(Sinh năm 701 - mất năm 761)
_ Trên thi đàn thịnh Đường có ba đại thi nhân: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy. Có người gọi họ là ba ngôi sao Thiên, Địa, Nhân hoặc Chân, Thiện, Mỹ. Nhưng trong ba người ấy, người thực sự ảnh hưởng tới tinh thần hậu thế là Vương Duy.
_ Vị này có toàn tài văn nghệ như thi ca, âm nhạc, hội hoạ, thư pháp, sống trong thời đại Đường xán lạn với trí thông minh dị thường. Ông được tu dưỡng bởi âm nhạc cao độ, tương truyền khi ông còn nhỏ từng có lần hoá trang thành nhạc công theo Kỳ vương vào phủ công chúa diễn tấu thành công khúc nhạc Úc luân bào do chính mình sáng tác, khiến công chúa vô cùng khâm phục. Theo ghi chép của các sách Quốc sử liệu và Tân Cựu Đường thư có người mời được một bản đồ hình nhạc tấu nhưng không biết tên là gì, Vương Duy nhìn đồ án xong nói liền:
- Đây là tiết thứ nhất, lớp thứ ba của bài Nghê Thường vũ y khúc.
_ Từ rất trẻ, ông đã đậu tiến sĩ, vào chốn quan truờng được giữ chức Đại Nhạc thừa, phong cách nghệ thuật của ông nhờ sự tu duỡng của âm nhạc là không thể tách rời. Ông "giỏi viết chữ thảo, chữ lệ, giỏi cả vẽ trang nổi tiếng giữa các đời Khai Nguyên, Thiên Bảo". Chính ông, trong tác phẩm của mình, cũng có lần tự phụ vì khả năng hội hoạ. Theo ghi chép, ông là người sáng tạo lối vẽ sơn thủy bằng thủy mặc. Tác phẩm hội hoạ của Vương Duy còn lại đến ngày nay là Giang sơn tuyết tễ đồ và Tuyết khê đồ có không khí an tĩnh u nhàn bình hoà thanh tú, biểu lộ tinh thần điềm tim cao xa của một sĩ đại phu, thảo nào Tô Thức đã khen tụng tranh của ông là "hoạ trung hữu thi" (trong tranh có thơ). Trong đời Đường, Vương Duy cũng được xếp vào vào loại hoạ gia đệ nhất lưu, nhưng đời sau các văn nhân lại cho trong cả họa và thơ của ông đều có tư tưởng ẩn dật cao viễn, tiếng tăm cuả ông chiếm một không gian lớn hơn bất kì danh gia nào khác. Do đó, đời Tống, ông còn được đánh giá về hội họa cao hơn cả Ngô Đạo Tử, và đến đời Minh, ông được tôn là tổ sư khai sáng của hoạ phái sơn thủy Nam Tông.
_ Ông còn là một nghệ thuật gia về vườn cảnh xuất sắc. Theo truyền thuyết, ông "dùng hoa lan hoa huệ trồng vào đá hình thù kỳ dị, nhiều năm mới thành" đủ biết về nghệ thuật bồn cảnh, ông là nghệ thuật gia khá sớm. Ông khổ tâm xây dựng bài trí Võng Xuyên biệt nghiệp của ông có đủ ao hồ, núi non đến 12 cảnh có thể gọi là điển hình cho nghệ thuật vườn ở đời Đường. Ông và các bạn thi nhân khác xuớng hoạ đồ thơ ở đây các bài học tập trung trong Vonxg Xuyên tập chứng minh tiêu chuẩn nghệ thuật vườn cảnh của ông rất cao.
_ Trên thi đàn đời Đường, tên tuổi ông ngang với Lý Bạch, Đỗ Phủ. Về hình thức thơ cổ, ông làm đủ loại ngũ ngôn, thất ngôn, ngũ luật, thất luật, thậm chí đến "lục tuyệt" (thơ sáu câu) ông cũng có giai sáng tác. So với các thi nhân danh tiếng đời Đường, Lý Bạch ít làm thơ luật, Đỗ Phủ ít làm thơ tuyệt cú, còn Vương Duy phát triển tài năng mình về đủ mọi mặt và đạt được thành công phổ. Tất cả mọi thể tài đều thể hiện trong tác phẩm Vương Duy. Ảnh hưởng lớn nhất của ông đối với văn chương đời sau vẫn là thơ sơn thủy điền viên. Sau thời thanh niên nhiệt huyết ham mê con đường công danh sự nghiệp. Vương Duy mau chóng ký thác nhiệt tình của ông vào sơn thủy tự nhiên và Phật học. Ông sống cuộc đời nửa làm quan, nửa ẩn sĩ ở Lam Điền Võng Xuyên. Sau loạn, An Lộc Sơn - Sử Tử Minh, ông bị liên lụy vì nhũng đấu tranh chính trị, lại càng chán nản việc đời, chuyên tâm vào thờ Phật mong cầu tinh thần an tĩnh giải thoát. Trong tâm cảnh ấy, Vương Duy sống hết cuộc đời còn lại. Dưới ngọn bút của ông, người và tự nhiên là một thể hiện ra vẻ trẻ trung hoà tuyệt đẹp. Thơ của ông, lạc quan, sáng sủa. Thông qua thi ca, Vương Duy lấy ý thiền và vẻ đẹp tự nhiên chân chính tiêu trừ những mâu thuẫn nội tâm mình.
_ Tác phẩm tài năng của Vương Duy, xét trên bình diện nghệ thuật, còn có ảnh hưởng tới hậu thế lớn hơn cả Lý Bạch, Đỗ Phủ nữa.
LÝ BẠCH
(Sinh năm 701 - mất năm 762)
_ Trong lịch sử Trung Quốc, Lý Bạch là một thi nhân có ma lực hấp dẫn nhất và là người có tính cách thiên tài nhiều nhất. Lý Bạch sinh ra ở Toái Diệp (miền biên viễn phía Tây Trung Quốc), lớn lên ở Tứ Xuyên. Trong khoảng niên hiệu Thiên Bảo, nhờ tài thơ nổi tiếng, Lý Bạch được Đường Huyền Tông gọi vào triều làm Cung Phụng Hàn Lâm và được đặc biệt lễ trọng đãi ngộ, ba năm sau được "ban thưởng vàng cho về", ông sống thời gian dài ung dung tiêu dao với việc luyện đan trong rừng núi. Đến vãn niên, ông tham gia vào truớng phủ của Vĩnh Vương Lân, chuẩn bị khách địch bình loạn, nhưng vì trong triều Đường xảy ra nhiều mâu thuẫn nội bộ, ông bị vu tội lưu đày tới đất Dạ Lang, kết quả chưa đi tới nơi đã ngã bệnh quay về. Ông có hoài bão chỉnh đốn càng khôn, lại đã từng sống đời sống ẩn sĩ, đọc nhiều sách Đạo gia nên có tấm lòng muốn xuất thế "một đời chỉ thích lãng du núi non", dấu chân ông đặt khắp vùng đất Thục và vùng sông Hoàng sông Hoài, trải qua khắp danh sơn đại xuyên. Cuộc đời giang hồ khác thường ấy tạo nên tích cách trác việt cho Lý Bạch và cũng khiến người ta phú cho ông nhiều màu sắc huyền bí.
_ Thực ra, Lý Bạch như một cơn gió lạ từ trên trời xuống đem theo tiếng tăm chấn động thi đàn đời thịnh Đường. Hạ Tri Chương hơn 80 tuổi gặp Lý Bạch lần đầu đã kinh ngạc khi đọc bài Thục đạo nan của ông và gọi ông là "Trích tiên". Đỗ Phủ gặp ông giữa đường khi đi Trường An, bèn thay đổi lộ trình theo ông xuống miền đông, trở thành bạn vong niên với ông, sau khi từ giả, Đổ Phủ vẫn còn như mộng thấy ông và làm thơ ca ngợi ông hết lời:
“Bạch dã thi vô địch Phiêu nhiên tứ bất quần Bút lạc kinh phong vũ Thi thành khấp quỷ thần (Thơ Bạch không ai địch Phiêu nhiên ý khác thường Bút đưa mưa gió hoảng Thơ thành khóc quỷ thần)”
_ Có nhiều truyền thuyết dật sự về Lý Bạch chứng minh sức hấp dẫn của thơ và người ông đối với người đương thời.
_ Ma lực hấp dẫn của Lý Bạch chính là ma lực hấp dẫn cỷa thời đại thịnh Đường. Lý Bạch sinh ra đầu thế kỷ 8m suốt đời ông cơ bản sống trọn trong thời đại thịnh Đường. Thời kỳ này, đế quốc Đại Đường như mặt trời lên đến đỉnh cao, kinh tế phồn vinh, quốc uy cường thịnh, văn hoá huy hoàng chưa từng có trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, và cũng là đỉnh cao trong văn minh thế giới. Trong bối cảnh văn hoá xã hội ấy, Lý Bạch lớn lên trở thành đại biểu ưu tú của tầng lớp kẻ sĩ. Một mặt, Lý Bạch quan tâm tới hiện thực và số phận nước nhà, có khát vọng kiến công lập nghiệp cống hiến cho quốc gia; một mặt, ông lại muốn tìm cuộc sống tự do không bị câu thúc, ông muốn mặc áo vải kiêu ngạo chống lại bọn vương hầu, lấy thái độ ngông cuồng khiêu chiến với xã hội tầm
thường. Ông đầy lòng tự tin vào mình, tỏ lộ sức mạnh của nhân cách. Lý Bạch đã trải qua đủ mọi chí hướng: muốn làm hịêp khách, muốn làm thích khách, muốn làm đại tuớng, muốn làm thánh hiền, thậm chí muốn làm cả thần tiên, nhưng thủy chung ông vẫn múôn làm tể tuớng "tế thương sinh" (cứu nhân dân), "an xã tắc". Nhưng ông không muốn tiến thân bằng thi cử mà chỉ muốn dựa vào tên tuổi của mình làm nên khanh tuớng tạo thành sự nghiệp "khiến vũ trụ đại định, châu huyện sạch trơn", rồi sau sẽ phất tay áo bỏ đi ẩn cư vùng sông nước sống cuộc sống tự do như cũ. Lòng tự tin ấy và nhiệt tình đi tìm tự do quán xuyến suốt đời ông, nó làm thơ ca của ông vừa diễm lệ vừa bất khuất, có phong cách phiêu dật như Trang Tử. Thơ ông biểu hiện nội tâm xung đột của ông, nó tráng hoạt hùng vĩ và ngậm ngùi xưa nay chưa từng có:
Quân bất kiến, Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi ! Quân bất kiến, cao đuờng minh kính bi bạch phát, triêu như thanh ti một thành tuyết ! Nhân sinh tại thế tu tận hoan, mạc sử kim tôn không đối nguyệt...
Dục độ Hoàng hà băng tái xuyên. Tương đăng Thái hàng tuyết mãn sơn. Nhân lai thùy diếu Bích Khê thượng. Hốt phục thừa chu mộng nhật biên. Hành lộ nan, hành lộ nan, đa kỳ lộ, kim an tại ! Trường phong phá lãng hội hữu thời, trực quải vân phàm tế thương hải !
(Ngươi thấy chăng. Nước Hoàng Hà trên trời đổ xuống, một đi ra biển không trở về ! Ngươi thấy chăng, đài cao tóc trắng buồn tóc trắng. Sớm như tợ chiều đã như tuyết. Đời người tại thế nên vui đi, chớ để chén vàng trơ dưới nguyệt...
Muốn vượt sông Hoàng Hà băng đóng rồi. Nước lên núi cao tuyết khắp nơi. Khi rãnh muốn buông câu dòng biếc. Rồi lại theo thuyền mộng chửa vơi. Đường khó thay, Đường khó thay ! Kỳ khu lắm, biết về đâu ! Khi nào phá được sóng to gió lớn, nhấc buồm này đỡ biển trời !)
_ Những vần thơ như muốn giải phóng cá tính ấy có khí vị hết sức lãng mạn do ông sử dụng sức tưởng tuợng phong phú kỵ đặc mà tạo nên, khó có ai bắt chước được. Thi ca của Lý Bạch có ảnh hưởng về nhiều phương diện, ông kế thừa chủ trưong cải cách của Trần Tử Ngang, phản đối văn phong phù hoa đơn bạc, đề xướng "gởi hứng cảm vào chỗ tinh vi nhất", sáng tạo ra loại thi phong mới. Công trạng ấy đã được thời công nhận. Ông có nhiều giai tác miêu tả phong cảnh thiên nhiên với hình tượng hùng vĩ, khí thế siêu phàm. Thơ ông tuy tráng lệ nhưng thuần phác, phát sinh ảnh hưởng lớn đối với hậu thế như Hàn Dũ, Lý Hạ, Đỗ Mục đời Đường; Âu Dương Tu, Tô Thức, Tân Khí Tật, Lục Dũ đời Tống; Cao Khải đời Minh; Hoàng Cảnh Nhân, Cung Tự Trân đời Thanh đều hấp thu tinh hoa của thi ca Lý Bạch theo từng trình độ rồi phát triển chủ nghĩa lãng mạn truyền thống của thi ca Trung Quốc. Nghệ thuật thi ca của Lý Bạch có tạo chỉ cao độ, xác lập tại văn hoá
Trung Quốc và có địa vị vững chắc trong văn hoá sử Trung Quốc.
_ Lý Bạch như con ngựa hay của dân tộc Trung Hoa, thiên tài thi ca và tinh thần nhân cách tuấn mại hào sảng của ông đã sớm thấm đượm vào xương thịt dân tộc Trung Hoa và tồn tại vĩnh viễn trong tinh thần dân tộc.