(Sinh năm 467 - mất năm 499)
_ Văn hoá Trung Quốc là một hệ thống do nhiều dân tộc dung hợp lại với nhau lại mà thành. Trong quá trình vài ngàn năm dung hoà các văn hoá dân tộc ấy, Hiếu văn Đế triều Bắc Ngụy có một địa vị quan trọng. Hiếu Văn Đế Nguyên Hoằng cũng có tên Thác Bạt Hoằng, lên ngôi lúc mới 4 tuổi, nhưng đến năm 23 tuổi mới thực sự nắm quyền. Ngụy Hiếu Văn đế là một đế vương có hùng tâm đại chí. Sau khi nắm giữ chính quyền, ông ban hành "quân điều chế", ban bố "Tam trường chế" thực hành "Ban lộc chế", tiến hành một lotạ cải cách. Đương nhiên, người ta biết điều nhiều và rõ nhất là cuộc vận động Hán hoá dân tộc Tiên Ty (Là dân tộc của ông) gây ảnh hưởng văn hoá sâu sắc.
_ Năm Thái Hoà thứ 14 (năm 493), Hiếu Văn đế lấy danh nghĩa chinh phạt phương nam, dời đô thành từ Đại Đồng, Sơn Tây ngày nay về Lạc Dương trong Trung Nguyên, hành động này không phải chỉ là chuỵên dời đổi kinh đô mà còn có ý nghĩa chuyển đổi văn hoá quan trọng vì Đại Đồng là đất nằm phía Bắc dãy Hồng Sơn lọt vào vùng đất chịu nhhiều ảnh hưởng của văn hoá du mục, còn Lạc Dương ở vào trung tâm xứ Thần châu thời cổ. Dời kihn đô đến đây là để hiển thị Bắc Ngụy là chính quyền xchính thống của Trung Quốc và có lợi cho việc hấp thụ mau lẹ văn hoá Hán tộc. Chính ở cố đô Lạc Dương này, Hiếu Văn đế tiến hành cải cách các lãnh vực kinh tế, kiến trúc thượng tầng văn hoá. Ông hạ lệnh cấm dùng chữ Hồ, ăn mặc theo lối Hồ (Hồ là khái niệm chỉ chung những dân tộc ít người Trung Quốc), buộc nhân dân phải dùng rộng rãi tiếng Hán. Hễ bất cứ quan viên người Tiên Ty nào dưới 30 tuổi mà nói tiếng Tiên Ty trong triều đình đều bị gián chức trừ quan. Họ nguời Tiên Ty phần lớn là họ kép (thí dụ như họ của chính Hiếu Văn Đế: Thác Bạt), Hiếu Văn Đế hạ lệnh đổi họ Tiên Ty thành họ Hán tương ứng. Hai dân tộc Hồ và Hán trước đây bị nhiều hạn chế khi muốn kết hôn với nhau, Hiếu Văn đế tận lực đề xướng sự kết hôn giữa hai tộc Hồ và Hán. Ông liên tiếp nạp các phi tần người Hán vào cung, năm người em của ông cũng phụng chiếu lấy vợ là người Hán. Những quyết định ấy cắt đứt phong tục, lễ chế, ngôn ngữ, phục sức của tộc Tiên Ty và tiến tới Hán hoá toàn bộ.
điều trọng yếu:
- Một: lập miếu thờ Khổng Tử ở kinh sư và tôn Khổng Tử là "Thánh phụ", đây là vương triều phong kiến đầu tiên lập đền tế Khổng Tử ở kinh đô và thụ phong họ Khổng là thánh nhân. Từ đó, lập đền thờ tế Khổng Tử ở kinh đô trở thành tập quán và địa vị Khổng Tử càng được đề cao.
- Hai: hạ lệnh thực hành chế độ giáo dục từ nông thôn. Ai không chịu giáo dục thì phải bẩm báo lên trên quan phủ. Chjế độ giáo dục từ nông thôn mở rộng học hiệu từ trung ương đến địa phương. Đối tượng đi học từ con em các nhà giàu có quan tước đến bình dân bách tính, mang tính giáo dục phổ cập. Hành động này của Hiếu Văn đế thúc dẩy Nho gia được thấm nhuần vào đại chúng, có ý nghĩa quan trọng vừa về văn hoá sử vừa về giáo dục sử.
_ Chính sách Hán hoá của Hiếu Văn đế dùng sức mạnh của quốc gia chính quyền tiến sự dung hợp Hán hoá các thiểu số dân tộc phương Bắc tạo cơ sở cho đời Tùy, Đường củng cố phồn hoa. Chính sách Hán hoá của Hiếu Văn đế đụng phải sự kháng cự của thế lực thủ cựu trong nội bộ Tiên Ty, nhưng lại được tầng lớp Nho sinh sĩ đại phu nhiệt liệt tán tụng. Lịhc sử Trung Quốc từ Bắc Nguỵ trở về sau, hình tượng Hiếu Văn đế được các Nho sĩ dùng làm tượng trưng cho sự hợp tác giữa các dân tộc. Nhờ Hiếu Văn đế, văn hoá tộc Hán của người Trung Quốc thâm nhập và dung hoá sâu đậm vào các dân tộc ít người khác, khiến họ bị biến thành một bộ phận không thể tách rời trong đại gia đình văn hoá Trung Quốc.