DƯƠNG VIÊM (Sinh năm 727 mất năm 781)

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 62 - 66)

(Sinh năm 727 - mất năm 781)

_ Kinh tế là nguồn gốc của văn hoá, đổi mới kinh tế không thể không đổi mới văn hoá. Cuộc đổi mới "Lưỡng thuế pháp" của Dương viêm trong lịch sử Trung Quốc đã thông qua đổi mới kinh tế, tạo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá.

_ Dương Viêm, tên tự là Công Nam, biệt hiệu Tiểu Dương sơn nhân, người ở Phụng Tường, Thiểm Tây. Thưở còn thanh niên, Dương Viêm là người có tướng mạo đường đường và tài hoa xuất chúng, ông viết văn từ rất sớm và đã có chút tên tuổi từ quê nhà đến tận kinh sư. Năm Thiên Bảo thứ tư đời Đường Huyền tông (năm 747), Dương Viêm 20t đượ chọn làm thư ký cho Hà Tây tiết độ sứ Lã Sùng Bôn, từ đó ông bước vào quan truờng. Thời vua Đường Đại tông, tể tuớng Nguyên Đái nắm quyền, thế nghiêng triều dã, Dương Viêm được trọng dụng, truớc tiên lãnh chức lễ bộ thị lang, sau đổi làm Trung thư xá nhân rồi lại chuyển làm Lại bộ thị lang hàm tứ phẩm. Đường quan triều của Dương Viêm hanh thông từng bước lên cao cố nhiên chủ yếu là nhờ được Nguyên Đái trọng dụng, nhưng cũng không thể bỏ qua yếu tố tài năng của ông. Theo sách Cựu Đường thư ghi chép, Dương Viêm "văn chương hùng mạnh mà diễm lệ", khi giữ chức Trung thư xá nhân, ông cùng Thường Cổn hơpj tác khảo chiếu lệnh khéo léo biếu đạt ý chỉ của hoàng đế, văn từ hết sức ưu mỹ

được triều đình khen ngợi, nên có câu ghi: "Từ Khai Nguyên trở đi, người viết chiếu chế hay đẹp được khen nhiều là Thường (Cổn) và Dương (Viêm)". Theo truyền thuyết, khi vua Đức tông Lý Thực còn là thái tử rất hâm mộ bài văn Lý Hài lạc bi (của Dương Viêm) đặc biệt treo bài văn ấy ở vách đông cung để thường thưởng ngoạn. Dương Viêm không chỉ ưu tú về văn chương mà còn rất giỏi về sơn thủy "từng vẽ tùng đá núi non, vượt xa người khác", "trang của ông di động cả tạo hoá, người xem đều khen là thần dị". Trong chốn quan truờng, ông thường lấy lễ đãi kẻ sĩ, thu phục nhân tài, vì vậy ông rất có tiếng tăm trong giới văn sĩ nhân đại phu.

_ Năm Đại Lịch thứ 12 (năm 777) tháng ba, vì quá tham quyền, Nguyên Đái bị giết, Dương Viêm bị ghép vào tội đồng đảng với họ Nguyên và bị biếm đến Đạo châu (nay thuộc Hồ Nam), làm tư mã. Tội bị biếm của ông là vì chính trị thời phong kiến khiến ông bị liên lụy, kỳ thực ông hoàn toàn không có khuyết điểm. Chính vì vậy, sau này ông mới được khôi phục. Tháng năm, năm Đại Lịhc thứ 14 (năm 779), Đại tông qua đời. Đức tông lên nối ngôi. Tháng tám, do được tể tuớng Thôi Hựu Phủ tiến cử và cũng do Đức tông sẵn hâm mộ ông, Dương Viêm đang bị biếm làm tư mã ở Đạo châu, nhảy một bước lên chức tể tuớng. Sử chép: "Viêm có phong nghi, uyên bác văn học sớm nổi tiếng, thiên hạ đều coi ông như một hiền tuớng". Vài tháng sau, vì bệnh hoạn, Thôi Hựu Phủ không thể tham dự chính sự, trao quyền lại cho Dương Viêm "một mình nắm quyền lớn".

_ Dương Viêm làm tể tuớng, đối diện với chính sách trung ương tập quyền đang suy ngược, tài chính nhà nước hỗn loạn, chế độ tô thuế cần phải thay đổi gấp rút. Ông không phụ hi vọng của quần chúng, quyết tâm cải cách để mong "cứu những tệ nạn đương thời".

+ Một: Dương Viêm đầu tiên khôi phục lại quy tắc quản lí tài chính cho trung ương. Từ triều Đường dựng nước, tô thuế thu nhập là do Hộ bộ quản lí, các loại thuế do Thái phủ thu cất vào kho nhưng lại do bộ Hình phụ trách kiểm soát xuất nhập. Trong loạn An Lộc Sơn, các quan tài chính muốn tránh né bổn phận, đem hết tô thuế nạp vào nội khố để thiên tử tuỳ tiện sử dụng. Đó vốn là việc bất đắc dĩ, nhưng tô thuế từ đó trở thành của riêng hoàng đế và do bọn hoạn quan nắm giữ đến độ các đại thần coi tài chíhn chẳng biết trong nội khố có bao nhiêu tài sản. Dương Viêm nắm quyền tể tuớng, khẩn thiết đề nghị với Đức tông: "Tài chính là gốc lớn của quốc gia, là mạng sống của dân chúng, thiên hạ lonạ hay không cũng là do nó". Ông đề nghị đem quyền tài chính trả về cho Bộ Hộ, không để bọn hoạn quan nắm giữ nữa. Ngay cả chi tiêu của hoàng gia cũng phải dự toán truớc, không được chi phí vô độ. Đức tông chấp nhận những đề nghị ấy. Trong một mức độ nhất định, hành vi can đảm thẳng thắn của Dương Viêm đã hạn chế được sự tham dự chính quyền của thế lực hoạn quan, ảnh hưởng cả đến chế độ quản lí tài chính nghiêm minh ở những đời sau.

+ Hai: ông cải cách tô thuế, dùng "lưỡng thuế pháp" thay thế chế độ thu thuế cũ, đây là cống hiến rất lớn của Dương Viêm. Triều đình từ năm Trinh Quán trở về sau, do xã hội kinh tế ngày càng phồn thịnh, hộ khẩu tăng nhiều, đất đai được tự do buôn bán khai thác, nên tư nhân chiếm đất ngày càng nghiêm trọng, chế độ "quân điền" (chia đều ruộng đất) không thi hành được nữa. Niên hiệu Thiên Bảo đời Huyền tông, nội chính hỗn loạn, phiên trấn ngang ngược, loạn An Lộc Sơn nổi lên, số dân biến động, sổ sách mất mát không tài nào có cách thu thuế như cũ được. Năm Thiên Bảo thứ 14 (năm 755), tổng nhân khẩu có gần 5300 vạn người mà số người không đóng thuế nổi lên đến hơn 4470 vạn người, nghĩa là hơn 80% trở lên. Thu nhập ít ỏi, nhưng quân phí lại vô hạn, thêm vào đó thế lực cát cứ địa phương tự thu thuế tự chi tiêu. Tài chính quốc gia thiếu hụt khiến cục diện thêm hỗn loạn. Trong tấu chương của Dương Viêm, ông tổng kết hơn 160 năm kiến lập đời Đường với nhiều biến đổi của chế độ tô thuế, tập trung phản ánh tình huống về hai phương diện: một là thiếu cơ sở điều tiết thuế khoá, đất đai tự do buôn bán đã thay đổi và phân chia sâu thêm hai loại dân giàu nghèo, chế độ thuế khoá hoàn toàn thoát ly thực tế; hai là tài chính quốc gia không bị khống chế, địa phương mạnh ai thu thuế nấy, máu xương nhân dân bị vắt kiệt. Sau lonạ An Lộc Sơn lại sinh bệnh dịch, các địa phương đều động số nhân lực lớn khiến nhân khẩu giảm sút nhiều, đất đai bỏ hoang quá lớn. Thêm nữa, các phiên trấn địa phương tự nắm quyền tài chính, tự lập hệ thống mỗi nơi không thống nhất, tài chính quốc gia hoàn toàn bị khống chế. Người chịu thuế nặng nhất vẫn là nhân dân nghèo khổ, tình trạng hỗn loạn kéo dài 30 năm. Dương Viêm tường thuật lại tình trạng ấy và lập tức xin chỉnh đốn lại tài chính, khắc phục hỗn loạn, bỏ những tệ xấu cũ, thống nhất tài chính để bảo đảm thu nhập cho quốc gia và bảo vệ tầp quyền ở trung ương.

tin tưởng, quyết đinh ban hành. Phép thuế của ông đặt cơ sở tính toán trong hai loại: thuế hộ khẩu vaà thuế đất. Trưng thu cũng ấn định một năm hai lần vào mùa hạ và mùa thu, thuế mùa hạ đến tháng sáu mới xong, thuế mùa thu đến tháng mười một phải xong. Phép "lưỡng thuế pháp" của Dương Viêm có mục đíhc, căn cứ vào thực tế và dễ dàng thực hiện theo pháp chế để thống nhất các hạng mục thuế, giản dị hoá chế độ thuế khoá, xá định từng loại thuế, khống chế sự thu chi của địa phương. Kết quả "tất cả mọi quyền thu nặnghay nhẹ đều phải quy về triều đình", điều đó làm mạnh thêm chính trị trung ương tập quyền, thay đổi hẳn bộ mặt tài chính của quốc gia.

_ Trung Đường là giai đonạ chuyển đổi từ tiền kỳ đến hậu kỳ đời Đường, nó lấy phép "lưỡng thuế pháp" làm pháp luật tiêu chí cho tài chính quốc gia. Từ đây, giai cấp địa chủ thế tục thay thế địa chủ môn phiệt và ngày càng chiếm được địa vị quan trọng. Văn hoá Trung Quốc cũng từ đây tương ứng phát sinh từ "văn hoá điển hình đời Đường" chuyển sang "văn hoá điển hình đời Tống".

LỤC VŨ

(Sinh và mất năm không rõ)

_ "Từ khi Lục Vũ sinh ra, nhân gian mới biết cách tôn trọng trà". Trong nền văn hoá trà đầy hương thơm gió mát, Lục Vũ là nhân vật nổi tiếng nhất, ông là tông sư sáng lập môn nghiên cứu trà học, trứ thuật Trà Kinh của ông vang danh thiên hạ, nó hình thành và truyền bá văn hoá trà, có tác dụng rất quan trọng. Từ đời Đường trở về sau, các hàng quán bán trà khắp đất nước Trung Quốc đều thờ phụng ông, tôn ông là "Trà thần", "Trà thánh", "Trà tiên".

_ Lục Vũ tên tự là Hồng Tiệm, hiệu Cánh Lăng tử, người đất Cánh Lăng, Phục châu (nay là huyện Thiên Môn, Hồ Bắc, ông sống vào trùng diệp đời Đường nhưng không biết rõ năm sinh năm mất cụ thể. Có lẽ đại ước là sống vào khoảng Huyền tông Khai Nguyên thứ 21 đến Đức tông TrinH

Nguyên thứ 20 (từ năm 733 đến năm 804). Thân thế ông trôi nổi khảm kha, thưở nhỏ ông đuợc nuôi trong đền chùa, đọc sách học hành, lớn lên nuôi mộng nghệ sĩ phiêu bạt bốn phương. Vài năm sau, nhờ được sự hâm mộ của Hà Nam thái thú Lý Tề Vật, ông được ban tặng nhiều sách thi thư và được giới thiệu đến làm mạc khách cho Cảnh Lăng tư mã Thôi Quốc Phụ, được Thôi Quốc Phụ chỉ giáo, huấn luyện thêm. Sau nhiều năm khắc khổ công phu, lại được danh sư chỉ điểm, học vấn Lục Vũ nhờ đó tiến bộ nhiều, trở thành người đọc rộng hiểu xa. Văn chương mỹ lệ và giao du rộng rãi với các tài tử nên cũng có chút tiếng tăm đương thời, sách Toàn Đường thi cũng có chép thơ do ông sáng tác.

_ Lục Vũ sống vào đời đại thịnh Đường, đúng vào thời kì nghề trà ở Trung Quốc phát triển mạnh. Đương thời, vùng duới sống Giang Hoài trở về phương nam, cây trà được trồng rộng rãi, lá trà được đề cao, phẩm loại tăng rất nhiều. Dùng trà để uống, từ giang nam truyền lên phương bắc ngày càng thịnh hành. Theo sách Phong thị kiến văn ký của Phong Diễn đời Đường chép thì thời Khai Nguyên (niên hiệu của Huyền tông), núi Thái sơn có tăng nhân truyền đạo Thiền. Học Thiền truớc tiên cần không ngủ ban đêm, vì vậy Thiền tông đều uống trà cho đỡ buồn ngủ, uống trà trở thành một nội dung rất quan trọng trong đời sống học Thiền, sau này dân gian "bắt chước theo thành phong tục". Cuộc sống Thiền tăng là nhàn nhã mà u viễn, họ nấu trà và uống trà mỗi lúc một tân kỳ mới lạ, đi tìm ý thú thanh nhã cao viễn. Đạo Thiền có tập uống trà dẫn đến cách uống trà thô thiển bị bãi bỏ và cách uống trà thanh nhã được đề cao, triều Đường rất trọng Thiền tông, vì vậy cách uống trà gây ảnh hưởng đến các văn nhân sĩ đại phu. Lục Vũ sống từ nhỏ trong chùa lại càng bị ảnh hưởng trong bối cảnh ấy, ông viết cuốn Trà Kinh.

_ Theo sử sách ghi chép, Lục Vũ 22t mới bắt đầu xuất du, trải qua các đất Ba Sơn, Giáp châu lên tới Nghĩa Dương quận miền bắc (nay là suốt dọc vùng Tín Dương, Hà Nam). Năm 24t, ông xuất du lần thứ hai đến hạ lưu sông Trường Giang và các đất lưu vực sông Hoài. Trong vòng vài năm, dấu chân ông ghi lại khắp các vùng Sơn Nam, Hoài Nam, Kiếm Nam và 23 châu nổi tiếng về sản xuất Trà ở Chiết đông, tiến hành nghiên cứu ở thực địa, khảo sát đủ mọi mặt trồng trọt, bảo duỡng, hái lá trà, nghệ thuật sao chế ra sao và thông hiểu các tập quán thích trà, uống trà ở khắp nơi. Ông sưu tập đuợc rất nhiều tư liệu về trà, chuẩn bị đầy đủ cho trứ tác của mình. Lục Vũ có người bạn là thi nhân nổi tiếng Hoàng Phủ Tăng có bài thơ Tống Lục Hồng Tiệm sơn nhân thái trà như sau:

Xuân minh phục tùng sinh Thái trích hoà thám xứ Yên hà tiển độc hành U kỳ sơn tự viễn Dã phạn thạch tuyền thanh Tịch mịch nhiên đăng dạ Tương tư nhất khánh thanh (Núi cao chờ khách lạ Trà xuân non nảy chồi Hái lá và thăm thú Mây mù một mình thôi Chùa núi xa thăm thẳm Cơm vắt nước suối xuôi Tịch mịch đèn khuya thắp Nhớ tiếng chuông xa vời)”

_ Bài thơ như tái hiện cảnh Lục Vũ trèo qua những ngọn núi xa ăn giáo nằm sương thăm cảnh núi trà.

_ Khoảng năm Thương Nguyên đầu tiên (năm 760), Lục Vũ 28t du lịch đến Hồ Châu (nay là Chiết Giang). Hồ Châu cũng là nơi nổi tiếng sản xuất Trà, ở đây có núi Cố Chử có loại tử duẫn trà "nước trong xanh thơm phức, mùi vị làm say người" là cống phẩm dâng hoàng đế. Có thơ khen loại trà này là: "Phụng liễn tầm xuân bán túy hồi. Tiên nga tiến thủy ngự liêm khai. Mẫu đơn hoa tiếu kim điền động. Truyền tấu Ngô Hưng tử duẫn lai" (Xe loan tìm xuân nửa tỉnh về. Tiên nga dâng rượu màn ngựa che. Mẫu đơn cười để thoa vàng động. Tử duẫn trà đem tới tận hè). Mỗi năm, đến thời tiết hái trà, quan quận thủ phải đến hiện trường đôn đốc, kẻ làm sai dịch hái trà và sao chế đạt tới số vạn người. Lục Vũ ở lại quê hương của trà ấy, mắt thấy tai nghe, tíhc lũy nhiều hiểu biết liên quan về trà.

_ Lúc ở Hồ Châu, Lục Vũ kết giao với cao sĩ danh tăng Nhan Chân Khanh, Lý Dã, Mạnh Giao, Trương Chí Hoà, Lưu Trường Khanh, Linh Triệt, Hạo Nhiên. Họ làm thơ xuớng hoạ, thường lai vãng với nhau. Những người ấy đều là cao thủ về phẩm định trà. Đặc bịêt Hạo Nhiên hoà thượng nổi tiếng "thi tăng" rất am hiểu trà đạo, là một nhân vật quan trọng đã hướng dẫn các văn nhân thi sĩ cách thưởng thức trà. Hoà thượng và Lục Vũ có giao tình mật thiết. Hai người thường đến ở Diệu Hỉ tự núi Trữ sơn, cùng nhau uống trà mạn đàm suốt đêm. Không cần nói, nhờ kết giao với các cao thủ về phẩm định trà ấy, kiến thức Lục Vũ càng được mở rộng, càng quan tâm nghiên cứu trà đạo. Không lâu sau, Lục Vũ dời chỗ ở đến Thiều Khê thảo đường, tự xưng hiệu là Tang Ninh ông, để thực hiện chí hướng trứ thư lập ngôn của mình, ông đóng cửa chuyên tâm trứ tác, ông từng làm bài thơ nói rõ ý mình:

“Bất tiểu hoàng kim lũy Bất tiễn bạch ngọc bôi Bất tiển triêu nhập tỉnh Bất tiễn mộ nhập đài Duy tiễn Tây giang thủy

Tằng hương Cảnh Lăng thành hạ lai (Không ưu vàng chồng chất

Không thích ngọc trắng đầy Không màng sáng vào triều Không cần tối lên đài Chỉ muốn nước Tây giang Chảy đến thành Cảnh Lăng)”

sách Trà Kinh là tác phẩm ngưng tụ tâm huyết một đời ông, được người sau tôn sùng nhất, ông còn có một quyển Trà Ký, 2 quyển Cố chữ sơn ký (nội dung phần lớn liên quan đến trà). Tiếc rằng, 2 bộ sách ấy đã thất lạc, chỉ có Trà Kinh là còn lại đến ngày nay.

_ Cần phải nói rõ, Trà Kinh của Lục Vũ không chỉ là bộ sách về trà hoàn bị nhất của Trung Quốc mà còn là sách chuyên môn đầu tiên trên Thế Giới. Chính học giả nước Mỹ là Ulliam đã viết trong cuốn Trà diệp toàn thư rằng: "Học giả Trung Quốc Lục Vũ là người đầu tiên viết sách liên quan đến lá trà". Hơn ngàn năm nay, phong cách uống trà do Lục Vũ đề xướng đã phổ biến toàn cầu, Lục Vũ không chỉ thuộc về Trung Quốc mà còn thuộc về toàn thế giới.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w