HÀN DŨ (Sinh năm 768 mất năm 824)

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 66 - 67)

(Sinh năm 768 - mất năm 824)

_ Văn hoá TQ cuối đời vãn Đuờng đã tới một khúc quanh, từ sự mỹ lệ đời Thịnh Đường nó chuyển sang đời Tống. Trong khu quanh diễn biến văn hoá này, có một nhân vật gây ảnh hưởng quan trọng, đó là Hàn Dũ.

_ Hàn Dũ, tên tự Thối Chi, người Nhữ Dương, Hà Nam (nay là huyện Mạnh, Hà Nam). Nhân chỗ sinh ra gần Xương Lê nên tự xưng hiệu là "Xương Lê Hàn Dũ", người sau cũng gọi là Hàn Xương Lê. Cuối đời, ông làm Lại bộ thị lang, hậu thế gọi là Hàn lại bộ. Sau khi chết,ông đựơc ban tên thụy chữ "Văn", thế lại gọi là Hàn Văn công.

_ Hàn Dũ sống vào thời gian các niên hiệu Trinh Nguyên, Nguyên Hoà. Nho học tỳư thời Ngụy Tấn đến bây giờ đã không còn người chấn hưng khích lệ nên cần phải phục hưng. Trong cuộc vận động chấn hưng Nho học ấy, công lao của Hàn Dũ là cực lớn. Ông nhìn tấm gương thời Ngụy Tấn, Thích (đạo Phật), Lão thịnh hành. Nho học nằm trong trạng thái tiêu trầm. Ông quyết phải phát động truyền thống Nho học. Trong bài viết Nguyên đạo nổi tiếng, Hàn Dũ khai mở phổ hệ tuơng truyền của các thánh nhân, kiến lập dòng "đạo thống" từ Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang rồi trải qua Văn, Vũ, Chu Công, đến tận Mạnh Tử. Sau Mạnh Tử hơn ngàn năm, đạo thống truyền đến ông, ông phải là người nối tiếp con đuờng ấy và phải khôi phục Nho học. Để phục hưng truyền thống Nho học, nối tiếp đạo thống Nho gia, Hàn Dũ tích cực "trấn áp dị đoan, bài trừ Phật, Lão". Năm Nguyên Hoà thứ 14, Đường Hiến tông tổ chức lễ rước đón cốt Phật từ Phụng Tường về kinh sư. Các vương công sĩ thứ xôn xao lễ bái. Hàn Dũ liều lĩnh dâng bài Luận Phật cốt biểu, kết quả ông đắc tội với Đường Hiến tông, bị biếm đi Triều Châu. Trên đường lưu phóng, ông cảm xúc để lại hai câu danh cú: "Nhất phong triều tấu cửu phụng thiên. Tịch biếm Triều dương lộ bát thiên" (Một thư dâng lên cửu trùng. Đày đi tám ngàn dặm đường xa xôi).

_ Bài Đạo thống của Hàn Dũ được các học giả đời Tống thừa kế, nhất là Chu Hi. Chu Hi xưng tụng: "Có dáng vẻ uyên bác như từ cửa hai phu tử họ Trình ra, lại như tiếp nối đuợc truyền thống của Mạnh Tử... (hai phu tử họ Trình là Trình Hào, Trình Di, hai anh em triết học gia nổi tiếng đương thời) tuy Hi tôi không được thông mẫn, cũng may mắn được xin dùng dự chung". Rõ ràng biểu thị nhị Trình và chính bản thân Chi Hi tình nguyện gáng vác đạo thống truyền từ Mạnh Tử. Thế nhưng, trong nhãn quan các nhà Lý học đời Tống, Hàn Dũ chỉ là văn nhân bác tạp, địa vị kế thừa đạo Hàn không được họ (các nhà Lý học đời Tống) nhìn nhận, như Chu Hi nhận định rằng Hàn Dũ "nguồn gốc đạo của Hàn Dũ chỉ là nói được về đại thể mà chưa thấy được chỗ hữu hiệu sâu kín nhất".

_ Trong quá trình xiển phát "Đạo", Hàn Dũ dẫn chứng sách "Đại học" cường điệu sự tu duỡng đạo đức của cá nhân, tức tính trọng yếu của "tu nhân chính tâm" đối với các "trị quốc bình thiên hạ". Ông còn căn cứ vào thuyết Duỡng khí của Mạnh Tử đề xuất: "duỡng khí luận". Thực hành con đuờng nhân nghĩa là tìm đến nguồn gốc của "Thi" và "Thư", đem cái học "Tu thân", "chính tâm", "thành ý" của thánh nhân quán triệt vào trong sáng tác văn học, ông cuờng điệu chỉ có lấy "tu thân duỡng khí" làm mạnh thêm đạo đức tu duỡng mới có thể viết văn hay. Đối với cái học của Mạnh Tử, hàn Dũ lãnh hội nhân định rằng nếu không có Mạnh Tử, đạo thống đã bị đứt đoạn, Nho học đã bị chia nhánh, văn hoá đã bị hỗn tạp. Trung Kỳ đời Đường, Hàn Dũ và các bạn đồng đạo hết sức tôn sùng cái học của Mạnh Tử, sơ bộ hợp nhất hai học phái "nội thánh" và "ngoại vương".

_ Trong lãnh đạo văn học, Hàn Dũ giương cao ngọn cờ "văn dĩ minh đạo" (văn chương là để làm sáng đạo), ông lãnh đạo cuộc vận động đổi mới văn học. Cổ văn xuất hiện ở thời Trung Đường và là tên gọi đặc biệt của Tản Văn, đối ngược với thể biền văn. Người đầu tiên đề cao "Cổ văn" là Hàn Dũ. Cuộc vận động Cổ văn là cuộc vận động từ thời Ngụy Tấn đến đương thời. Ngụy Tấn lục triều sùng thượng nghiên cứu đối ngẫu, thanh luật, điển cố, thể biền văn chỉ là hình thức từ chương, hoa lệ nhưng không thực tế, không thích dụng, theo đà xã hội ngày càng mở rộng và phức tạp, yêu cầu cải cách văn thể nảy sinh, nhưng đến đầu đời Đường, thể biền văn vẫn chiếm địa vị chủ yếu. Trung Đường trở về sau, các ông Tiêu Dĩnh Sĩ, Lý Hoa, Nguyên Kết bắt đầu viết thể Tản văn, trở thành những người đi đầu vận động Cổ văn. Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên tổng kết trên cơ sở kinh nghiệm của tiền nhân, đề xuất cương lĩnh lý luận "văn dĩ tải đạo" (văn là để chở đạo), "văn đạo thống nhất' (văn và đạo là một), xuớng xuất lên mục tiêu dạng thức văn học "tải đạo" và "minh đạo". Họ chủ trương học tập văn chương Tiên Tần, Lưỡng Hán, từ tư tưởng cần thiết "sư kỳ ý, bất sư kỳ từ" (học ý chứ không học chữ), từ nội dung đến câu tứ đều phải kiên trì nguyên tắc "chỉ cần trần thutậ được điều mình nói", họ phản đối sự lạm dụng ngôn từ. Hàn Dũ còn đề cao luận điểm "bất bình tắc minh" (cái gì không bình thường ắt sẽ tự phát ra tiếng kêu), ông cho rằng "người bất đắc dĩ mới phải nói lên, có tư tưởng mới phải ca hát lên, có buồn rầu mới phải khóc", bất bình mới sinh ra tình cảm thật như vậy tác phẩm mới có nội dung chân thật. Tóm lại, họ chủ trương học cổ nhưng dùng ý chứ không phải phục cổ, mà phải kế thừa truyền thống để sáng tạo nên cái mới, cách tân toàn diện văn phong, văn thể và ngữ ngôn văn học, đưa đề tài xưa vào không khí sống động của thời đại. _ Hàn Dũ lãnh đạo cuộc vận động Cổ văn, chẳng những cống hiến về phương diện về lý luận mà còn để hết tâm lực vào thực tiễn sáng tác Cổ văn, ông viết nhiều tác phẩm ưu tú. Hàn Dũ và các đồng đạo, hàm dung những di sản văn học của tiền nhân, chỗ khác của ông là phái phục cổ chỉ cục hạn đời sống văn học vào lục kinh mà bỏ qua sở trường của kinh điển bách gia. Ông yêu cầu sáng tạo phải dung hoá được ngôn từ ngữ pháp lại thíhc hợp phản ánh được hiện thực, biểu đạt được ngôn ngữ tư tưởng văn học.

_ Tản văn của Hàn Dũ có thành tựu trác việt, được mọi người đánh giá cao. Cùng thời đại có Lưu Vũ Tích xưng tụng ông: "Là minh chủ của văn chương", Đỗ Mục so sánh tản văn của Hàn Dũ với thơ Đỗ Phủ bằng câu: "Đỗ thi Hàn bút". Hầu hết các văn gia đời Tống đềuhọc Hàn Dũ, họ từ góc độ lịhc sử phát triển tản văn mà tôn sùng công lao của Hàn Dũ trong cuộc vận động cổ văn, như Tư Mã Quang gọi ông là: " Văn công đã chấn hưng văn chương như tiếng sấm lôi đình chấn động cổ kim".

_ Thơ của Hàn Dũ trên thi đàn Trung đường cũng đứng riêng một chỗ, thơ ông với thơ phái

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w