TRƯƠNG LĂNG (Sinh năm 34 mất năm 156)

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 34 - 38)

(Sinh năm 34 - mất năm 156)

_ Nói tới văn hoá Trung Quốc không thể không nói tới Đạo giáo, Lỗ Tấn có viết một câu đại ý nói rằng Đạo giáo chính là gốc rễ của truyền thống Trung Quốc. Nói tới Đạo giáo, không thể không nói tới Trương Lăng vì ông chính là người được người sau cho rằng là tổ sư khai sáng của Đạo giáo. _ Trương Lăng tên tự là Phụ Hán, người huyện Phong, Giang Tô ngày nay. Đời nhà Tấn, vì các tín đồ đạo "Ngũ mễ" (đạo năm đấu gạo) thường thêm chữ "Đạo" vào tên của ông nên ông cũng được gọi là Trương Đạo Lăng. Từ trẻ, Trương Lăng đã là thái học thư sinh, làu thông kinh điển Nho học. Nhân vì ông cảm thấy Kinh học Nho gia chẳng có ích lợi gì với sinh mệnh nên theo học đạo ở Hắc Minh sơn (ngày nay ở tại huyện Đại Ấp, Tứ Xuyên). Năm Vĩnh Hoà thứ sáu (năm 141), Trương Lăng căn cứ Thái Bình Kinh viết thành 24 chương đạo thư. Nửa đêm ngày mồng một tháng năm năm sau, ông tự nhận đã gặp Lão Tử, đuợc ban hiệu "Thiên sư" để lập đạo giáo mới. Giáo đồ trong dân gian thờ ông là thầy, thu nạp đệ tử đông vài trăm nhà. Trương Lăng ý cứ vào tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy của dân tộc thiểu số ở vùng Ba Thục, hễ ai muốn vào đạo phải nạp năm đấu gạo nên đạo của ông có tên gọi là "Ngũ mệ đạo" (đạo năm đấu gạo). "Ngũ mễ đạo" sản sinh trong dân gian, nó có quan hệ mật thiết tới văn hoá phong tục cầu đảo, bói toán của dân gian. Nó bắt đầu từ cuối đời Hán, sau này kết hợp với những đạo sau như "Thiên sư đạo" và "Chính Khất đạo" liên tục truyền bá tín đồ tin ở thuật phù phép trừ ma bắt quỷ.

_ Trương Lăng tôn Lão Tử làm giáo chủ và tôn hiệu Lão là "Thái thượng lão quân", dùng Đạo Đức Kinh làm kinh điển chủ yếu. Trương Lăng lại căn cứ vào trứ thuật của mình xác lập thành giáo nghĩa, giáo lý "Ngũ mễ đạo" cho rằng tất cả những tai họa bệnh tật đều do ma quỷ tạo thành, cần phải xin Thiên quan cứu trị như cầu mưa, xin sao, trừ trùng hại, trừ ôn dịch, dưỡng thai, nuôi dưỡng trẻ con, cầu con trai,... đạo đồ tín nữ chỉ cần cầu khấn tế lễ thiên sư dùng phù phép thần thông là có thể trừ hoạ giáng phúc, do đó đạo này hết sức tôn trọng "Minh uy chi đạo" và "phù phép". Cái gọi là "Minh uy chi đạo" tức là "Minh uy thanh ước chi chính giáo", phép Minh uy là các đạo sư không nhận tiền, thần không nhận ăn uống gọi là "Thanh ước". Trị bệnh không dùng châm cứu thuốc thang mà chỉ cần uống nước phù phép.

_ Trương Lăng sáng lập "Ngũ mễ đạo" trở thành một tập đoàn đông đảo có hệ thống tổ chức đặc biệt có kinh điển, giới luật, tín đồ đầy rẫy khắp Ba Thục, ảnh hưởng lan ra xa tới những tập đoàn tông giáo tổ chức ở cảe vùng sông Hoàng Hà, sông Lạc. Trương Lăng sáng lập "Ngũ mễ đạo" có những đặc trưng văn hoá như sau:

+ Một: nó lấy đối tượng chủ yếu là nhân dân lao động hạ tầng, dùng tư tưởng khuyến thiện và chu cấp cho kẻ cùng khổ để giáo hoá tín đồ và thông qua sự trừ bệnh diệt hoạ giải trừ những thống khổ cho dân chúng. Nó cho rằng hoạ nạn, tật bệnh, chết chóc đều là sự trừng phạt của đạo trời. Do vậy, muốn trừ họa nạn, tật bệnh phải thông qua sự ăn năn hối hận, làm việc thiện và thực hiện giới luật

của đạo.

+ Hai: nó phản đối thờ bái dâm từ (những đền miếu thờ thần dâm đãng tà vậy), vừa đấu tranh vừa dung hợp với những thuật bói toán cầu khấn của dân gian, hnờ đó mà nó bảo lưu được những thuật trừ ma đuổi quỷ. Trương Lăng dùng giới luật của đạo mình cấm trừ những ma quỷ dâm đãng tà vạy và lấy sự thanh ước cần kiệm trị dân "khiến dân không uống rượu ăn thịt bừa bãi". Từ đó, ông chỉnh đốn lại phong tục xấu của xã hội khiến đạo giáo sơ kỳ đâm rễ đuợc vào dân gian.

+ Ba: "Ngũ mễ đạo" mô phỏng chế độ hành chánh đời Hán tạo thành tổ chức cho đạo mình.

_ "Ngũ mễ đạo" của Trương Lăng là sản vật của xã hội mâu thuẫn ở Trung Quốc thời Đông Hán và cũng là sản vật do lòng bị kích thích của dân chúng vào lúc Phật giáo mới truyền vào Trung Quốc. Nó chính là hình thức tổ chức tông giáo để phản đối lại tông giáo ngoại lai. Sách Ngụy Tấn tiên đạo giáo đời Đường viết: "Đạo giáo là tông giáo sản sinh ở bản địa Trung Quốc, chiếm địa vị trọng yếu trong truyền thống văn hoá Trung Quốc".

_ Trương Lăng sáng lập "Ngũ mễ đạo" tạo thành một loại hình thức tông giáo truyền đời này sang đời kia, không ngừng lớn mạnh trở thành hệ thống tông giáo lớn trong truyền thống văn hoá Trung Quốc. Nguồn gốc văn hoá Đạo giáo sâu xa, ảnh hưởng đến mọi lãnh vực phát triển văn hoá Trung Quốc. Văn hoá Đạo giáo xuất hiện đã làm thay đổi cơ cấu văn hoá Trung Quốc, xác lập thành cục diện thế ba chân vạc Nho, Thích, Đạo (đạo Nho, đạo Phật, Đạo giáo) trong văn hoá Trung Quốc, nó dung hoà hai tông giáo Nho, Thích làm thay đổi hình thái và nội hàm văn hoá Trung Quốc, mở rộng nền văn hoá Trung Quốc vốn đã hết sức phong phú mới mẻ.

_ Đương nhiên, nếu luận về nguồn gốc thì Đạo giáo thời kỳ đầu không chỉ có một phái "Ngũ mễ đạo". Cùng nổi tiếng và truyền bá với "Ngũ mễ đạo" còn có "Thái Bình đạo". Cuối đời Đông Hán, thanh thế "Thái Bình đạo" của Trương Giác lớn mạnh, ảnh hưởng vượt cả "Ngũ mễ đạo" của Trương Lăng. Thế nhưng, cuộc khởi nghĩa "Khăn vàng" bị trấn áp mau lẹ, Trương Giác bị chém chết, "Thái Bình đạo" bị đàn áp không được truyền bá công khai. Còn đạo của Trương Lăng có tổ chức, kinh điển, giáo quy vững mạnh ảnh hưởng lớn trong dân gian. Vì vậy dân gian đặt ra nhiều thần thoại liên quan đến Trương Lăng mà họ tôn kính gọi là Trương thiên sư, hộ lập miếu thờ họ Trương ở huyện Nhân thọ, Tứ Xuyên (Lăng Châu) và thờ cúng lễ bái hết sức thành kính.

THÁI LUÂN

(Không rõ năm sinh - mất năm 121)

_ Lịch sử rất lạ lùng, có khi những phát minh vô cùng vô tận lại chỉ tạo được ảnh hưởng rất nhỏ, nhưng lại có khi một loại sửa đổi cách tân tưởng nhỏ bé mà lại làm chấn động cả đất nước, làm thay đổi sự phát triển văn hoá của một dân tộc. Thái Luân, người đời Đông Hán, cách tân kỹ thuật làm giấy, phát minh ra thứ giấy tên là giấy "thái hầu" thuộc loại vinh dự này.

_ Trước khi phát minh ra giấy, tổ tiên của nhân loại và của dân tộc Trung Quốc chỉ biết ghi lại lịch sử, truyền bá văn hoá, ghi chép những gian khổ đã trải qua, ghi chép tư tưởng bằng cách chủ yếu là căn cứ vào "kết thằng" (kết nút dây) hay chạm khắc vào mu rùa, xương thú, vàng, đá, tre, trúc, gỗ, sách chép trên thẻ tre, tấm lụa. Thế nhưng, số lượng mu rùa, xương thú có hạn, vàng, đá, tre, trúc, gỗ đều nặng mà thiếu thực dụng lại cất giữ chiếm nhiều không gian, lụa lại có giá cao. Vì đó, những công cụ để ghi chép làm giới hạn sự phát triển và giao lưu văn hoá. Các học giả phương Tây đều đánh giá giấy là một nguyên tố trọng đại ảnh hưởng tới sự phát triển văn hoá. Để bổ khuyết những tài liệu dùng vào việc ghi chép sử sách và sự cần thiết cho văn hoá, kinh tế phát triển, thời Hoà đế triều Đông Hán, hoạn quan Thái Luân chủ trì cải tiến kỹ thụât chế giấy, ông dùng vỏ cây, rơm, vải rách, lưới đánh cá làm nguyên liệu, vào năm 105, ông thành công chế tạo được loại giấy giá rẻ rất tiện dụng. Từ đó, giấy được dùng rộng rãi.

_ Thái Luân có thể cải tiến được công nghệ và kỹ thuật chế tạo giấy là do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan quyết định. Về chủ quan, Thái Luân xuất thân trong một gia đình nghèo khổ ở Hà Nam ngày nay. Từ thưở nhỏ, ông bị vào cung đình làm nô bộc, nhưng ông chuyên cần học tập, lại

là người đôn hậuthẳng thắn làm việc chu đáo. Ông rất ham thích công nghệ chế tạo giấy và say mê nghiên cứu. Về khách quan, ông cũng đuợc Hoà đế yêu thích ít nhiều, từ Trung thường thị, ông đuọc thăng lên Thượng thu lệnh, phụ trách chế tạo những dụng cụ cho hoàng cung. Trong cung đình, có khá nhiều phường nghề lẫn công trường, điều động đến đó phần lớn thợ giỏi đủ mọi nghề, đầy đủ nhân lực vật lực, tài lực, thiết bị. Đó là đièu kiện chuẩn bị cho Thái Luân cải tiến kỹ thuật chế tạo giấy. Nhất là vào thời ấy, theo đà phát triển của kinh tế, trong đời sống hằng ngày, người ta đã cảm thấy loại giấy thô sáp có từ thời Tây Hán không còn thực dụng nữa và rất bất tiện khi dùng loại giấy ấy làm tài liệu ghi chép sách vở, họ đều quan tâm khích lệ công nghệ cải tiến loại giấy khác mà Thái Luân đã có đầy đủ điều kiện dự bị sẵn trở thành người thành công trong việc cải tiến kỹ thuật chế tạo giấy, tạo công tích rực rỡ trong lịch sử Trung Quốc và Thế giới.

_ Căn cứ vào khảo chứng của các chuyên gia, sau khi Thái Luân dùng kỹ thuật lấy vải chế thành giấy thì ta dùng sợi đay hoặc vải vụn ngâm nước cho mềm ra rồi lấy dao cắt thành từng đonạ, rửa sạch trogn nước, sau đó nấu chung với thào mộc, bỏ nguyên liệu gồm bột cây, chất keo vào giã cho nát, khử bỏ tạp chất. Giã đến khi hỗn hợp biến thành chất lõng rồi gạn hết nước, phơi khô là thành giấy. Trong quá trình làm giấy còn sử dụng vài chất hoá học làm cho giấy được trắng và dẻo dai. Kỹ thuật chế tạo giấy mới mẻ của Thái Luân cần dùng nhiều nguyên liệu , thúc đẩy sản lượng giấy tăng cao và làm cho giấy được sử dụng rộng rãi hơn. Theo phát hiện khảo cổ và theo sách vở ghi chép, thời Đông Hán, sử dụng giấy từ Trung Nguyên mở rộng ra các vùng xa xôi như Tân Cương, Cam Túc, Nội Mông. Không những giấy chỉ sử dụng trong giai cấp thống trị thượng tầng mà đến dân gian cũng được sử dụng rộng rãi. Thái Luân thúc đẩy phát triển nghề làm giấy ở Trung Quốc, cống hiến lớn cho kỹ thuật làm giấy.

_ Sau khi kỹ thuật và công nghệ giấy "thái hầu" được các miền đất nước áp dụng, giấy cạnh tranh mạnh với những loịa sách viét trên lụa, thẻ tre. Đến thế kỷ thứ 4, cơ bản giấy chiếm ưu thế thay thế lụa, thẻ tre và trở thành thứ nguyên liệu duy nhất để viết, in sách, tạo thành bước phát triển mới của khoa học, văn hoá Trung Quốc.

_ Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6, trên cơ sở giấy "thái hầu", người ta lại cải tiến kỹ thuật và công nghệ một lần nữa. Trên phương diện nguyên liệu ngoài cây đay, cây dó, người ta dùng cả các loại vỏ cây dâu và vỏ các thân cây leo làm giấy. Về phương diện thiết bị, người ta chế ra máy giã tạo thành ngàn vạn tờ giấy trnog một lúc, công hiệu đạt cao hơn. Về phương diện kỹ thuật gia công, người ta cho thêm nhiều chất liệu cải tiến chất lượng giấy cho ra các loại giấy màu, giấy lụa được người sử dụng khen ngợi. Có thể vào thời kì ấy, kỹ thuật chế tạo giấy của Trung Quốc được truyền bá vào Triều Tiên và Việt Nam. Từ đó, kỹ thuật chế tạo giấy của Trung Quốc vượt biên giới quốc gia, ảnh hưởng tới sự phát triển văn hoá Thế giới.

_ Từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10, nghề chế tạo giấy ở Trung Quốc phát triển mạnh, ngoài giấy đay, giấy bằng vỏ cây dâu, vỏ cây leo, còn sản xuất được giấy bằng vỏ cây đàn, giấy bằng vỏ cây thụy hương và những loại giấy mới bằng thân cây trúc, cây đạo lăng,... Thời kỳ ấy, giấy trở thành vật lêịu phổ biến toàn quốc. Do kỹ thuật ấn loát phát triển, nhu cầu cần giấy lớn, đã kích thích nghề chế tạo giấy, chất lượng và sản lượng giấy đều được nâng cao mà giá trị đời sống cũng luôn luôn tăng, các loịa giấy trở nên phổ thông trong đời sống hằng ngày của dân gian. Chính nó là điều kiện tác động ngược lại kỹ thuật ấn loát khiến cho thư tịch sách vở ra đời càng nhiều, tác động đến xcả sự phát triển của hội hoạ nghệ thuật.

_ Trong thời kỳ các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 18, giấy vỏ cây dâu, giấy vỏ cây dó và giấy cây trúc đặc biệt thịnh hành, sức tiêu thụ tăng cao, kỹ thuật chế tạo giấy theo đó lại được cải tiến và đề cao. Triều đại nào cũng có những học giả viết sáhc truyền bá kỹ thụât chế tạo và cải tiến kỹ thuật làm giấy. Đời Tống có Tô Dịch Giản viết: Chỉ phổ, đời Nguyên có Phí Trứ viết Chỉ tiên phổ, đời Minh có Vương Tông Thuật viết Chử thư. Quan trọng nhất là cúôn Thiên công khai vật của khoa học gia Tông Ưng Tinh đời Minh ghi chép rất tường tậnvề kỹ thuật chế tạo giấy của Trung Quốc cổ đại, nó tổng kết thực tiễn kinh nghiệm kỹ thuật chế toạ giấy ở Trung Quốc và cả Thế giới.

_ Tóm lại, từ khi Thái Luân cải tiến kỹ thuật làm giấy, sách vở càng ngày càng được phổ biến trnog đời sống laòi người. Giấy trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống nhân loại và trở

thành một nhân tố quan trọgn trong lịch sử phát triển văn hoá. Không thể tưởng tượng, nếu như không có sự cải tiến giấy của Thái Luân, bộ mặt văn hoá Trung Quốc sẽ ra sao, và người ta còn phải tìm tòi trong bao nhiêu lâu nữa mới phổ biến được sách vở thư tịch. Giấy của Thái Luân, không những có ảnh hưởng sâu đậm tới sự phát triển của văn hoá Trung Quốc mà còn mở chương mới rực rỡ cho lịhc trình phát triển của văn hoá Thế giới. Thế kỷ thứ 7, kỹ thuật và công nghệ chế tạo giấy của Trugn Quốc từ Triều Tiên truyền vào Nhật Bản, giữa thế kỷ thứ 8, nó lại từ Trung Á truyền đến Ả Rập, từ đó truyền đến Châu Âu. Đến thế kỷ 12, kỹ thuật và công nghệ ấy kích thích nghề làm giấy ở Châu Âu. Thế kỷ 18 nó mới truyền sang Mỹ Châu. Kỹ thuật làm giấy truyền sang phương Tây mang thêm sinh lực mới phát triển vào giao lưu với văn hoá Thế giới, có ảnh hưởng tích cực đến tư tưởng, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Thái Luân cải tiến công nghệ làm giấy chính là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của văn hoá Thế giới.

HỨA THẬN

(Sinh năm 58 (?) - mất năm 147 (?))

_ Hứa Thận, tên tự là Thúc Trọng, là ngưởi Yển Thành, Hà Nam ngày nay. Thưở nhỏ, ông ham mê Knih học được người đưong thời khen rằng: "Ngũ kinh vô song Hứa Thúc Trọng" (về ngũ kinh không ai thông hiểu bằng Thúc Trọng). Ông trở thành bậc thày nổi tiếng Kinh học, để xác lập địa vị của Cổ văn Kinh học và Kim văn Kinh học, ông sáng lập ra phương pháp nghiên cứu Cổ văn Kinh học. Thế nhưng, công lao cống hiến của ông có ảnh hưởng tới văn hoá Trung Quốc không phải là ở bản thân Kinh học, mà lại là ở môn học nghiên cứu văn tự.

_ Hứa Thận nghiên cứu văn tự học Trung Quốc, viết các tác phẩm Thuyết văn giải tự bắt đầu từ năm Hoà đế Vĩnh Lập năm thứ 12 đời Đông Hán (năm 100) đến năm An đế niên hiệu Kiến Quang đầu tiên (năm 121) mới hoàn thành. Tháng 9 năm ấy, con ông là Hứa Xung dâng sách lên hoàng đế. Từ đó, bộ tự điển chú giải văn tự Thuyết văn giải tự lưu truyền ở đời. Văn hoá Trung Quốc đựoc ghi chép bằng chữ Hán. Từ ngày có chữ Hán, các sĩ tử Trung Hoa coi trọng sự nghiên cứu nó như đời Chu, các con em nhà quý tộc từ 8 tuổi đã phải vào trường tiểu học "lục nghệ" (tức sáu nghề là Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số), trong đó "Thư" là sáu phương pháp cấu tạo của chữ Hán (tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá). Đến thời Tây Hán, có người thay bậc tiểu học bằng

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w