TRƯƠNG KHIÊN

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 28 - 29)

(Không rõ năm sinh - mất năm 114 trước Công nguyên)

_ Trong lịch sử nhân loại, thường một loại hiên tượng, một sự kiện bất thường nào đó xảy ra liền dẫn theo một loạt phản ứng dây chuyền tạo thành cục diện đặc biệt, nó có tính nhảy vọt trong tiến trình lịch sử. Sự kiện Trương Khiên phát hiện ra con đường thông qua Tây Vực vào thời Hán Võ đế chính là hiện tượng lịch sử như thế.

_ Trương Khiên là người ở thành Thiểm Tây ngày nay. Liên quan đến tới thiếu thời của ông, lịhc sử không ghi chép rõ ràng. Đầu đời Hán Võ đế, ông giữ chức Lang quan. Thân thể Trương Khiên tráng kiện, cá tính cứng cỏi, trung thực đáng tin lại rộng rãi khoáng đạt giàu suy nghĩ. Có một dịp ngẫu nhiên khiến Trương Khiên đựoc đảm nhiệm sứ mệnh giao thông với Tây vực.

_ Giữa lúc Hán Võ đế dàn trù định kế sách đối phó chiến tranh Hung Nô, từ một lời khai của một tù binh Hung Nô, Võ đế biết được ở vùng Tây vực có một quốc gia tên là nước Đại Nguyệt thị đnag là kẻ thù lớn của Hung Nô. Vua nước Đại Nguyệt thị muốn báo thù Hung Nô nhưng vì nước yếu thế cô. Võ đế rất thích thú khi biết tin này, đế tính toán dự định liên hợp được với Đại Nguyệt thị có nghĩa là đã chặt được một cánh tay của Hung Nô rồi sau đó đánh thẳng vào chính diện của Hung Nô chắc chắn sẽ nắm được phần thắng. Do vậy, đế quyết tâm sai một phái đoàn sứ giả đi sang liên

lạc với nước Đại Nguyệt thị. Nhưng từ triều Hán đến nước Đại Nguyệt thị chẳng những phải vượt qua nhiều đoạn bị Hung Nô chiếm đóng, mà điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn. Điều ấy đối với người Trung Quốc lúc ấy khó mà thực hiện. Hán Võ đế đã chiêu cáo toàn thiên hạ tuyển mộ sứ giả. Trương Khiên là người dũng cảm xin tình nguyện được đi sứ tới Tây vực.

_ Khái niệm "Tây vực" ở thời Hán vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp. Tây vực theo nghĩa rộng bao gồm suốt cả vùng Trung Á, Tây Á và bán đảo Ấn Độ cho đến cả khu vực Đông Âu, Bắc Phi ngày nay. Tây vực theo nghĩa hẹp bao gồm vùng ngày nay là Tân Cương, Thanh Hải và Tây Tạng. Tây vực mà Trương Khiên có ý định đi sứ nằm trong nghĩa rộng. Thời Tây Hán, vùng này có nhiều quốc gia vốn đã kiếm sống bằng nghề du mục, chỉ có vài nước có nền nôgn nghiệp phát đạt. Trước thời Hán Võ đế, Trung Nguyên và các nước Tây vực chưa hề lai vãng qua lại gì với nau, vì vậy Trương Khiên là người mở đầu cho công cuộc giao thông với Tây vực, ông đi sứ hai lần, trải qua gian lao hạng nhất.

_ Lần thứ nhất đi sứ Tây vực, trải qua mười ba năm, đem theo hơn một trăm tùy tùng, cuối cùng trở về chỉ còn một người quay về với ông. Năm Kiến Nguyên thứ hai (năm 139 trước Công nguyên), do một người Hung Nô dẫn đường, phái đoàn sứ giả xuất phát về hướng Tây từ tỉnh Cam Túc ngày nay. Họ đi suốt đêm ngày, dầm mưa dãi nắng, thường thường phải nhịn đói khát. Khi đi qua đất Hung Nô họ bị chận lại. Thiền vu Hung Nô (chức danh cầm đầu các dân tộc ngoài Trung Quốc) nghe nói sứ giả Tây Hán định đi tới nước Đại Nguyệt thị bèn bắt giữ họ. Hung Nô định ép Trương Khiên lấy vợ đẻ con ở Hung Nô để lung lạc giam lỏng ông. Nhưng mọi thứ ấy không thể làm lay động quyết tâm của Trương Khiên. Mười năm sau, sự cảnh giác của Hung Nô hơi lơi lỏng, ông thừa cơ thoát thân tiếp tục đi về hướng Tây. Biết bao gian hiểm dọc đường, cuối cùng ông cũng đến được Đại Nguyệt thị. Khi đi, ông đi bằng con đường phía Bắc, khi về để tránh không gặp Hung Nô, ông chọn con đường phía Nam, nhưng bất ngờ ông vẫn đụng đầu với quân đội Hung Nô, ông lại bị bắt giữ hơn một năm. Sau này, Trương Khiên về đến kinh đô Trường An báo cáo tường tận về các mặt địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc nhiều nước ông đã đi qua như những nước Đại Uyển, Khang Cư, Đại Nguyệt thị, Đại Hạ, Thân Độc,... Tuy mục đích liên kết với Đại Nguyệt thị đánh Hung Nô chưa thực hiện được, nhưng Hán Võ đế nắm vững được tình hình Tây vực là đủ thú vị lắm rồi, đế ban thưởng trọng hậu cho Trương Khiên. Nhờ các báo cáo kỹ lưỡng của Trương Khiên, quân đội Hán có kế hoạch thích ứng đối phó với các nước Tây vực.

_ Cách 20 năm sau khi đi sứ lần đầu, Trương Khiên khiến nghị với Hán Võ đế nên liên kết với nước Ô Tôn để cô lập Hung Nô và súi giục Ô Tôn liên hệ với các nước Tây vực khác dẫn dụ họ thần phục triều Hán. Hán Võ đế chấp nhận kiến nghị ấy. Đế sai 300 tùy tùng viên mang theo rất nhiều vật dụng quý giá, tơ lụa và trâu bò thoe Trương Khiên đi sứ Tây vực một lần nữa. Lần này, nhờ quân Hán nhiều lần đánh dẹp Hung Nô nên đường đi của Trương Khiên dễ dàng hơn, sự giao thông giữa Tây vực và triều Hán về cơ bản đã được khai thông, vả chăng qua kinh nghiệm lần đầu, họ cũng khắc phục được nhiều điều kiện tự nhiên nên lần đi sứ này hết sức thuận lợi. Trương Khiên đến nước Ô Tôn rồi liền phân các phó sứ đi sang các nước Đại Uyển, Khang Cư, đại Nguyệt thị, Đại Hạ An Tức còn riêng ông quay về Hán trước. Hai năm sau, các phó sứ ấy mới dẫn đoàn sứ giả các nước Tây vực về đến triều Hán. Từ đó, Hán và các nước Tây vực chính thức thiết lập quan hệ hữu hảo, càng ngày càng qua lại với nhau nhiều hơn. Ý nghĩa hai lần Trương Khiên đi sứ Tây vực đả thông tuyến đường giao thông từ triều Hán qua Trung Á, Tây Á cho đến các vùng các nước phía tây xa xôi mở đầu cho sự giao lưu văn hoá Đông Tây. Bắt đầu từ đây, nội hàm văn hoá Trung Quốc cực kì phong phú làm tiền đề cho con đường tơ lụa sau này. Công trình của Trương Khiên ảnh hưởng rộng lớn tới mọi mặt đời sống của Trung Quốc thông qua con đường sang phương Tây ấy.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 28 - 29)