TRỊNH HUYỀN

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 38 - 41)

(Sinh năm 127 - mất năm 200)

_ Từ khi Lưu Hâm khai sáng Cổ văn Kinh học phái ở Tây Hán mở đầu cho sự tranh biện giữa hai phái Cổ văn kinh và Kim văn kinh, đến thời Đông Hán trải qua hơn 200 năm lại mới sản sinh ra một người vĩ đại trong nghành nghiên cứu Kim Cổ văn ấy, đó là đại sư Kinh học Trịnh Huyền, người khai sáng ra ngành "Trịnh học".

_ Trịnh Huyền, tên tự Khang Thành, là người Cao Mật, Sơn Đông ngày nay. Suốt đời cô độc không ưu vinh hoa phú quý, cam tâm vui vẻ với nghèo khổ chứng tỏ một nhân cáhc độc lập, hiến thân vì học thuật, chuyên cần với nếp sống trức tác. Khi ông lâm chung, ông tự hoạ chân dung của mình trnog di chúc để lại cho con là Trịnh Ích Tư: "Nhà ta xưa nay nghèo khổ, ta không sống với anh em cha mẹ nên đành làm một viên lại nhỏ đến kinh đô Chu Tần tìm học, đi lại quanh vùng đất Duyện (châu), Cổn (châu) cầu học các vị thôgn đạt, đại Nho". Nhân vậy mà học được nhiều Kinh điển Nho gia và được cả nhnữg sách vở quý hiếm. Quá tuổi 40, ta mới quay về quê nhà phụng dữong cha mẹ, cày cấy ruộng nương sống qua ngày. Gặp thời buổi bọn hoạn quan chuyên quyền, ta bị vu hãm và bị giam giữ 14 năm, sau khi đội ân đựoc tha, ta được đề cử làm hiền lương phương chính, được liệt vào hàng kẻ sĩ có đạo. Đại tướng quân và Tam ti phu hai lần gọi ta ra (làm quan). Các người cùng được gọi cùng thời với ta, có người làm tới chức tể tướng. Nhưng ta không thíhc con đường hoạn lộ, chỉ mong được nghiên cứu Kinh điển, hiệu chính lại các "chú sớ" của bách gia. Hiện nay, tuổi ta đã già, khí đã suy, việc nhà gởi lại cho con, mong con nối chí quân tử chuyên cần vào học vấn như ta".

_ Trịnh Huyền thiết tha vào học tập, không cầu hiển danh thành đạt, trước sau giữ gìn nhân cáhc độc lập. Sau khi được ân xá ra khỏi tù, đại tướng quân Hà Tiến cho gọi ông ra làm quan, ông bị buộc phải tới kinh đô nhưng không chịu nhận chức tước, chỉ ở lại kinh đô đúng một ngày rồi về. Sau đó, lại có tướng quân Viên Ngã dâng thư lên hoàng đế xin ban cho Trịnh Huyền chức thị trung, ông lấy lí do cha mới chết, từ chối không nhận. Có một lần, đại tướng quân Viên Thiệu trấn thủ Ký Châu hâm mộ đức cao của họ Trịnh, mời ông tham gia yến hội. Khách khứa của Viên Thiệu phần lớn là nhnữg người hào kiệt anh tuấn đương thời đầy đủ tài học, họ thấy Trịnh Huyền chỉ là một nhà Nho nện không coi vào đâu. Trong tiệc, họ đua nhau đưa ra những câu hỏi khó khăn định hạ nhục ông, nhưng Trịnh Huyền ung dung trả lời, bày tỏ kiến giải của mình khuất phục tất cả cử toạ. Sau đó, Viên Thiệu đề cử ông làm mậu tài, dâng biểu về triều đình xin cho ông chức trung lang tướng, nhưng Trịnh Huyền vẫn từ chối.

_ Phẩm đức cao thượng của Trịnh Huyền với hành vi đoan trang nghiêm túc, là khuôn mẫu ưu tú trong tầng lớp kẻ sĩ Trung Quốc cổ đại, ông chính là khuôn mẫu khíhc lệ cho các hậu học đời sau không đuổi theo danh lợi, không khuất phục cường quyền, tự mình đào luyện hoàn thiện mình, chuyên cần vào việc học, đặt chí vào trứ tác làm phương thức cống hiến cho sự phát triển của văn hoá và thực hiện giá trị nhân sinh của mình.

_ Trịnh Huyền là người tập đại thành Kinh học gia đời Hán. Ông có thành tựu vĩ đại trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, ông còn có ảnh hưởng lớn đến phát triển của văn hoá Trung Quốc. Đó là kết quả công phu khổ học của ông. Từ thưở còn rất nhỏ, Trịnh Huyền đã say mê học tập, không hề có ý thíhc làm quan. Thời thanh niên, ông có thời gian làm thợ ở quê nhà, nhnưg bất cứ lúc nào rỗi rãnh, ông đến trường học tập. Cha của ôgn rất buồn và thất vọng vì thấy ông không có chí làm quan nhưng Trịnh Huyền quyết không đổi chí, cha ông đành để ông đến nhà Thái học ở kinh thành học tập. Trịnh Huyền được vào nhà Thái học như cá gặp nước, thoả nguyện bình sinh. Ông tận tâm kiệt lực học các Kinh Dịch, Xuân Thu và cả toán học. Học thành, ông lại bái Trương Mộ Tổ ở Đông quận làm thày học Chu Lễ, Lễ ký, Tả thị xuân thu, Hàn thi, Cổ văn thượng thư. Sau khi nghiên cứu qua khắp các Kinh điển Nho gia, ông cho rằng các học giả Sơn Đông không đủ dạy ông nữa, ông đi sang miền tây bái học giả Mã Dung nổi tiếng đương thời làm thầy. Mã Dung là người có học vấn,

tên tuổi lớn. Môn đồ học Mã có hơn bốn trăm người, nhưng chỉ có hơn mười người thụ lãnh được cái học chân truyền của thầy, còn bao nhiêu môn đệ khác chưa hề được gặp mặt thầy. Trịnh Huyền xin vào làm môn đệ của họ Mã, ba năm liền không hề được mặt thầy mà chỉ học dưới sự chỉ dạy của đệ tử đắc ý của Mã Dung mà thôi. Dù vậy, Trịnh Huyền vẫn khắc khổ học tập, đêm ngày rtận tâm không dám bê trễ. Một hôm, Mã Dung triệu tập môn đồ đến luận về "đồ vĩ" (cách sách về thuật toán, theo giải nghĩa của từ điển Tứ hải), họ Mã nghe đồn Trịnh Huyền giỏi về toán thuật mới gọi ông lên lầu. Cuối cùng, ông có cơ hội được gặp mặt thầy, ông bèn đem bao nhiêu vấn đề chất chứa trnog nhiều năm ra hỏi và xin thỉnh giáo sư phụ. Hỏi xong, ông cáo biệt quay về quê nhà. Mã Dung lúc ấy mới biết học vấn uyên bác đã đạt tới cảnh giới cao thâm của Trịnh Huyền. Chíhn họ Mã khen rằng: "Có Trịnh Huyền, học vấn của ta mới được phát dương".

_ Trịnh Huyền đi tìm học ở ngoài quê hương hơn mười năm. Quay về quê nhà, nhà ông nghèo tả tơi. Ông đành sống qua ngày bằng cáhc mướn ruộng cày ở Đông Lai. Do học vấn ông tinh thâm nên có tên tuổi, học trò đến tìm xin học ông đông đến vài trăm người. Đến khi có tai họa "Đảng cố" (tai họa do bọn hoạn quan gây ra), Trịnh Huyền cũng bị bọn honạ quan vu cáo cùng đảng và bị bắt giam. Trịnh Huyền quán thông cả Cổ văn lẫn Kim văn Kinh nhưng ông đứng trên lập trường Cổ văn Kinh để diễn xiển phát Kinh nghĩa được người đương thời tôn sùng gọi là "Thần Nho". Tướng quốc Khổng Dung là hậu dụê của Khổng Tử, cũng là học giả nổi tiếng thời ấy, hết sức tôn trọng ông, tnừg thân hành tìm đến nhà ông.

_ Suốt đời, Trịnh Huyền chuyên tâm vào việc chú giải các Kinh điển, ôgn đã chú giải Chu Dịch, Thượng thư, Kinh Thi, Nghi Lễ, Lễ ký, Luận ngữ, Hiếu kinh, Thượng thư đại truyện, Triều tượng lịch. Ông còn sáng tác các sách Thiên văn sĩ chính luận, Lỗ Lễ đế hợp nghĩa, lục nghệ luận, Mao thi phổ, Bác Hứa Thận ngũ kinh dị nghị,... tất cả có hơn vài trăm vạn chữ. Trịnh huyền thống nhất học thuật Kinh học của hai đời (Tây Hán và Đông Hán), dung hợp chúng, khai sáng một phương pháp mới trong nghiên cứu Kinh học, chấm dứt sự tranh luận dai dẳng của Cổ Kim văn. Cái học của họ Trịnh trở thành một phái Nho học. Kinh học là văn hoá quan phương trong xã hội truyền thống Trung Quốc, có ảnh hưởng trọg yếu trong hệ thống văn hoá Trung Quốc. Trịnh Huyền tập đại thành Kinh học nghiên cứu có ý nghĩa lớn cho sự phát triển của văn hoá Trung Quốc.

TÀO THÁO

(Sinh năm 155 - mất năm 220)

_ Thế loạn, anh hùng xuất hiện, hoàn cảnh gian nan mài dũa thành nhân vật kiệt xuất. Nếu cho rằng hoàn cảnh hoà bình tạo nên những nhân vật kiệt xuất làm điển hình, thì hoàn cảnh động loạn cũng tạo nên những nhân vật kiệt xuất có nhiều sáng tạo. Tào Tháo là nhân vật lịch sử trưởng thành trong xã hội hỗn loạn chiến tranh cuối đời Đông Hán, ông lại giỏi về sáng tạo trở thành nhân vật lịch sử vĩ đại có ảnh hưởng tới phát triển văn hoá Trung Quốc.

_ Tào Tháo, tên tự Mạnh Đức, tiểu danh A Man, là người huyện Hào tỉnh An Huy ngày nay. Tào Tháo xuất thân trong gia đình đại quan khoan hoạn, thưở nhỏ đã sống trong điều kiện sinh hoạt ưu tú. Thưở thiếu thời, Tào Tháo linh hoạt giỏi quyền biến, ông không để ý gì đến những ước thúc của xã hội để mặc cho cá tính phát triển, đời sống cuả ông có phần phóng túng, ông thích săn bắn cỡi ngựa tập võ nghệ. Chú ông lo cho ông khó thành người đứng đắn nhưng cũng không quản thúc nổi ông nên thường tố giác với cha ông là Tào Tung về những hành vi phóng túng của ông, yêu cầu cha ông qảun giáo ông nghiêm khắc hơn. Tào Tháo rất bất mãn chú, bèn tìm cáhc thoát khỏi sự trói buộc của lễ giáo gia đình.

_ Một hôm, Tào Tháo gặp chú ngoài đường, ông cố ý méo mặt ngã xuống đất co giật làm như đang bị bệnh nặng. Chú ông kinh dị, lo lắng hỏi ông bị bệnh gì. Táo Tháo đáp:

- Đột nhiên cháu bị trúng gió độc!

Ông chú đem việc ấy báo cho Tào Tung. Tào Tugn lấy làm kinh ngạc, vội vàng chạy đi tìm cno. Khi gặp thì Tào Tháo vẫn bình thường không hề có dấu hiệu gì. Tào Tung ngạc nhiên hỏi: - Chú con nói con bị trúng gió độc, sao lại khỏi mau thế ?

Tào Tháo cố tình làm như phần uất đáp:

chẳng vẫn khoẻ mạnh đây sao ?

Từ đó về sau, Tào Tung đâm ra nghi ngờ tất cả những lời nói của chú Tào Tháo, nhờ đó Tào Tháo được tự do rong chơi.

_ Từ thưở nhỏ, Tào Tháo đã hình thành cái tính cách lanh lợi quyền biến phóng túng không chịu trói buộc, cộng thêm thời loạn nhào nặn ông thành nhân vật vĩ đại ảnh hưởng quan trọng tới văn hoá Trung Quốc. Ông là một chính trị gia, quân sự gia và văn học gia trứ danh thời Tam Quốc. Tào Tháo dẹp tan các thế lực quân phiệt, thống nhất Bắc Bộ Trung Quốc, chấn hưng đồn điền, sửa sang thủy lợi, bãi bỏ cách tiến cử con em các nhà trâm anh thế phiệt, chỉ đề cử căn cứ vào tài năng, ông còn chỉnh lí bihn thư, giải thích sách Tôn tử, chú trọng tới giáo hoá, coi trọng thơ văn... những việc ấy của ông đều được văn hoá sử ca ngợi.

_ Ảnh hưởng của ông đối với sự phát triển của văn hoá Trung Quốc biểu hiện ở hai phương diện: + Tào Tháo đã đổi mới chế độ chọn nhân tài từ đời Hán từ đó làm thay đổi diện mạo văn hoá từ đời Ngụy Tấn trở về sau, ảnh hưởng sâu sắc đến chế độ quan liêu, chính trị và tâm thái sĩ tử quan hoạn từ đời Tào Ngụy cho đến Tùy, Đường dài vài trăm năm. Trong thời Đông Hán, tập đoàn quan liêu gia đình hào phú bành trướng, muốn chọn quan liêu đều chọn trong giới con em giàu có khiến phong tục đức hạnh xã hội xuống dốc như tập đoàn Viên Thiệu bao trùm phần lớn giai cấp địa chủ giàu có. Tuy Tào Tháo cũng xuất thân trong gia đình quan liêu sĩ hoạn nhưng chưa phải là thế gia vọng tộc. Từ thưở nhỏ hiển hách, Tào Tháo đã tận lực thu nạp các kẻ sĩ hào cường, đồng thời ông còn chú ý đến các địa chủ ở cấp thấp và các hiền sĩ xuất thân thấp kém. Vì vậy, Tào Tháo gan góc cải cách thói quen xấu hình thành từ cúôi đời Hán, ông chọn lựa nhân tài bằng cách "duy tài thi cử" (chỉ đề cử những người có tài). Ông chủ trương "dùng người hiền không câu nệ phẩm hạnh", "dùng kẻ sĩ khôgn kể sở đoản của họ". Nếu là người có tài đức trị nước thì dù là "bất nhân bất hiếu" ông cũng giao cho trọng trách, ông đã phá cục diện gia tộc lớn giàu có lũng đoạn chính trị. Nhờ đó, một số phần tử trí thức ở giai cấp dưới bước được lên vũ đài chính trị quân sự đã có công khai thông như Quách Gia xuất thân đê tiện, Trương Ký bắt đầu chỉ là viên lại nhỏ cấp quận, Vu Cấm, Nhạc Tiến xuất thân từ lính quèn, Trương Liêu, Từ Hoảng lại là tù binh nhưng đều được giao nhận trách nhiệm lập công trở thành những văn thần võ tướng nổi tiếng. Tư tưởng và cách chọn lựa sử dụng nhân tài của Tào Tháo ảnh hưởng sâu xa đến chính trị thơig Thịnh Đường. Các công huân đại thần theo Đường Thái Tông Lý Thái Dân lập nên công nghiệp thường đề cặp đến Tào Tháo và so sánh Lý Thái Dân với Tào Tháo. Từ đời Đường trở về sau, chủ trương "duy tài thi cử" của Tào Tháo trở thành quy định ảnh hưởng lớn trong văn hoá Trung Quốc.

+ Tào Tháo võ lượt văn thao, không chỉ là chính trị gia và quân sự gia xuất sắc, thành tựu lớn của ông nổi tiếng đương thời ảnh hưởng đến cả các thi nhân và văn học gia.

_ Thơ của ông kết hợp giữa tình và cảnh, khảng khái hùng hồn, bi tráng lạnh lẽo, đổi mới hẳn những tệ hoa mỹ trống rỗng của thơ phú đời Hán. Có nhà văn đời Minh gọi thơ ông là loại Sử thi, Tào Tháo chính là người khởi xướng thể thơ ngũ ngôn tạo cơ sở cho cách luật đời Đường và là nguồn gốc của ngũ ngôn luật thi. Văn xuôi (tản văn) của Tào Tháo chữ nghĩa giản dị rõ ràng thành một thể cách riêng biệt. Văn phong của ông chất phác dùng chữ không hoa hoè là khởi nguồn của văn xuôi đời Đường, đời Minh, trở thành truyền thống đẹp đẽ của văn chương cổ điển.

_ Bản thân Tào Tháo yêu thơ văn nên ông cũng đặc biệt có mắt xanh với nhnữg văn nhân học sĩ, chiêu tập họ về với mình. Do Tào Tháo trọng thị văn chương, đề cao văn học nên thời kì Kiến An đã hình thành một đội ngũ văn học lớn mạhn được sử gọi là Kiến An văn học, hình thành tâm lí coi trọgn thơ văn, phát triển nền văn hoá đặc sắc của Trung Quốc. Từ đời Ngụy Tấn Nam Bắc triều cho đến đời Tùy Đường, Tào Tháo vẫn là nhân vật lịch sử rực rỡ được văn nhân học sĩ ngưỡng mộ đến độ Đường Huyền Tông Lý Long Cơ đặt tiểu danh là "A Man" để bắt chước Tào Tháo. Đại thi nhân Đỗ Phủ từng tặng thơ Tào Báo ca ngợi sự quang vinh vì Tào Báo cùng họ với Tào Tháo. Thế rồi, đến đời Nam Tống, do vì văn hoá Trung Quốc phát triển và chuyển hướng, hình tượng Tào Tháo bị thay đổi. Do vì Nam Tống đề xướng lý học, cường điệu ca ngợi các thứ "trung quân thủ tiết" nên rất chú trọng vào địa vị chính thống của các vương triều. Chu Hy thay đổi sự tôn trọng triều Ngụy là chính thống của đời Tùy Đường trở về trước, họ Chu cho rằng: "Thục là đế, Ngụy là giặc" coi Lưu Bị là chính thống, chế Tào Tháo là soán nghịch, từ đó Tào THáo bị coi là gian nịnh. Sau thời Nam Tống, hầu hết tác phẩm văn học tiêm nhiễm quan niệm này, nhất là qua sự gia công nghệ

thuật của La Quán Trung đời Minh trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Tào Tháo trở thành một loại người gian trá, hiểm độc và trở thành hình tượng đáng ghét . Điều đó đã ảnh hưởng đến sự thiếu khách quan trong đánh giá các nhân vật lịhc sử nói chung và nhân vật Tào Tháo nói riêng.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w