ĐƯỜNG THÁI TÔNG (Sinh năm 599 mất năm 649)

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 51 - 53)

(Sinh năm 599 - mất năm 649)

_ Đời Đường là triều đại hưng thịnh của xã hội phong kiến TRung Quốc. Được các học giả Tây phương so sánh với con rồng nằm trên đỉnh thái sơn, nó là một quốc gia lớn mạnh nhất hùng cứ ở đại lục Đông Á. Người an định được đế quốc hùng mạnh đó là một đế vương phong kiến hiếm hoi trong lịch sử tên là Lý Thế Dân, miếu hiệu Đường Thái Tông. Đại thi nhân Đỗ Phủ đời Đường làm thơ ca tụng Đường Thái Tông rằng:

Thảo vị anh hùng khởi Âu ca lịch số quy

Phong trần tam xích kiếm Xã tắc nhất nhung y Dực lương trinh văn đức Phi thừa tập võ uy

Thánh đồ thiên quảng đại Tông kỳ nhật quang huy (Anh hùng nơi thảo dã Âu ca trải lối đi

Phong trần ba thước kiếm Xã tắc thoát nhung y Sáng rực trong văn đức Hùng mãnh ngoài võ uy Mộng thánh bao la lớn Tông thất càng quang huy)

_ Bài thơ ấy đã miêu tả được hình tượng anh hùng lớn lao của Đường Thái Tông và ca ngợi công tích sáng lập vương triều Đường của ông. Thời thanh niên, ông theo cha là Lý Uyên khởi nghĩa ở Thái Nguyên, lúc đó chí anh hùng của ông đã phát, tài nhung mã của ông đã lộ, ông chinh chiến khắp vùng Nam Bắc, sau đó quét sạch quần hùng kiến lập nênvương triều Đường của họ Lý, lúc dó ông mới 21t. Năm Võ Đức thứ 9 (năm 626), khi ông 29t, dưới sự hiêpjk trợ của văn võ đại thần, ông phát động binh biến "Huyền Vũ môn", dựa vào quyền muư và võ lực mở ra con đường buớc lên ngai vàng cho mình.

_ Đường Thái Tông trị quốc an bang, ngồi trên ngôi được 23 năm, ông có khí độ hoài bão hơn hẳn tổ tiên, ông dựa vào các đại thần Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối "cùng nhau chọn lựa thành đạo trị nước". Ông chỉnh đốn và cải cách một lotạ các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, dân tộc, văn hoá, sáng tạo cái mà được sử gọi là "Trinh Quán chi trị" hùng mạnh cường thịnh, chẳng nhũng đặt cơ sở ổn định cho 300 năm phát triển của vương triều Đường, mà còn tạo thành ảnh hưởng sâu sắc tới văn hoá Đường cho đến văn hoá Trung Quốc nữa.

_ Gọi là "Trinh Quán chi trị" ở ý nghĩa nào dó cũng có thể nói đó là nền chính trị trọng dụng người hiền. Đường Thái tông soi tấm gương của sự diệt vong triều Tùy, biết rất rõ lập nên đế nghiệp đã khó mà giữ đựoc đế nghiệp ấy càng khó hơn. Ông kiên trì nguyên tắc chủ truơng "đièu quan trọng nắm quyền chính là ở đắc nhân tâm", ông dùng người hiền tuyển chọn người có khả năng, mở rộng điều kiện cho hiền tài tiến thân, thực hiện chủ trưong tuyển chọn bình đẳng, tạo thành cục diện cho sử chép: "Đường có nhiều bậc tôi trung tài năng, Hán trước đây và Tống sau này không bằng". Đời Trinh Quán có thể gọi là đời nhân tài đua nhau xuất hiện, chỉ ở Lăng Yên Các đã có hình thờ của 24 vị công thần đều là những bậc xuất chúng cả. Ngoài ra, đời này còn có những nhân vật văn hoá trứ danh như Khổng Dĩnh Đạt, Nhan Sư Cổ, lại có những đại danh họa, đại tư pháp như Âu Dương Tuân, Diêm Lập Bản, đó không kể đến những tướng lãnh thuộc dân tộc thểu số như A Sử Na Đỗ Nhĩ, Khiết Tư Hà,... Những mưu thần mãnh tuớng, văn nhân học sĩ ấy đều cống hiến tài năng trí dũng của mình ở thời "Trinh Quán chi trị", đó là nhờ hiệu quả chủ độgn thu phục nhân tài của Đường Thái Tông.

_ Đường Thái tông còn là một trong số ít hoàng đế của lịch sử Trung Quốc chịu nghe lời can gián. Ông là người có hùng tài đại lược, ở ngôi cực cao mà vui vẻ nghe theo lời người duới, ông vẫn nói: "Vua tôi gặp nhau như cá với nước, đất nước ắt an ổn". Vì đó, ông hi vọng các đại thần "cứ nói thẳng bàn thẳng để thiên hạ thái bình". Khi các đại thần dâng tấu chương, Đường Thái tông giữ nét mặt ôn hoà vui vẻ, thành khẩn nghe kĩ. Khi cùng với tể tuớng bàn về quốc sự, ông cho "gián quan" đứng nghe bên cạnh để họ có điều kiện phát huy trách nhiệm của mình. Ông còn dùng phương pháp khen thưởng để khích lệ tôi thần nói thẳng. Triều đại Trinh Quán, gián quan đông đảo, đứng đầu là Ngụy Trưng. Cứ theo sử sách ghi chép từ năm Võ đức thứ 9 đến năm Trinh Quán thứ 17 (từ năm 626 đến năm 643), chỉ một mình Ngụy Trưng đã tấu can gián hơn 200 điều. Trong ấy, đại đa số ý kiến được Đường Thái tông thu nạp, từ đó đủ thấy tinh thần trong sáng và ý muốn thành khẩn của ông.

_ Là một đế vương, Đường Thái tông ttruớc tiên dùng võ công dẹp lonạ, sau đó bèn "yển võ tu văn" (dẹp bỏ võ mà dùng văn trị). Ông tôn trọng Nho sĩ sùng thượng kinh điển, lại vẫn tôn trọng đạo Phật. Ông đặt ra Hoằng Văn quán đãi hiền sĩ, chỉ thị cho tăng cường chỉnh lí và chú giải kinh điển. Trong sự chăm sóc cuả ông, danh Nho Nhan Sư Cổ đã san định thống nhất Ngũ kinh địch bản và Quốc tử tế tửu, Khổng Dĩnh Đạt biên soạn cuốn Ngũ kinh chính nghĩa. Do đường Thái tông chú ý tới công tác chú giải thồng nhất kinh điển nên Kinh học đời Đường rực rỡ hơn bất cứ thời đại nào truớc đó. Việc thống nhất Ngũ kinh chính nghĩa và Ngũ kinh địch bản của Đường Thái tông là một việc có tính trọng đại đối với Kinh học sử.

_ Đường Thái tông không chỉ tôn sùng Nho học, ông còn tuyên dương cả Phật và Đạo. Ông lấy lễ ưu đãi Huyền Trang, ủng hộ công việc dịch kinh Phật, đuợc các sử gia đời sau xưng tụng. Khoảng giữa niên hiệu Trinh Quán, các tông phái Phật giáo truyền nhập vào Triều Tiên và Nhật Bản, có quan hệ lớn đến chính sách "giữ gìn các tông giáo nước ngoài" của Đường Thái tông. Ông còn hợp thức hoá cho Cảnh giáo (một nhánh của Cơ Đốc giáo) mới du nhập vào Trung Quốc được tự do truyền đạo. Tất cả nhũng thái độ đó của ông phản ảnh tư tưởng trong sáng không dùng văn hoá bản địa đẻ bài xích các văn hoá ngoại lai, ý nghĩa của nó hết sức tích cực và tạo thành một tâm thái khai phóng về vănhoá dứoi đời Đường.

_ Đường Thái tông còn chấn hưng học hiệu, chế tác nhạc vũ như sách Cựu Đường thư. Văn Uyển truyện chép: "Văn hoàng đế cỡi nhung y liền mở học hiệu, cẩn thận lấy lễ đãi Nho sinh". Chính nhờ sự coi trọng của Đường Thái tông, chế độ gioá dục học hiệu được hoàn bị hoá, xác lập chế độ truờng học ở ba cấp trung ương, châu, huỵên. Ở kinh thành TRường An, tăng thêm truờng học, học trò quy tụ về lên đến số ngàn, Quốc Tử Giám trở thành học phủ quy mô nhất đương thời, chẳng

nhữgn ở trong nước mà các tù trưởng biên viễn xa xôi như các tộc Cao Xương, Thổ Phồn cũng cho con em đến theo học nền văn hoá phồn vinh của dân tộc Hán. Các nước khác như Tân La, Bách Tế, Cao Ly, Nhật Bản cũng ngưỡng mộ "Trinh Quán chi trị", cho các con em đến triều Đường luư học. Thời kỳ Trinh Quán, "quốc học hưng thịnh chưa bao giờ có". Đường Thái Tông còn cho hiệu đính lại Đại Đường nhã nhạc gồm 10 bộ, ông chủ trì sáng tác các ca khúc mới như các khúc "Tần vương phá trận nhạc" và "Công thành khánh thiện nhạc".

_ Triều đại Đường Thái tông là một triều đại uy hoàng trong lịch sử Trung Quốc. Sau này, có sử gia Ngô Căng căn cứ vào hành vi nghĩa cử của Đuờng Thái tông, viết Trinh Quán chính yếu khẳng định công trạng của thời Trinh Quán. Trinh Quán chính yếu trở thành tài liệu giáo khoa bắt buộc của các thiên tử giữa đời Đường trở về sau và Đường Thái tông trở thành mẫu mực điển hình cho các đế vương phong kiến.

Một phần của tài liệu 100 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Văn Hóa Trung Quốc ppsx (Trang 51 - 53)