(Sinh năm 531 - mất năm nào không rõ)
_ Gia đình là cơ sở cơ bản của xã hội, cũng là nguyên tố trung tâm của văn hoá truyền thống. Thông qua giáo dục gia đình đối với các con cháu thành viên trong nhà tiến hành giáo dục luân lý đạo đức là con đường để để truyền thống văn hoá Trung Quốc không bị sa đoạ, cũng là để văn hoá truyền thống Trung Quốc giữ được tính liên tục. Từ góc độ ấy mà xét về giáo dục gia đình TRung Quốc cổ đại thì Nhan Chi Thôi là nhân vật đặc biệt đáng được luư ý.
_ Nhan Chi Thôi, tên tự là Giới, đất Kiến Nghiệp (còn goịi là Kim Lăng, nay thuộc Nam Kinh, Giang Tô) triều đời Lương. Sách Bắc Tề thư. Văn Uyển truyện y cứ vào tổ quán của ông cho rằng ông là người đất Lang Nha. Nhan Chi Thôi học rộng biết nhiều, tài hoa xuất chúng nhưng lại "thích uống rượu, ưu phóng niệm, không chịu ràng buột" nghĩa là thuộc loại phóng đạt như tính cáhc của một văn nhân. Do vì ông làm quan tới chức Hoàng môn thị lang dưới đời Bắc Tề nên người đời hay gọi ông là Nhan hoàng môn.
_ Nhan Chi Thôi sở trường về tản văn, các mặt văn học, âm vận học và sử học ông đều có thành tựu, nhưng tác phẩm thực sự làm ông nổi tiếng gây ảnh hưởng lớn đến văn hoá Trung Quốc là cuốn Nhan thị gia huấn trứ danh. Gia huấn xét về danh nghĩa, là lời dạy dỗ của bậc cha mẹ đối với người nhà hoặc con cháu. Từ Gia huấn thông dụng như các từ đồng nghĩa "Gia giới", "Gia quy", "Gia phạm",... Các hình thức dùng Gia huấn dạy dỗ con cháu trong nhà rất đa dạng, có gia tộc khắc Gia huấnleen trên một bia tổ tiên, có gia đình khi cử hành tế lễ mới chiêu tập đông đủ người nhà tới đọc Gia huấn. Còn về các văn nhân đem Gia huấn xuất bản ấn loát công khai. Vì vậy, Gia huấn về ý nghĩa giáo dục không cục hạn vào tiểu gia đình hoặc đại gia đình mà còn bước ra ngoài xã hội, có ý nghĩa hướng dẫn và ý nghĩa giáo dục rất rộng.
_ Ở thời Trung Quốc cổ đại, sách Gia huấn xuất hiện sớm nhất là ở thời Tam Quốc như Tam quốc chí phần nhà Ngụy viết: "Nhà Ngụy thời Tam Quốc có Đỗ Thứ viết Gia huấn". NHưng sách ấy đã bị thất lạc. Vì vậy, sách Nhan thị gia huấn của Nhan Chi Thôi trở thành bản Gia huấn sớm nhất, hiện còn và được coi là sách tổ của Cổ Kim gia huấn. Nhan thị gia huấn là một tác phẩm giáo dục gia đình có mức độ lý luận sâu sắc nhất định. Trong các loại sách giáo dục gia đình, sách của Nhan Chi Thôi xiển dương những tư tưởng tiến bộ hơn.
_ Trong lúc tìm hiểu giáo dục gia đình và lý luận về giáo dục không thể né tránh vấn đề tác dụng gia đình. Nhan Chi Thôi luận thuật về giáo dục gia đình và đương nhiên xiển dương loại giáo dục hình thức và giáo dục ý nghĩa đặc thù. Ông dùng con mắt nhà xã hội học chỉ ra người ta thường tin vào người thân cận mìnhhơn là người xa lạ. Trẻ con nghịch ngợm, người trong gia đình khuyên dạy
không bằng người ngoài gia đình khuyên dạy. Con trai ham mê săn bắn đánh lộn lấy đạo Nghiêu Thuấn ra ngăn cấm không bằng để cho vợ con ngăn cấm. Vì vậy, mối quan hệ càng gần gũi thì sự giáo dục càng có hiệu quả.,đó là nguyên nhân làm cho người ta coi trọng giao dục gia đình. TRong lịch sử phát triển giáo dục lí luận TRung Quốc, trước Nhan Chi Thôi chưa có ai phân tích tác dụng đặc thù giữa các thành viên trong ai đình và quan hệ cha mẹ con cái với nhau ra sao. Do đó, có thể thấy tầm nhìn xa rộng của Nhan Chi Thôi và những luận thuật của ông phù hợp với xã hội hiện đại. _ Trên nguyên tắc giáo dục gia đình, Nhan Chi Thôi có kiến giải rất phong phú. Ông chủ trương phải giáo dục con cái từ rất sớm, ngya từ lúc đứa bé chưa ra đời đã phải tiến hành "Thai giáo" (dạy từ lúc còn ở trgon thai), đến khi đứa bé biết vui buồn mừng giận càng phải dạy dỗ kĩ hơn. "Cái gì cho làm mới được làm, cái gì bắt dừng phải dừgn". HOặc ông nhấn mạnh, khi cha mẹ dạy conc ái phải "uy nghiêm nhưng từ ái", hai điều ấy không thể nghiêng về bên nào. TRong gia đình nhiều conc ái, cha mẹ phải coi chúng bằng nhau không thể con yêu con ghét. Cha mẹ là chủ thể cho cho sự giáo dục gia đình, nên lấy thân mình làm gương mới thu được hiệu quả tự nhiên. Hơn hai ngàn năm nay, luận thuật của Nhan Chi Thôi vẫn còn sức sống khiến người đọc tới vẫn cảm thấy trhân thiết.
_ Về nội dunggiáo dục gia đình, Nhan Chi Thôi cho rằng phải khuyến khích việc chuyên cần học tập bằng cách làm gương mẫu nhưng không cho con cái ỷ lại vào cha mẹ, nên vụ vào thực mà không nên đàm luận vu khoát, cần kiệm nhưng không keo kiệt, chú trọng tiết tháo nhưng không để mất nguyên tắc. Việc hôn nhân hai gia đình tương đương với nhau thì được, không nên tham lam phú quý tiền tài dùng con cái như món hàng. Việc ngoài gia đình nên cẩn thận, không nên phê bình người ngoài bừa bãi mà cũng không nên khoe khoang mình.
_ Nhan thị gia huấn có lý lẽ khẩn thiết chu đáo, tự sự khúc chiết sinh động, từ nội dung đến phương pháp viết đều có chỗ độc đáo. Vì nội dung của nó không nhữg chỉ bao hàm tinh thần cơ bản của Nho gia mà còn hàm súc chân lý của đời sống nên nhữg điều sáhc này bàn tới không những vượt qua khỏi phạm vi con cháu nhà họ Nhan mà còn đề cặp đến vấn đề của xã hội., quốc gia nên được các văn nhân đời sau tôn sùng. Nhan thị gia huấn trở thành tài liệu giáo dục chủ yếu của Trung Quốc ccổ đại, nó có địa vị quan trọng bậc nhất trong lịch sử giáo khoa Trung Quốc là vì thế.