QUAN VŨ (Sinh năm 162 mất năm 219)

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 41 - 42)

(Sinh năm 162 - mất năm 219)

_ Trong hệ thống tín ngưỡng của dân gian Trung Quốc, có một vị thần hiển hách trung dũng đại nghĩa mà ai ai cũng biết là Quan đế mặt đỏ râu dài. Nguyên hình của Quan đế chính là chiến tướng Quan Vũ thời Thục Hán. Theo ghi chép của Trần Thọ trong Tam Quốc chí (xin phân biệt bộ Tam Quốc Chí chính sử này với bộ Tam Quốc diễn nghĩa tiểu thuyết của La Quán Trung), Quan Vũ tự là Vân Trường, là người tỉnh Sơn Tây ngày xưa (nay thuộc huyện Giải, Hà Đông). Cuối đời Đông Hán, Quan Vũ lưu lạc đến Hà Bắc (quận Trác), theo Lưu Bị khởi binh tạo sự nghiệp. Năm Kiến An thứ 5 (năm 240), Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại, Quan Vũ bị bắt nhưng được Tào Tháo lấy lễ đãi ngộ bái làm tướng quân. Trong lúc Tào Tháo đối đầu với Viên Thiệu, Quan Vũ từng giúp Tào Tháo chém chết đại tướng Nhan Lương của Viên Thiệu, đuợc Tào Tháo phong làm Thọ Đình hầu. Sau này, Quan Vũ nhận được tin tức đích xác của Lưu Bị, dù Tào Tháo ưu đãi đến đâu, ông cũng xin từ biệt quay về với Lưu Bị. Lưu Bị lấy được Tây Xuyên rồi, bái Quan Vũ làm tiền tướng quân đóng giữ Kinh Châu. Sau Tôn Quyền dùng kế của Lã Mông đánh úp Kinh Châu, Quan Vũ và con là Quan Bình bị hại, Thục hậu chủ truy phong tên thụy cho Quan Vũ là Tráng Mậu hầu.

_ Nói một cách công bình, loại chiến tướng kiêu dũng tương tự như Quan Vũ trong lịch sử Trung Quốc cổ đại nhiều vô số. Huống hồ gì, bản thân Quan Vũ không ít khuyết điểm. Thí dụ như, ông cậy công kiêu ngạo, tự kiêu rất cao, Mã Siêu về với Lưu Bị được liệt vào một trong "ngũ hổ

tướng", Quan Vũ biết tin ấy không bằng lòng, ông viết thư cho Gia Cát Lượng giận dữ chất vất "tài của Mã Siêu có thể so với ai ?" Gia Cát Lượng quá hiểu tính cách của Quan Vũ nên trả lời thư: "Tuy Mã Siêu anh hùng hơn người, nhnưg nhiều lắm chỉ có thể so với Trương Phi, còn so với Quan Vũ "tuyệt luân tuyệt đại" thì không thể bằng được". Quan Vũ nhận được thư ấy "đại duyệt" (vui lắm), đưa thư của Gia Cát Lượng cho các quan khách truyền nhau đọc, tâm tình kiêu ngạo lộ ra cả lời nói nét mặt.

_ Giả như đem so sánh Quan Vũ với Mã Siêu, Quan Vũ còn có điểm hồn nhiên khả ái. Thế nhưng, ông đối đãi với việc cầu hôn của Tôn Quyền thì lại kiêu ngạo quá đáng và chứng tỏ chẳng có chút suy nghĩ chính trị nào. Theo sử chép, khi Tôn Quyền sai sứ đến cầu hôn cho con, Quan Vũ mắng lớn:

- Con gái hổ nữ của ta mà phối hợp với loại con loài chó của Tôn Quyền ư ?

_ Ông "hạ nhục sứ giả, khôgn bằng lòng" để đến nỗi Tôn Quyền nổi giận. Vì đó mà sự liên minh giữa Thục Ngô tan rã, cuối cùng Quan Vũ rơi vào thế bại binh ở Lăng thành phải chịu kết cục bi thảm.

_ Thế mà, dân gian Trung Quốc vẫn một lòng thờ kính Quan Vũ, đặt ra nhiều truyền thuyết tô vẽ về ông, Quan Vũ được gia công liên tục trở thành một đại anh hùng trung dũng tín nghĩa. Lòng trung của Quan Vũ là trung với nhà Hán. Ông hàng Hán chứ không hàng Tào, không lưu luyến lộc nhiều quan lớn, treo ấn trả vàng một mình rong đuổi nghìn dặm tìm về với Lưu Bị. Nghĩa của Quan Vũ là ông trung thành với bằng hữu, không quên lời thề vườn đào, cùng chia hoạn nạn, sống chết có nhau. Để báo ân hậu đãi khi trước của Tào Tháo, Quan Vũ không kể gì đến "quân lệnh trạng", lấy nghĩa tha Tào Tháo ở Hoa Dung đạo. Tín của Quan Vũ là do ông làm việc trong sáng như thanh thiên bạch nhật, đối đãi với người thẳng thắn không dùng bụng tiểu nhân. Dũng của Quan Vũ là ở tinh thần "vô úy" đơn đao "phó hội", "cắt xương trị độc", cũng vì ông có dũng lực hơn người - tay cầm Thanh Long đao nặgn 81 cân quá quan trảm tướng. Những hành động ấy khiến cho Quan Vũ cơ hồ có đủ toàn bộ đức hoàn bị như người nhân đức của Nho học yêu cầu. Đến khi có Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa của La Quán Trung, tên tuổi của Quan Vũ càng chấn động xa gần, trở thành một ngẫu tượng cho giai các giai cấp, các giai tầng trong xã hội Trung Quốc tôn sùng.

xã hội nào cũng đều cần truy tìm trong diễn biến lịch sử một loại nhân cách có thể làm điển hình để giúp điều hoà, củng cố lý tưởng sinh hoạt và truyền thống văn hoá và để giáo hoá nếp sống cùng những hành vi sinh hoạt, trung nghĩa vững như núi. Quan Vũ là sản vật của loại tâm thái văn hoá ấy.

_ Từ đời Tống trở về sau, các đế vương lịch đại đời nào cũng sắc phong thêm cho Quan Vũ. Họ coi trọng lòng trung với hoàng thất của Quan Vũ, ông vì hoàng thất sáng lập tinh thần "trung nghĩa". Dưới thời hậu chủ Lưu Thiện, bất quá Quan Vũ chỉ được phong Tráng Mậu hầu, đến đế vương đời Tống, họ phong ông làm "Trung Huệ công" và "Nghĩa dũng võ an vương". Hoàng đế đời Minh đắp tượng Quan Vũ trong cung và gia phong cho ông nào là "Tam giới phục ma đại đế" và "Thần uy viễn chấn thiên tôn Quan thánh đế quân". Địa vị của Quan Vũ từ "hầu", "công", "vương" thăng lên đến "đế". Các đời vua Thanh: Thuận Trị, Khang Hi và Quang Tự ba lần sắc phong cho Quann Vũ, lần sắc phong cuối cùng là "Trung nghĩa thần võ linh hựu nhân dũng uy hiển hộ quốc hựu dân tinh thanh tuy tĩnh hủ tán tuyên đức Quan thánh đại đế", phong hiệu dài đến 26 chữ, còn dài hơn tên hiệu của Từ Hy 7 chữ.

_ Hai tông giáp Đạo và Phật đều để mắt tới Quan Vũ, họ đều dùng nhân cáhc Quan Vũ để quyến dụ tín đồ và lấy dũng võ của ông để trừ ma đuổi quỷ. Do vậy, đạo giáo phong Quan Vũ là "Quan Thánh đế quân" và phát hành các kinh Quan đế giác thế chân kinh, Quan đế minh thánh kinh làm kinh điển khuyến thiện. Ở Trung Quốc, lòng tôn thờ Quan Vũ nồng nhiệt đến độ rất nhiều nghề nghiệp khác nhau thờ ông là tổ sư hoặc thần bảo hộ. Theo một thống kê, có tất cả 22 loại nghề thờ ông như: các nghề cắt may, làm hương đèn, nấu bếp, làm vàng mã, thậm chí cả nghề đồ tể, nghề làm đao cũng coi ông như tổ sư nữa ! TRong ấy, có nhiều nghề khó nói ra được lý do tại sao họ thờ ông ! Tình hình ấychỉ có thể vì "tín ngưỡng Quan đế" đã ăn sâu vào tâm lí tầng lớp tiểu tư sản và tiểu thủ công. Theo sách Sơn Đông dân tục chép thì trong các thôn làng Trung Quốc, miếu thờ Quan đế nhiều không kém miếu thờ thổ địa, cơ hồ mỗi góc phố thành thị, mỗi xóm làng đều có miếu Quan Vũ. Khi được hỏi, bất cứ người dân ở nông thôn nào, họ sùng bái nhất là ai thì gần như họ đáp ngay đó là "Quan lão gia".

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w