu lý tưởng thời thanh thiếu niên của ông chẳng bao lâu bị hiện thực tàn nhẫn phá vỡ. Năm Thiên Bảo thứ năm (năm 746), Đỗ Phủ 35t, kết thúc cuộc đời đọc sách và đi du lịch, ông ôm đầy hi vọng đến Trường An. Nhưng bất luận ứng chiếu hay thi cử, dâng thơ tự tiến cử mình đều khiến ông không thoát ly được hoàn cảnh gian nan. Năm Thiên Bảo thứ 14, tháng 10, Đỗ Phủ đã 44t mới được bổ làm huyện úy Hà Tây, ông không chịu nhận chức, không lâu, ông lại được đổi làm tham quân. Nhưng mới tháng 11, loạn An Lộc Sơn đã nổi dậy, Đỗ Phủ vừa mới bước chân vào quan trường đã bị cuốn hút vào cơn loạn ly. Sau khi loạn quân đánh hạ Lạc Dương, ông dẫn gia đình chạy nạn trải qua muôn vàn nguy hiểm. Ông an trí cả nhà ở lại Khương thôn, Lộc Châu rồi một mình đi lên miền bắc với nguyện vọng khôi phục xã tắc và chấn hưng vương triều. Nào ngờ, giữa đường, ông bị bắt làm tù binh áp giải về Trường An. Năm Chí Đức thứ hai (năm 757), Túc tông đến Phụng Tường, Đỗ Phủ vội trốn khỏi Trường An đến hành tại Phụng Tường. Tháng năm năm ấy, Đỗ Phủ được làm chức Tả thập di. Không lâu, ông dâng thư nói thẳng làm Túc tông giận dữ biếm ông ra làm quan ở Hoa châu. Năm Càn Nguyên thứ hai (năm 759), ông từ quan ra đi, đem theo gia quyến về Tần châu hướng tây rồi qua Đồng Cốc, Kiếm Môn đến Thành Đô. Từ đó, ông lưu ngụ tại đất Thục, có lúc an định, có lúc thống khổ, cuối cùng ông lại chịu lưu lạc giang hồ.

_ Loạn An Lộc Sơn và sau đó là xã hội động loạn, không chỉ tạo thành hoạ nạn nặng nề cho dân và nguy cơ cho quốc gia mà còn đẩy Đỗ Phủ rơi vào cuộc sống thấp hèn trong một thời gian dài, Đỗ Phủ cách ly với giai cấp sĩ đại phu của mình mà lưu lạc cùng với nhân dân nghèo khổ, cơ hồ ông đã đi khắp các vùng đất rộng lớn tây bắc, tây nam. Cuộc sống điên đảo luư ly đầy đói khát lo lắng ấy khiến ông dễ dàng thông cảm với thống khổ của nhân dân trong chiến loạn, khiến tình cảm của ông gần gũi với quần chúng nhân dân. Dù cho hiện thực hỗn loạn và quan trường hủ bại đã làm tan vỡ lý tưởng của ông, nhưng ông vẫn giữ lòng trung với triều đình, lo cho an nguy của đất nước, quan tâm tới nỗi thống khổ của nhân dân. Thời đại đã tạo nên bậc thi nhân lớn, Đỗ Phủ trở thành một thi nhân lo cho nước, cho dân. Trong các thi nhân cùng thời đại, không ai phản ảnh được xã hội thay đổi và cuộc sống thống khổ của nhân dân như Đỗ Phủ. Hiện nay, thơ Đỗ Phủ còn lại hơn 1400 bài, hầu hết đều miêu tả hoàn cảnh bị vây khốn bởi thời đại của thi nhân. Ông tả hoàn cảnh của mỗi người, của một gia đình trong thời chiến, ông tả một thôn làng, một quân huyện bị tàn phá tiêu điều. Ông tả máu lệ của nông dân dưới áp bức của tô thuế binh dịch, ông tả sự phung phí dâm lạc của bọn giàu có. Ông tả chính cục, tả chiến tranh, thậm chí tả vài chiến dịch quan trọng. Đỗ Phủ như một người làm chứng cho lịhc sử, cảm xúc vì thời đại mà "đàn bà khóc than khổ", còn "trung đường múa thần tiên", "chu môn rượu thịt để thối" trong khi "trẻ con đói đến chết", hay cảnh ly hợp bi thương "chiều kết hôn sáng sớm ly biệt". Hãy xem cảnh chiến truờng "bốn vạn nghĩa quân chết cùng ngày", người nào cũng có quê hương đã "quê nhà đã tan hết", người nào cũng bị "anh em đều phân tán, không nhà chết quay về". Ông viết những bài "Bi Trần Đào", "Ai Giang Đầu", "Khương

thôn", "Bắc chinh", "Tẩy binh mã", hay "Tam lại", "Tam biệt" là những bài thơ đầy tinh thần yêu nước và tính nhân dân, đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực. Có nhà nghiên cứu chỉ ra Đỗ Phủ "cung cấp cho ta một bộ sử sống, một bộ lịhc sử đã làm sống dậy từng chi tiết sinh hoạt xã hội một thời kỳ". Đó là điều khó có sách vở nào làm được. Từ Vãn Đường trở đi, thơ Đỗ Phủ được gọi là "Thi sử" và bản thân ông được xưng tụng là "Thi thánh", rõ ràng không phải là ngẫu nhiên.

_ Điều đáng quý nhất ở Đỗ Phủ là dù suốt đời bị đày đoạ sống cuộc sống gian khổ khó khăn, nhưng ông không hề giảm sút nhiệt tình. Thơ ông vẫn nồng nàn những xúc cảm chân thật. Vì vậy, Lương Khải Siêu không gọi ông là "Thi thánh" mà gọi là "Tình thánh". Trong bài Tình thánh Đỗ Phủ, họ Lương viết: "Trong các danh nhân thánh thủ nổi tiếng về tình cảm của văn học giới Trung Quốc, không ai hơn được ông Đỗ Phủ, do vậy tôi gọi ông là Tình thánh".

_ Xét về nghệ thụât thi ca, Đỗ Phủ tập đại thành thi ca truớc đời Đường để sau đó mở đầu cho nhiều thi phái khác, ảnh hưởng cuảt ông sâu xa khó có truờng hợp thứ hai trên thi sử Trung Quốc. Trên phương tiện hình thức nghệ thuật, ông là tác gia tập đại thành, ngoài những thể thơ bốn chữ quá xưa trong Kinh Thi và thể thơ Ly Tao (của Phước Nguyên ) ông không làm ra, không có thể thơ nào ông không hoàn bị, không có thể thơ nào ông không công phu, từ ngũ ngôn cổ, thất ngôn cổ, ngũ ngôn luật, thất ngôn lục cho đến thể "bài luật" hết sức bó buộc câu thúc, ông đều sáng tác một cách nhẹ nhàng trác việt. Nội dung rộng lớn, tư tưởng thâm trầm cũa ông chính là thông qua những hình thức nhiều màu sắc ấy mà biểu đạt, Nguyên Chẩn khen tặng ông: "gồm thâu được hết các thế cổ kim, kiêm hết được mọi sở trường của người khác" chính là muốn nói tới đặc điểm hấp thu được mọi sở trường của ông.

_ Từ đời Trung Đường trở đi, rất nhiều thi nhân, mỗi người rút tỉa một phần nhỏ tinh hoa của Đỗ thị mà trở thành danh gia. Trong bài tựa Đọc thơ Đỗ công bộ, Tôn Cẩn viết: " Thơ của ông toả chi nhánh thành sáu nhà: Mạnh Giao được thụ hưởng khí chất hùng kiệt của ông, Trương Tịch được thụ hưởng sự giản lệ của ông, Diêu Hợp được thụ hưởng sự thanh nhã của ông, Giả Đạo được thụ hưởng sự kỳ đặc của ông, Đỗ Mục, Tiết Năng được thụ hưởng tính hào hùng của ông. Lục Qui Mông được thụ hưởng sự uyên bác của ông. " Kỳ thực, Tôn Cẩn kể chưa toàn diện, thí dụ cần phải kể thêm Hàn Dũ đã từ thơ Đỗ Phủ rút ra được vẻ trầm hùng khoáng đại; Bạch Cư Dị từ thơ Đỗ Phủ học được nghệ thụât tả sự thống khổ của nhân dân; Lý Thương Ẩn từ thơ Đỗ Phủ học được tính trầm uất. Dó là chưa nói đến các thi phái đời Tống, đời Minh đều coi Đỗ Phủ là mẫu mực học tập. Tên tuổi của Đỗ Phủ, trên phương diện văn hoá, không chỉ bất hủ ngàn đời, mà còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Từ cuối thế kỷ 15, Triều Tiên đã cho phiên dịch bộ "Đỗ Thi ngạn giải", nhiều nước trên thế giới cũung đã phiên dịch xuất bản thơ Đỗ Phủ, số người tham gia phiên dịch vượt quá hơn ngàn người. Năm 1962, Đỗ Phủ được liệt vào danh nhân văn hoá thế giới, ảnh hưởng của ông đã phổ biến trong toàn cầu, Địa vị của Lý Bạch và Đỗ Phủ trong văn học sử và văn hoá sử Trung Quốc được coi như hai ngôi sao sáng trên bầu trời.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w