VÕ TẮC THIÊN

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 54 - 57)

(Sinh năm 624 - mất năm 705)

_ Vào cuối thế kỷ thứ bảy ở Trung Quốc, đời Đường, có phát sinh một chuyện lớn long trời lỡ đất. Một vị nữ nhân, dùng nhan sắc diễm lệ nắm lấy triều chính, đổi thay triều đại Đường bằng triều đại Chu, công khai bước ra màn hậu cung, đường hoàng bước lên ngôi hoàng đế. Nữ hoàng cầm quyền, sáng tạo một kỳ tích lạ lùng trong lịch sử Trung Quốc. Vị nữ hoàng độc nhất vô nhị đó chính là Võ Tắc Thiên. Là một chính trị gia, hành vi của bà thúc đẩy sự phát triển của văn hoá Trung Hoa, bà trấn định những cao trào sáng tác trong văn hoá đời Đường. Là một nữ hoàng, bà đã làm lung lay hệ thống quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống của Trung Quốc.

_ Lịch sử cuộc đời cuả Võ Tắc Thiên khá rực rỡ. Bà xuất thân trong gia đình hàn vi. Cha bà là Võ Sĩ Hộ, tuy giàu có nhưng chẳng có địa vị gì chỉ nhờ theo Đường Thái Tổ khởi binh lập công nên được làm quan, nhưng điều ấy cũng chẳng giúp gì được cho sự thành đạt của bà sau này. Bag vốn được trời sinh cho nhan sắc diễm lệ. Năm 14t, được Đường Thái tông gọi vào cung làm "tài nhân", ban tên hiệu là Võ Mị. Theo truyền huyết, khi bà từ giã mẹ vào cung, mẹ bà đã khóc than không xiết, còn bà thản nhiên hỏi:

- Gặp thiên tử biết đâu chẳng là phúc ? Việc gì mẹ lại buồn thương ?

_ Tiếc thay, số phận của bà chưa may mắn, chưa kịp được Đường Thái tông sủng ái, vua đã qua đời, bà bị buộc vào chùa Cảm Nghiệp làm ni cô, thế nhưng truớc khi bước vào chùa, Võ Mị đã được thái tử Lý Trị đem lòng yêu mến. Sau khi Đường Cao tông Lý Trị lên ngôi, bà đã được gọi quay về lại cung làm phi tần. Người đàn bà "vốn nhiều mưu trí, làu thông văn sử" này rất giỏi về quyền thuật, chuyên về tâm kế và biết đúng lúc lợi dụng nhan sắc diễm lệ của mình tranh đoạt lấy sự sủng ái trong hậu cung nên từ "Chiêu Nghi" bà bước lên ngôi cao hoàng hậu. Cao tông nhiều bệnh, bà thay quyền nắm triều chính, nghiễm nhiên "làm việc gì cũng ban chỉ dụ". Từ đó, bà cùng Cao tông lâm triều, khiến "đại quyền trong thiên hạ rơi hết vào hậu cung". Thiên tử lâm vào thế khoanh tay, người đuơng thời gọi bà và thiên tử là "nhị thánh". Sau này, Cao tông bệnh nặng, một mình bà giải quyết hết mọi việc trong thiên hạ. Cao tông chết rồi, truớc sau bà lập 2 người con lên ngôi hoàng đế, nhưng rồi bà mau lẹ phế bỏ họ, cuối cùng, bà tiến một bứoc mà xưa nay ngàn đời chưa ai dám làm là lấy thân phận nữ hoàng lâm triuề giải quyết chính sự. Vì đó, bà đặt tên mình là "Minh" (chữ này do bà tự đặt, gồm 2 chữ "Minh" và "Không" chưa hề có trong chữ Hán), gồm ý mặt trăng và mặt trời đứng giữa không trung chiếu gọi bốn phương. Võ Tắc Thiên đầy hùng tâm, từ năm Hiển Khánh thứ 5 (năm 660) dự nghe chính sự, đến năm Thần long nguyên niên (năm 705) là bà đã chiếm ngôi được 51 năm. Thời đại Võ Tắc Thiên, đế quốc Đườngg vẫn tiếp tục phát triển. Võ Tắc Thiên tung hoành 50 năm lập nên khá nhiều công tíhc.

_ Bà khuyến khích nông ttrang, coi trọng sự sinh sản nông nghiệp, bà quy định châu huyện nào khai khẩn nhiều ruộng đất để mọi người dư đủ thì được ban thưởng, trái lại nơi nào hà khắc tham lạm nhân dân lưu tán thì bị trừng phạt. Bà còn cho phát hành chánh sách nông nghiệp. Bà mở mang cương vực lấy lại đất An Tây, đặt đồn điền.

_ Bà tiến một bước nữa, phát triển chế độ thi cử. Năm Thiên Viện đầu tiên (năm 690), bà thân hành ra đối sách hỏi các cống sĩ ở triuề đình, khai sáng điện thí. Năm Trường An thứ hai (năm 702), bà cho mở khoa thi võ đầu tiên. Trong thời gian bà chấp chính, địa vị các tiến sỉ cử nhân được nâng cao. Võ Tắc Thiên hoàn thiện chế độ thi cử có từ đời Tùy, đây là một trong những chế độ tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc thời phong kiến. Trong sự ưu đãi ấy, bà đã chọn được những tể tuớng có tài như Lý Chiêu Đức, Ngụy Nguyên Trung, Đỗ Cảnh Kiện, Địch Nhân Kiệt,... Các danh tuớng sau này phò tá Đường Huyền tông như Diêu Sùng, Tống Cảnh cũng do bà phát hiện ra. _ Xét đại thể, thời đại Võ Tắc Thiên, từ khi nhà Đường khai quốc cho đến truớc loạn An Lộc Sơn hơn 130 năm, phát triển mau lẹ có phần tác dụng quan trọng của bà. Thời bà chấp chính, nhân hộ khẩu, nông nghiệp, thủ công nghiệp liên tục phát triển, đó là những cống hiến không thể xem thường. Từ cơ sở đó, Đường Huyền tông mới an định được cái gọi là "Khai Nguyên thịnh thế" sau này. Chỉ cần như thế, đã đủ chứng minh Võ Tắc Thiên là một phụ nữ kiệt xuất trong văn hoá sử Trung Quốc. Đương nhiên, một người đàn bà chuyên quyền trong xã hội truyền thống thâm căn cố đế của Trung Quốc là điều tối kỵ, dù bà có tài đến đâu rồi cũng bị người đời sau thoá mạ như Lạc Tân Vương, một trong "Đường sơ tứ kiệt" theo Từ Kính Nghiệp khởi binh, đã viết trong bài hịch đánh Võ Minh rằng: "vào nhà là thấy đố kỵ, đàn bà mà không biết nhường nhịn, khoanh tay nghe lời sầm bậy, lấy vẻ đẹp hồ mị ra lừa hoàng đế". Những câu chuyện lưu truyền trong dân gian về tính tình dâm đãng của Võ Tắc Thiên, vẽ bà thành một người cuồng dâm ác độc, phần nhiều là do các văn nhân chính thống chưởi rủa bà trong gần 1500 năm nay chỉ là mặc cảm về sự thua kém của truyền thống trọng nam khinh nữ còn rơi rớt lại của xã hội phong kiến Trung Quốc.

_ Quy kết lại, các văn nhân chính thống đả kích Võ Tắc Thiên chỉ vì bà là phụ nữ. Thế nhưng, cái vĩ đại cuả bà lại chính là ở chỗ này. Sống trong xã hội có truyền thống "nam tôn nữ ti", bà dám hiên ngang bước lên ngôi hoàng đế, công khai khiêu chiến với quan niệm truyền thống ấy. Sự thực đã chứng minh, bà có tầm nhìn xa rộng về chính trị, hoài bão của bà, các hành động của bà, tất cả đều

vượt xa nhiều bậc nam nhân tu mi đương thời. Không những thế, bằng nhiều phương thức, bà từng đề cao địa vị phụ nữ: bà khai sáng hành độgn hoàng hậu có quyền tham dự tế lễ mà xưa nay chỉ có đàn ông chủ trì; bà quy định cho mệnh phụ được tham dự yến hội của triều đình với bá quan; bà công khai đề bạt mấy vị nữ triuề quan và che chở cho những nữ nhân có tài. Bà chứng minh hùng hồ rằng trị thiên hạ, làm nên sự nghiệp vĩ đại không phải là đặc quyền của riêng đàn ông, trí tụê nhân loại vẫn bình đẳng với phụ nữ. Xét về ý nghĩa văn hoá tượng trưng, Võ Tắc Thiên sánh ngang vai các hoàng đế khai sáng đời Đường, đời Tống và không hỗ thẹn là một bậc vĩ nhân.

_ Thế nhưng, về mặt tiêu cực bà cũng có nhiều, thí dụ như bà tàn nhẫn đa nghi, dùng nhiều bọn quan lại tàn ác, giết chóc bừa bãi. Bà còn lạm dụng ban thưởng xây nhiều chùa, tô nhiều tượng Phật, hao phí nhân lực tài lực,...

_ Xét trên góc độ văn hoá, bà là nữ hoàng đế duy nhất trnog lịch sử, bởi vậy hình tuợng của bà có nhiều ý nghĩa: bà là nguời đầu tiên đòi bình đẳng nam nữ, bà là người đầu tiên chứng minh được phụ nữ có khả năng bình đẳng với nam giới. Từ đời Đường về sau, đời nào cũng có văn nhân công khanh chửi rủa bà, điều đó chẳng chứng minh ảnh hưởng bà quá lớn hay sao ?

_ Có phần ý vị là, Võ Tắc Thiên khi xây "Càn Lăng" cho mình đã lập ra một cái "Vô tự bi" (bia không chữ). Trên bia, bà không viết chữ, không biện luận một lời. Chắc bà tin thầm rằng, người Trung Quốc muôn đời sau sẽ hiểu bà, lý giải cho bà và tự nhìn thấy tấm "Vô tự bia" kia hàng hàng huyết lệ chăng ?.

HUỆ NĂNG

(Sinh năm 638 - mất năm 713)

_ Quê tổ Huệ Năng ở Hà Bắc, ba tuổi cha chết, thưở nhỏ ông đã phải lên núi đốn củi bán làm kế sinh nhai, sống nghèo khổ cô độc. Khi 24t, ông lìa cha mẹ, xuất gia ở Kỳ Châu Hoàng Mai (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc), tham bái ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Hoà thượng Huệ Năng thông minh chuyên cần học tập, bài kệ của ông đuợc Hoằng Nhẫn tâm đắc như sau :

“Bồ đề bản vô thọ Minh kính diệc phi đài Phật tính thường canh tĩnh Hà xứ hữu trần ai (Bồ đề vốn không gốc Gương sáng chẳng có chân Tính phật thường sạch bóng Đâu chỗ bám bụi trần)”

_ Hoằng Nhẫn đem chân đế Phật pháp truyền thụ cho Huệ Năng, Hoằng Nhẫn dự đoán truớc, sau khi mình chết, Phật pháp sẽ gặp kiếp nạn, nên ngầm dặn Huệ Năng nên ẩn cư ở vùng Lĩnh Nam, đến khi đúng lúc sẽ xuất sơn kế thừa chí mình hoằng dương Phật pháp. Hụê Năng đến Lĩnh Nam rồi không dám truyền pháp công khai, sống lẫn lộn với bọn buôn bán nông dân 16 năm. Vào khoảng năm Đường Thái Tông Nghi Phụng nguyên niên (năm 676), tức sau khi Hoằng Nhẫn qua đời 2 năm, Huệ Năng đến chùa Pháp Tính ở Quảng Châu nghe Ấn Tông pháp sư giảng kinh Niết Bàn, "lúc ấy gió thổi lá phướn lay động, một tăng nói đó là là phướn động, một tăng cãi lại là do gió động, Huệ Năng bảo rằng: "Chẳng phải lá phướn động, cũng chẳng do gió động, mà do lòng tự động". Ấn Tông nghe câu ấy hoảng sợ, khẳng định Huệ Năng phải là một cao tăng, bèn lấy lễ đệ tử xin Huệ Năng dạy cho chân đế Phật pháp. Hụê Năng khoác cà sa công khai tham gia hoạt động Phật pháp. Năm Nghi Phụng thứ hai, Huệ Năng dời đến chùa Bảo Lâm, Tào Khê, khai giảng Phật pháp, trong vòng hơn 30 năm, tiếng tăm vang xa trong ngoài. Huệ Năng là người an định cơ sở cho Thiền tông Trung Quốc, tư tưởng thiền học và lý luận của ông có ảnh hưởng lớn ở các điểm sau: + Một: Hụê Năng khai sáng ra cảnh giới chớp mắt vĩnh hằng tối cao - đốn ngộ, giảm thiểu rất lớn trong tình tự thành Phật, đây là một cải cách trọng đại trong Phật giáo sử Trung Quốc. Huệ Năng cho rằng ai ai cũng có Phật tính, người thì có thể chia nam bắc nhưng phật tính thì không thể chia nam bắc, Phật tính không có địa khu và dân tộc, ai ai cũng bình đẳng như nhau. Ai ai cũng có phật tính, chỉ vì bị mây mờ vọng niệm che phủ nên phật tính không hiển lộ ra được giống như mặt trăng mặt trời bị mây mờ che phủ. Thế thì, làm thế nào thổi tan mây mù ấy để Phật tính hiển lộ ra ? Huệ Năng cho rẳng chỉ có "vô niệm" là làm được, tức là tâm cảnh không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ngoại

giới nào là đã đạt được cảnh giới tối cao của Phật. Thế cảnh giới tối cao của Phật cần phải tu trì lâu dài mới đạt tới, hay là chỉ cần giác ngộ trong nháy mắt là đạt tới ? Huệ Năng khai sáng ra thuyết "đốn ngộ thành Phật" giải phóng vấn đề ấy. Thuyết đốn ngộ chủ trương không cần tu trì lâu dài, chỉ cần một ngày đột nhiên giác ngộ là đã có thể thành phật. Ông bảo: "những niệm mê trước là phàm tục, những niệm ngộ sau này tức thành Phật". "Một niêm ngu là hết Niết Bàn, một niệm trí là Niết Bàn sinh". Không cần tu trì lâu dài, chỉ cần giác ngộ trong một sát na là được. Sự đốn ngộ thành Phật ấy có cần phương pháp tu hành chuyên môn nào không ? Huệ Năng cho rằng truớc đây, các phật giáo đồ coi ngồi thiền là một pháp bảo quan trọng trên đường tu hành thành phật. Hụê Năng cương quyết phản đối ngồi thiền, ông cho rằng trong lòng không có vọng ý tạp niệm thì hoặc đi hoặc đứng hoặc ngồi hoặc nằm, thậm chí cứ đốn củi gánh nước đều vẫn có thể đạt tới thiền định, tiến nhập cảnh giới phật. Loại phương pháp đơn giản mau chóng thành phật như vậy nên được các giới các giai tầng đạo chúng công nhận. Bất cứ dân đen bách tính hay hoàng thân quốc thích đều có thể học theo. Trải qua sự xiển dương của Huệ Năng và các đệ tử. Thiền tông được các sĩ đại phu đời Đường hoan nghênh. Sau này, các câu "phóng hạ đồ đao, lập địa thành phật" (bỏ đao giết người xuống, lập tức thành phật), "khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngân" (biển khổ mông mênh, quay đầu lại là thấy bờ ngay) đều do ảnh hưởng của tư tưởng đốn ngộ.

+ Hai: dùng tư tưởng phật học của Huệ Năng làm trung gian, sĩ đại phu cùng với Thiền tông tiến một bước làm mạnh phật giáo hơn và Trung Quốc hoá phật giáo. Văn hoá phật giáo vốn là văn hoá ngoại lai (Ấn Độ) cắm rễ vào đất đai màu mở Trung Quốc, tất phải dung hợp với văn hoá truyền thống Trung Quốc. Trước khi Huệ Năng khiến lập Thiền tông, các lưu phái Phật giáo (như Thiền Thai Tông, Duy Thức Tông, Hoa Nghiêm tông...) đều y cứ dựa vào loại hình điển tịch Phật giáo Ấn Độ nào đó sửa đôi chút lại mà thành, vì đó chịu ảnh hưởng lớn của phật giáo Ấn Độ. Huệ Năng độc sáng ra Thiền tông, trong lý luận đã có khác với phật giáo Ấn Độ, thích hợp với khẩu vị sĩ đại phu Trung Quốc rồi sau đó được các sĩ đại phu làm sáng rõ thêm khiến Thiền tông ngày càng được Trung Quốc hoá. Có thể nói, đến đời Tống, Thiền tông đã hoàn toàn được sĩ đại phu hoá. Hai đời Nam Bắc Tống đều có khá nhiều sĩ đại phu học giả tin thờ Thiền tông Tư Mã Quang có thể gọi là một Nho sĩ giữ truyền thống Nho gia rất nghiêm khắc, thế mà ông vẫn có sáu bài Giảng thiên kệ, chỉ ra chỗ tương đồng của Nho học và Thiền học. Thiền tăng cũng hoàn toàn sĩ đại phu hoá, thực tế là tiến một bước trong quá trình Trung Quốc hoá Phật giáo, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của người Trung Quốc.

+ Ba: tư tưởng Thiền tông kinh qua sự sửa đổi của sĩ đại phu Trung Quốc, đã tạo thành ảnh hưởng xã hội văn hoá Trung Quốc hậu bán kỳ và dung hợp trở thành một hệ thống tư tưởng quan trọng là Lý học đời Tống, Minh. Lý Cao là học trò Hàn Dũ, thoạt đầu cực lực phản đối phật giáo, cuối cùng lại quay về với phật, ông lợi dụng lý luận Thiền tông viết ba chương Phục tính thư đem khái niệm "Bản tâm thanh tĩnh" của Thiền tông phối hợp với khái niệm "Tính thiện luận" của Nho gia hợp thành cái gọi là "Tân Nho học".

_ Tóm lại, cống hiến sáng tạo của Huệ Năng cho Phật giáo Trung Quốc là tấm gương sáng cho đến tận ngày nay.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 54 - 57)