LƯƠNG VÕ ĐẾ (Sinh năm 464 mất năm 549)

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 47 - 48)

(Sinh năm 464 - mất năm 549)

_ Hoàng đế khai quốc đời Lưỡng Nam triều tên là Tiêu Diễn, tức Lương Võ đế, ở ngai vàng đến 48 năm. Lương Võ đế có tài nghệ kiêm thông, học thức quảng bác, văn võ toàn năng, trên vũ đài chính trị thời ấy, được sử sách khen ngợi là "văn nghệ hoàn bị, am tường đủ các môn cờ, âm dương, bói toán". Trong thời động loạn ấy, hành vi của Lương Võ đế đã bảo tồn được văn hoá Trung Quốc, thậm chí còn bổ sung phần nội dung nhiều điều mới lạ cho văn hoá Trung Quốc. Trong đời sống văn hoá của Lương Võ đế, chiêu cảm người ta nhất là ông đã nêu cao văn hoá tinh thần sùng bái Phật giáo. Thân phận là hoàng đế chí cao, đủ điều kiện hưởng thụ mọi vinh hoa phú quý trên đời, tùy ý thi hành quyền lực hô phong hoán vũ. Thế nhưng, Lương Võ đế lại đi tìm sự giải thoát xuất thế và hạnh phúc ở bờ bên kia. Vì vậy, ông cương quyết "bỏ hư ngụy về chân lý, bỏ tà quy chánh", đổi đạo sùng bái Phật giáo. Xét tới nguyên nhân, trừ nhiều yếu tố cá nhân, chủ yếu vì thời Đông Tấn Nam triều, tín đồ Đạo giáo đã đổi sang thờ phụng Phật giáo rất đông. Phong khí đó tác động lớn tới văn hoá bản thể khi Phật giáo mới du nhập từ Ấn Độ vào Trung Quốc.

_ Ba lần Lương Võ đế "xả thân" đề xướng Phật giáo, tác động đến phong trào thờ Phật đời Lương và các đời sau. Người Trung Quốc xưa nay vốn nhiềulý tính thực dụng, ít nguời cuồng nhiệt với tôn giáo. Vào khoảng giữa hai đời Hán (Tây và Đông Hán) đạo Phật truyền vào, tín đồ người Trung Quốc theo rất ít, nếu như Hán Tuyên đế Lưu Chí là hoàng đế đầu tiên tin Phật thì Lương Võ đế là hoàng đế đầu tiên có công thực hành tôn giáo ấy. Lương Võ đế tin thờ Phật giáo đến độ si mê. Trước sau, ông ba lần xuất gia vào chùa Đồng Thái và buộc công khnah đại thầnbố thí số tài sản rất lớn mới chuộc được ông về. Lần xuất gia đầu tiên của Lương Võ đế vào năm Đại Thông nguyên niên (năm 527), lần thứ hai là năm Đại Thông thứ ba (năm 547), lần này ông đã 84 tuổi. Lương Võ đế làm việc ấy, chỉ để biểu lộ lòng tin của ông đối với PHật,ông lấy thân mình đề xướng Phật giáo, xiển dương uy thế của Phật giáo, tạo thành phong trào tin Phật trong dân gian. Ngoài ra, ôgn còn hạ chiếu xây chùa, đắp tượng,c ử hành tổ chức trai hội. Ông viết sắc xây dựgn các chùa Đồng Thái, Đại Ái Kinh, Đại Trí Độ, Pháp vương, Khai Thiện,... Ông còn mua hơn 80 khoảng ruộng của các gia tộc quyền thế đất Giang Nam dâng cúng cho chùa Đại Ái Kính. Nhờ đó, mà trong chiều ngoài

nội ùn ùn bắt chước ông, phong trào xây chùa ồn ào một thời. Chỉ tính ở kinh đô Kiến Khang (nay là Nam Kinh) đã có hơn trăm ngôi chùa, chính như thi nhân đời Đường Đỗ Mục viết: "Nam triều bốn trăm tám mươi chùa. Ít nhiều lâu đài phơi gió mưa". Lương Võ đế hạ lệnh cho thinê hạ dùng vàng, bạc, đồng, đá đúc tượng Phật, ông còn thân hành đến chùa Đồng Thái hiến thân thuyết pháp, giảng giải các kinh Đại Bát Nhã Niết Bàn kinh, Ma Na Hát Nhã Ba La mật kinh và Kim tự tam tụê kinh. Chính do vì Luơng Võ đế dẫn đầu mà "thời kỳ ấy thành phong trào xây chùa, thành phong trào ăn chay, thành phong trào giảng kinh, tín ngưỡng Phật giáo phổ biến khắp vùng Giang Nam". Phong khí ấy ảnh hưởng tới hậu thế, các hoàng đế triều Trần bắt chước Lương Võ đế nhiều người nịnh Phật. Phải đến đời Đường, nhờ Hàn Dũ cam đảm bài xích Phật và cũng cho thấy rõ Phật giáo trải qua các vương triều Ngụy Tấn ủng hộ, thịnh hành trong thời kì Tùy Đường là có thật.

_ Lương Võ đế ban bố lệnh cấm ăn thịt, mở đầu cho tập quán tăng ni tộc Hán ăn chay và dần dần nó trở thành truyền thống độc đặc. Phật giáo vốn không chủ trương tuyệt đối ăn chay, tăng sĩ vẫn có thể ăn mặn. Quan trọng nhất là Lương Võ đế còn cho soạn dịch những kinh điển Phật giáo, tuyên dương lí luận thần học, thúc đẩy lí luận Phật học phát triển. Lương Võ đế hết sức coi trọng những bản chú thích phiên dịch kinh điển Phật giáo, ông đã từng cho mời dịch giả nổi tiếng Ấn Độ là Chân Đế đến Trung Quốc để phiên dịch khá nhiều kinh điển liên quan đến đại thừa, trong ấy bản dịch Nhiếp đại thừa luận có ảnh hưỏng đến tư tưởng và sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc. Ngoài ra, Lương Võ đế còn là người uyên bác, bản thân ông cũng trứ thuật nhiều tác phẩm quan trọng như Chế chỉ đại Niết bàn kinh giảng số 101 quyển. Đại phẩm chú giải 50 quyển, Phát Bát Nhã kinh đề luận nghĩa tính hồi đáp 12 quyển. Ông xiển phát tư tưởng Phật giáo khai sáng thuyết "tam giáo đồng nguyên" và "Chân thần Phật tính luận". ông nhận định rằng: Nho giáo vfa Đạo giáo đều cùng nguồn gốc với Phật giáo, Lão Tử, Chu Công, Khổng Tử đều là đệ tử của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Sở dĩ Nho, Đạo thấp hơn Phật vì họ chỉ đi tìm điều thiện ở thế gian, sở dĩ Phật giáo cao hơn Nho, Đạo vì nó có thể khiến người ta trở thành thánh nhân ở ngoài thế gian. Có thể nói, Lương Võ đế dùng quyền lực đế vương của mình tích cực biến Phật giáo ngoại lai thành Phật giáo Trung Quốc, dung hợp nó vào tình hình bản địa. Đó là công lớn với văn hoá Trung Quốc.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w