ĐÀO UYÊN MINH

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 46 - 47)

(Sinh năm 365 - mất năm 427)

_ Do tư tưởng Phật giáo thịnh hành, thời Đông Tấn phong tục xã hội thời Ngụy Tấn đã thay đổi. Xã hội rối loạn dần dần bình yên lại, văn chương của kẻ sĩ cũng bình hoà. Đặc trưng cho loại bình hoà ấy là thơ văn của Đào Uyên Minh được đời xưng tụng là "Điền viên thi nhân".

_ Đào Uyên Minh sinh ra trong một gia đình quan liêu đã sa sút. Ông tổ Đào Khản nổi tiếng là một khai quốc công thần thời Đông Tấn. Thưở trẻ, gia đình sa sút, ông nhìn thói đời lạnh lẽo, đành làm một chức lệnh ở Bành Trạch (nay thuộc Giang Tây), nhưng "giữ chức hơn 80 ngày", vì không chịu cúi lưng vì năm đấu gạo, ông xin từ quan về cày ruộng.

_ Trong đời sống "trường ngâm yểm sài môn" (đóng cửa nghèo ngâm thơ), Đào Uyên Minh lấy chủ nghĩa lãng mạn tạo thành gia viên cho mình. Nhân cách của ông đạm bạc phiêu dật như ông đã miêu tả bằng lời văn mỹ lệ trong bài "Đào hoa nguyên". Thơ điền viên của ông bình dị mà có ảnh hưởng quan trọng tới văn hoá sử Trung Quốc.

_ Nếu cho rằng Nguyễn Tịch đi tìm một đời sống ẩn sĩ cuồng phóng không trói buộc thì Đào Uyên Minh đi tìm những tình điệu điền viên thanh đạm ở mức không thể thanh đạm hơn nữa được. Thông qua đời sống điền viên, ông tìm thấy thi vị và cuối cùng, ông có thái độ siêu nhiên đối đãi với cuộc sống như "thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam sơn" (hái cúc dưới dậu đông, an nhàn ngó núi Nam) thể hiện tâm cảnh siêu trần tuyệt tục ấy. Hoàn toàn không chút nghi ngờ, nhân cách Đào Uyên Minh trong một ý nghĩa nhất định là thíhc hợp với tư tưởng Lão Trang. Chỗ giống nhau giữa ông và Trang Tử là ở hai bên giao tiếp "vật" và "ta" đều lấy điểm tự nhiên hoá làm chung điểm. Không giống nhau ở chỗ quan điểm "vật ngã hợp nhất" của Trang bao hàm nỗi hkổ không nói nên lời, còn "vật ngã hợp nhất" của Đào Uyên Minh là một loại hoàn toàn siêu thoát, nhân cách cuả ông hoàn toàn dung hoá vào tự nhiên thành một bộ phận. Dù sao, rõ ràng đời sống quy ẩn của đào Uyên Minh đã kế thừa tinh thần của Lão Trang, nhưng vẫn in dấu ấn của Nho gia. TRong cuộc sống an tĩnh điền viên, giao tiếp với những nông dân hồn nhiên chân phác, ông tìm được chỗ dựa cho tinh thần, nhưng không vì vậy mà ông bỏ hết tinh thần nhập thế của nhân cách Nho gia. Thơ của ông làm cố nhiên là phiêu dật, đạm bạc, nhưng vẫn ẩn chứa chút tinh thần "bất bình". Ông vẫn vịnh xướng hành vi nghĩa hiệp của Kinh Kha hay vẫn ca ngợi sự liều thân thà chết của các tráng sĩ hào kiệt, tinh tthânf ấy có ảnh hưởng lớn tới hậu thế.

_ Đại tự nhiên tráng lệ, đồng ruộng bao la yên tĩnh, khói đồng cuốn lên, tạo thành sức sống và tư liệu phong phú cho thơ, văn Đào Uyên Minh. ông dùng phong cách bình đạm tự nhiên khai sáng một thể tài mới gọi là thơ điền viên, mở ra hướng mới cho thơ ca cổ điển. Thơ của ông chủ yếu có nội dung bình đạm hoặc đời sống yên lành ở thôn quê nhưng không nông cạn khiến người đọc cảm thấy thú vị thuần hậu. Nếu cho rằng thơ sơn thủy của Tạ Linh Vân như cho người đọc xem một bức tranh lạc quna thì thơ sơn thủy của Đào Uyên Minh như đưa người đọc thẳng vào đời sống điền viên như bài thơ nổi tiếng Quy viên điền cư:

Phương trạch thập dư mẫu Thào ốc bát cửu gian Du liễu âm hậu thiềm Đào lý la đường tiền Noãn noãn viễn nhân tâm Y ư khứ lý yên

Cẩu phệ thâm hạng trung Kê minh tang thọ điên. Tạm dịch:

Nhà nhỏ hơn mười mẫu Phòng cỏ támc chín gian Bóng liễu dâu cho thềm Đào lý rũ trước hiên An nhiên xa loài người Vui vẻ nhìn khói lên Chó sủa trong hẻm vắng Gốc dâu gà gáy rền.

_ Vùi ngụm khói toả, vài tiếng chó sủa, vài tiếng gà gáy, tạo thành một cảnh giới tự nhiên thuần phác yên tĩnh. Thú vị của ý cảnh như trở đi trở lại khiến cho tâm linh người đọc như được tĩnh hoá và thăng hoa. Đúng như Chung Vinh đã phê bình Đào Tiềm là "ông tổ của thơ ẩn dật' (ẩn dật thi nhân chi tông). Các văn nhân từ thời Nam triều học tập theo thể thơ của Đào Uyên Minh, phong trào "bắt chước Đào", "hoạ thơ Đào" bắt đầu thịhn hành. Từ đời Đường Tống về sau, người và thơ Đào Uyên Minh ngày càng được đánh giá cao. Lý Bạhc, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Tô Thức, Lục Du và Tân Khí Tật và vô ssố văn nhân thi sĩ nữa đều khâm phục ông. Lý Bạch viết: "Bao giới tới Bành Trạch. Cuồng ca trước năm cây liễu". Đỗ Phủ viết: "Làm sao có tứ như Đào, Tạ". Bạch Cư Dị viết: "Thường yêu Đào Bành Trạch. Văn tứ cao huyền sao". Lục Du viết: "Thơ ta yêu Uyên Mnih. Hậu không bằng chút ít". Văn nhân thi sĩ các đời sau chẳng những học hỏi kế thừa phong cách thơ văn của Đào Uyên Minh mà họ còn học hỏi kế thừa cả nhân cách sống của ông.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w