(Sinh năm 145 (?) - mất năm 89 (?) trước Công nguyên)
_ Một cá nhân có thành tự kinh thiên động địa rung chuyển cổ kim thường thường do hoàn cảnh đặc thù, tôi luyện nên phẩm cách đặc biệt của người ấy. Tư Mã Thiên chính là nhân vật lịch sử vĩ đại ở trường hợp thế. Ông thông minh hiếu học, được nền giáo dục ưu tú tôi luyện, lại phải tra hoàn cảnh mà người khác khó chịu đựng được. Cuối cùng, ông trở thành một người cương liệt, lập nên sự nghiệp vĩ đại, ảnh hưởng sâu đậm tới diện mạo văn hoá Trung Quốc.
_ Tư Mã Thiên tên tự là Tử Trường, là người đất Hàn thành, Thiểm Tây ngày nay. Ông sinh ra trong một gia đình nhiều đời có học, cha ông là Tư Mã Đàm là một nhà đại học vấn thời ấy. Từ nhỏ nhận được nền giáo dục gia đình nghiêm khắc, bồi dưỡng phẩm cách ông cần mẫn hiếu học. Mười tuổi, ông đã thông hiểu cổ văn (văn chương trước đời Tần, Hán người lúc đó gọi là cổ văn). Dưới sự hun đút dạy dỗ trong thời gian dài của cha, Tư Mã Thiên càng ngày càng ham thích nghiên cứu lịch sử. Để tạo điều kiện cho con nghiên cứu lịch sử, năm Tư Mã Thiên hai mươi tuổi, cha ông không tiếc tiền bạc chu cấp cho ông xuất du học hỏi khảo sát "thu thập kiến văn đã mất mát trong thiên hạ". Trong thời gian du khảo, Tư Mã Thiên chú trọng tới việc tìm hiểu và khảo sát các di tích lịch sử và thu thập cá di vật lịch sử còn sót lại. Ông leo núi Lư sơn để xem di tích của vua Võ; ông đến kinh đô cũ đất Tề đất Lỗ xem di tích của Khổng Tử; ông đến đất Sở xem thành cũ của Xuân Thân quân; ông qua đất Phong, đất Búi hỏi thăm các bậc cố lão, thăm nhà các danh tướng Tiêu Hà, Tào Tham, Phàn Khoái, Đằng Công,... Tóm lại, lần tráng du này của ông phạm vi bao quát suốt vùng trung tâm Trung Nguyên. Chính nhờ lần du khảo lâu dài này, ông hiểu rất rõ con đường hành quân của quân Sở, Hán và những khuất khúc trong tình hình lịch sử triều Hán mở nước. Ông còn học được nhiều tục ngữ ca dao và phong tục đặc sắc trong dân gian, hiểu biết thêm nhiều cuộc đời anh hùng thảo dã giúp ông sau này viết sử với "bút lực tinh thần như thấu xuyên qua giấy".
_ Theo di mệnh của phụ thân Tư Mã Thiên mong muốn, ông phải có thành tựu sáng tạo trong lĩnh vực lịhc sử học. Năm Tư Mã Thiên 36 tuổi, cha ông theo Hán Võ đế tham dự đại lễ "phong thiện" ở núi Thái sơn, khi về nghỉ chân ở chỗ Lạc Dương (Hà Nam ngày nay), Tư Mã Đàm lâm bệnh nặng, Tư Mã Thiên vừa đi sứ vùng tây nam về nghe tin vội chạy đến vĩnh biệt cha. Cha ông hết sức ân hận dặn dò: "Bốn trăm năm nay, các chư hầu kiêm tích lẫn nhau khiến sử sách mất mát. Nay nhà Đại Hán hưng thịnh, trong ngoài thống nhất, nước có vua sáng tôi hiền, trong triều có trung thần nghĩa sĩ, cha làm Thái sử mà không ghi chép được đầy đủ chuyện cũ nên cảm thấy hết sức lo sợ. Hy vọng con nhớ kỹ nỗi ân hận của cha". Trong lúc Tư Mã Đàm hấp hối, Tư Mã Thiên lập lời thề: "Tiểu tử tuy không thông tuệ nhưng xin nhớ mãi lời dạy của cha, con sẽ chỉnh lý những gì biết cũ để không còn sai sót nhiều". Nỗi ân hận cuối đời của Tư Mã Đàm làm kiên định thêm ý chí kế thừa sự nghiệp cha của Tư Mã Thiên và giúp ông quyết tâm biên soạn lịch sử.
_ Năm Tư Mã Thiên 38 tuổi, ông được Hán Võ đế cho giữ chức Thái sử lệnh, điều ấy khiến cho ông rất hưng phấn. Ông thận trọng chỉnh lý duyệt đọc Bách thất kim quỹ chi thư là sách thu thập hầu hết các di văn đời trước, chuẩn bị cho biên soạn một hệ thống sử quán thông cổ kim, ông bắt đầu bỏ cả ăn ngủ viết bộ Sử ký.
_ Năm Tư Mã Thiên 47 tuổi, tại hoạ giáng xuống đầu ông. Năm ấy, Hán Võ đế sai anh họ là đại tướng Lý Quảng Lợi đem quân đi đánh Hung Nô và sai Lý Lăng theo hậu phương đem lương thực, nhưng Lý Lăng xin ra tiền tuyến đánh giặc để dẫn dụ lạc hướng quân Hung Nô giúp Lý Quảng Lợi dễ dàng chiến thắng. Do vì Lý Lăng quân ít lại tiến vào sâu không đánh lại địch, toàn quân tan vỡ đành phải đầu hàng Hung Nô. Tin Lý Lăng đầu hàng đưa về đến kinh sư, Hán Võ đế nổi giận, bọn a dua xu nịnh đổ tội cho Lý Lăng vè bênh vực Lý Quảng Lợi càng làm Hán Võ đế giận dữ. Tư Mã Thiên chân chính không có cảm tình với tình trạng xu nịnh ấy. Là một tôi thần, Tư Mã Thiên không can hệ gì đến quân sự và ông cũng chẳng phải bạn thân thiết gì của Lý Lăng. Khi Hán Võ đế hỏi tới ý kiến ông, ông cứ như sự thật biểu đạt ý kiến của mình. Ông nói, khi mới xuất quân, Lý Lăng là người chủ động xin đi đánh không màn tới sinh tử, điều đó đủ đáng phục, huống gì trong lúc giao chiến, Lý Lăng chỉ có chưa tới 5.000 quân dám tiến sâu vào đất địch làm Hung Nô rung chuyển, đánh hơn mười ngày giết không biết bao nhiêu kẻ địch, chỉ vì không có viện binh để đến nỗi bại trận. Nay Lý Lăng đã bị địch bắt, là hàng thật hay hàng giả là chưa biết được. Theo thần suy đoán, có thể Lý Lăng trá hàng Hung Nô để đợi cơ hội báo đền ân đức triều Hán. Mà dù tệ hơn, Lý Lăng có thật hàng đi chăng nữa, công ông ta cũng đã hơn thiên hạ. Tấm lòng thành thật của Tư Mã Thiên không phải chỉ bênh vực cho Lý Lăng mà còn là muốn khuyên Võ đế nên công bình. Nhưng lời nói thẳng của ông chẳng những không làm Hán Võ đế bớt giận, trái lại còn chọc giận thêm. Theo ý Hán Võ đế, Tư Mã Thiên bênh vực cho Lý Lăng là có ý chỉ trích Lý Quảng Lợi, anh họ của đế và như vậy là có ý gián tiếp chỉ trích Võ đế. Vì vậy, Hán Võ đế đổ tội danh cho Tư Mã Thiên "phạm thượng" và bắt Tư Mã Thiên vào ngục, định vào tội chết. Theo pháp luật thời ấy, có thể đem 50 vạn tiền ra chuộc tội chết hoặc là chịu tội "hủ hình" (tội thiến) để miễn chết cố sống nhẫn nhục. Tiền thì do bổng lộc của ông có hạn, không có tíhc lũy gì mà bạn bè chung quanh không ai ra tay cứu. Còn
đối với "hủ hình", ông đã tự đấu tranh với mình. Trong quan niệm cổ đại ông giác ngộ ra biện chứng sinh tử: "Người ta chỉ một lần chết, có cái chết nặng như Thái sơn mà cũng có cái chết nhẹ như lông hồng". Ông quyết tâm nhẫn nhục sinh tồn để hoàn thành sự nghiệp mà ông đeo đuổi. Ông cố nén nhẫn nhục bi phẫn để kế tục ý hướng của cha dặn lại trước khi chết. Vào khoảng năm 93 trước Công nguyên, Tư Mã Thiên 53 tuổi, ông viết xong bộ Thái sử công thư (tức Sử ký) vĩ đại ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của văn hoá Trung Quốc.
_ Sử ký ra đời có ý nghĩa đặc biệt trên con đường phát triển của văn hoá Trung Quốc. Trước đời Hán, Trung Quốc cũng đã có sách vở ghi chép lịch sử như các sách: Thượng thư, Xuân thu, Quốc ngữ, Chiến quốc sách, Thế bản,... Những bộ sách này không thuần túy chỉ có ý nghĩa sử học mà là loại lập ngôn mượn sự việc, vừa giản lược vừa tản mạn, lại có nhiều thiếu sót lẫn lộn giữa việc đáng tin và việc không đáng tin. Đến đầu đời Hán, sử học Trung Quốc tiến vào giai đoạn tự giác, khiến sử học trở thành môn học độc lập uyên bác, vì vậy ông được gọi là "tổ sư khai sơn của loại học vấn này". Tư Mã Thiên viết Sử ký, tường thuật lại sự phát triển của dân tộc Trung Quốc từ đầu đến đời Hán, ông dùng nhân vật làm trung tâm, dùng những sự kiện lịch sử quan trọng làm mối, đồng thời ông còn chia ra từng môn loại ghi chép khái quát sự phát triển đủ mọi loại chế độ xã hội từ đời Hoàng đế đến đời Hán Võ đế về đủ mọi phương diện thiên văn, địa lý, pháp luật, kinh tế,... không gì ông không đề cập tới. Vì vậy, bộ này còn là bức tranh toàn diện về lịhc sử xã hội Trung Quốc. Trong phần "kỷ truyện" ghi chép nhân vật là trung tâm, Tư Mã Thiên không chỉ chép về đế vương mà còn chép cả những anh hùng thất bại, không chỉ chép về các nhà quý tộc thế gia, mà còn chép cả về các thủ lãnh bị gọi là "phản loạn", ông chép từ truyện quan liêu cho đến các văn học gia kiệt xuất, triết học gia, khoa học gia, đến cả các địa chủ nổi tiếng, các thương nhân, đến tận cả các giai tầng lưu lãng trong xã hội như du hiệp,... Cơ hồ ông chú ý đến mọi giai tầng trong xã hội với ngòi bút miêu tả sinh động. Nhờ đó, Sử ký trở thành "bộ xã hội sử quy mô đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc". Sự ra đời của nó mở đầu cho công tác viết sử xã hội ở Trung Quốc.
_ Tư Mã Thiên vì xã hội viết sử, thể hiện tư tưởng và hành vi của quốc dân, ông cũng là ông tổ của phương pháp biên soạn lịch sử theo thể loại "Kỷ truyện". Từ đó về sau, sử gia Trung Quốc trong hơn hai ngàn năm đều coi thể "Kỷ truyện" là phương pháp chính tông trong sử học. Cho đến ngày nay, phẩm cách và tác phẩm vĩ đại của Tư Mã Thiên vẫn là đỉnh cao của sử học Trung Quốc.
TÔ VÕ
(Không rõ năm sinh - mất năm 60 trước Công nguyên)
_ Các tư tưởng gia thiết kế quy phạm đạo đức, xác lập niềm tin chính trị, truyền bá sự giáo hoá, tuy vẫn có thể đánh động tới tâm linh của muôn vạn người, thế nhưng muốn làm cho những tư tưởng, quan niệm ấy thấm sâu vào ý thức con người, chuyển hoá thành thói quen và tư duy và trở thành tiêu chuẩn giá trị phổ biến lại cần phải có những tấm gương kiểu mẫu. Tô Võ là người sống trong tù ngục Hung Nô nhưng vẫn giữ mãi tấm lòng cứng cỏi, thực tiễn hoá quan điểm "Dị Hạ chi biệt" (Man Di và Trung Hoa có khác nhau, người Trung Hoa xưa có quan niệm sai gọi tất cả các đều là "Man Di") của Nho gia trung thành với quan niệm đạo đức, giữ vững lòng thành yêu nước báo đáp ân vua, ông trở thành tấm gương biểu mẫu hơn hai ngàn năm nay của xã hội đại thống nhất. Niềm tin của ông, sức mạnh của ông có sức chiêu cảm lớn với dân tộc Trung Hoa. Hành vi của ông được mọi tầng lớp dân tộc coi là đúng và trở thành một yếu tố tâm lý trong văn hoá dân tộc Trung Quốc. _ So với Trương Khiên, sự nghiệp Tô Võ không vĩ đại bằng. Ảnh hưởng của ông với văn hoá Trung Quốc cũng không sâu đậm bằng bằng Trương Khiên, nhưng trong phần sâu kín nhất, cuộc đời Tô Võ là yếu tố thấm từ từ vào tâm lý văn hoá của người dân Trung Quốc. Nếu như bảo công lao mở đường của Trương Khiên có vẻ đẹp của sự thay đổi đột ngột thuộc dương cương thì hành động Tô Võ chăn dê lại có ảnh hưởng chậm rãi thuộc âm nho trong văn hoá dân tộc Trung Quốc. Trong diễn biến của văn hoá Trung Quốc, khó mà lấy tiêu chuẩn gì phán đoán cống hiến của
Trương Khiên và Tô Võ ai lớn hơn ai. Chỉ có thể nói, công nghiệp của Trương Khiên và Tô Võ đều là những công nghiệp vĩ đại.
_ Tô Võ là người Tây An (Thiểm Tây ngày nay). Cha ông là đại tướng nổi tiếng Tô Kiến thời Hán Võ đế. Vì nguyên nhân ấy, ngay từ thiếu thời, ông được giữ chức "Lang" ở triều đình cùng với hai
anh em khác. Năm 100 trước Công nguyên, Thiền Vu mới của Hung Nô lên ngôi, để mong hoà hảo với triều đình Hán, Thiền Vu mới thả sứ giả Hán bị giam giữ đã lâu về nước. Để cảm tạ Hung Nô, Hán Võ đế sai Tô Võ dân nhóm phó quan Trương Thắng hơn 100 người đem theo khá nhiều tài vật đi sứ Hung Nô. Nhóm Tô Võ hoàn thành nhiệm vụ, đang định quay về triều Hán, bỗng Hung Nô xảy ra nội loạn. Trong nội loạn, hầu vương Hung Nô với Ngô Thường làm phản thất bại phải chịu sự tra hỏi. Ngô Thường xưa có giao du với phó quan Trương Thắng. Tô Võ không biết gì về việc ấy, chỉ vì Trương Thắng làm liên lụy đến cả nhóm phải chịu bị giữ để điều tra. Tô Võ nôn nóng than: "Cứ ngồi đây chờ bị thẩm vấn khác nào làm nhục tới triều Hán, chi bằng chúng ta lấy cái chết ra cứu vãn". Dứt lời, ông rút đao tự sát, nhưng bị bọn Trương Thắng nhanh tay hơn chận lại.
_ Thiền vu bắt giữ cả nhóm Tô Võ, yêu cầu họ đầu hàng phản lại triều Hán. Vừa nghe lời dụ hàng, Tô Võ giận dữ quát: "Kẻ để mất khí tiết, lăng nhục mệnh vua thì dù có sống thêm cũng còn mặt mũi nào nhìn người nữa!" Ông lại đòi tự sát. Thiền vu kính phục khí tiết của Tô Võ, lại càng muốn dụ hàng ông. Đợi vết thương Tô Võ khỏi bớt, Thiền vu sai Vệ Luật (là người Hán đã đầu hàng Hung Nô từ lâu) tới khuyên hàng. Vệ Luật giết Ngô Thường trước uy hiếp Trương Thắng. Trương Thắng ham sống sợ chết nên đầu hàng. Vệ Luật khuyên Tô Võ: "Trước đây, tôi đầu hàng Hung Nô cũng là con đường chỉ quyết định chọn trước khi chết. Nay Thiền vu trọng dụng tôi, phong cho tôi tước vương hưởng muôn ngàn phú quý. Nếu như ông đồng ý đầu hàng, ngày mai lập tức ông cũng phú quý như tôi. Nếu ông cứ giữ vững lòng bất khuất trung thành với triều Hán thì cũng có ai biết cho ? Nếu như ông đầu hàng, tôi với ông sẽ kết làm anh em. Ông không nghe tôi, sau này có hối hận, e rằng cũng đã muộn mất rồi". Tô Võ nổi giận lôi đình, mắng Vệ Luật: "Ngươi là tôi thần nhà Hán mà không kể gì ân nghĩa, bán minh phản vua thành tên giặc hàng bọn Man Di, ngươi còn mặt mũi nào nói chuyện với ta !" Bấy giờ, Vệ Luật mới biết hkông thể nào uy hiếp khuất phục được Tô Võ. Hắn báo cáo sự thật với Thiền vu, Thiền vu lại càng muốn ông đầu hàng.
_ Thiền vu nghĩ ra một kế, khuyên không được thì hành hạ ông hkổ cho biết, hắn bắt Tô Võ xuống ở ngục dưới lòng đất, cấm chỉ mọi ăn uống để hành hạ thân xác ông. Đang là mùa đông, tuyết rơi rất dày, Tô Võ cố nhịn đói khát. Khi khát quá, ông ngậm tuyết cho đỡ khát. Khi đói quá, ông xé tấm da dê ăn cho đỡ đói. Nhiều ngày sau, Thiền vu thấy Tô Võ vẫn không có chút biểu hiện gì lay chuyển, hắn đành tha ông ra rồi thực hành mưu đồ giam lỏng. Thiền vu nói: "Chỉ cần ông đầu hàng Hung Nô, lập tức ông sẽ được phong tước vương". Nhưng Tô Võ thà chết không chấp nhận. Thiền vu hết hy vọng, vì vẫn kính trọng khí tiết của ông, không nỡ giết ông, bèn đày ông tới vùng Nhĩ Hồ xa xôi để giám sát. Thiền vu bảo: "Nếu ông quyết không đầu hàng thì ta sẽ cho ông đi chăn dê, đợi đến khi dê sinh con, ta sẽ cho ông về". Tô Võ đến bên hồ không một bóng người, các đồng bạn trong nhóm đi sứ với ông xin chia tay, chỉ còn lại bên cạnh ông duy nhất một cây gậy "sứ tiết" đại biểu cho triều Hán. Ông cầm gậy chăn dê, vẫn tin tưởng sẽ có ngày mình sẽ cầm gậy này quay về quốc gia. Từ đó, gậy "sứ tiết" không bao giờ rời ông, ngày lại qua ngày, những dây dua trên gậy đã rơi rụng hết.
_ Bên Nhĩ Hồ, Tô Võ chăn dê 19 năm, khi đi sứ ông còn cường tráng, bây giờ đã bạc trắng đầu tóc, mãi cho đến khi Thiền vu tại vị qua đời, triều Hán và Hung Nô lại giao hảo, ông mới được Hán