Công tác đào tạo,bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 56 - 58)

- Bộ môn Lý thuyết chế biến Bộ môn Thực hành chế biến

2.3.3. Công tác đào tạo,bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

Mới đƣợc nâng cấp lên cao đẳng nên vấn đề chuẩn hoá và nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học trong giai đọan mới luôn đƣợc Trƣờng rất quan tâm. Hàng năm, Trƣờng luôn dành một khoản ngân sách và các chế độ ƣu tiên đặc biệt nhằm khuyến khích, động viên các cán bộ, giáo viên tích cực tham gia công tác đào tạo, bồi dƣỡng.

Từ năm 2003 đến nay Trƣờng đã có các lớp đào tạo, bồi dƣỡng sau: - Các lớp bồi dƣỡng về sƣ phạm bậc 1 và bậc 2.

- Mở các lớp bồi dƣỡng về ngoại ngữ trình độ A,B,C; các lớp tin học trình độ A,B và trình độ tin học nâng cao toàn thể giảng viên trong trƣờng có điều kiện tham gia. Cụ thể:

+ Từ năm 2003- 2006 luôn mở các lớp ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung hệ A,B,C cho cán bộ, giảng viên do các giảng viên ngoại ngữ của Trƣờng giảng dạy.

+ Năm 2003 có 15 giảng viên tham dự khóa học tiếng anh của Tổng cục Du lịch mở liên kết với Trung tâm tiếng anh APOLO.

+ Năm 2004 Trƣờng đã liên kết với Trung tâm tin học CITD mở các lớp tin học ứng dụng trình độ B,C cho cán bộ và giảng viên.

- Cử các giảng viên tham dự các lớp về phƣơng pháp giảng dạy, chƣơng trình phát triển đào tạo viên của dự án EU.

- Mở các lớp bồi dƣỡng về chuyên ngành do các giáo viên nƣớc ngoài giảng dạy nhƣ: pha chế đồ uống, nghiệp vụ lễ tân khách sạn...

- Tổ chức lớp thiết kế Powerpoint do giảng viên khoa công nghệ thông tin đảm nhiệm đã giúp phần nâng cao trình độ thiết kế bài giảng và giáo án điện tử của giảng viên.

- Cử giảng viên đi học, tham quan học tập ở nƣớc ngoài.

Mặc dù công tác đào tạo, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng đã đạt đƣợc những kết quả khá khả quan nhƣng bên cạnh đó còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ:

- Lãnh đạo Trƣờng chƣa có kế hoạch dài hạn cho việc học tập nâng cao trình độ nên còn bị động, chủ yếu phải trông chờ vào quyết định của cấp trên hay dự án. Việc học thạc sỹ, tiến sỹ còn mang tính tự phát theo nhu cầu cá nhân là chính.

- Kinh phí hỗ trợ cho việc học tập, bồi dƣỡng còn rất thấp nên số giảng viên đi học còn ít. Chủ yếu việc học tập, bồi dƣỡng tập trung ở giảng viên trẻ.

- Việc gửi giảng viên chuyên ngành đi tham quan học tập nƣớc ngoài còn hạn chế.

- Chƣa tổ chức các lớp bồi dƣỡng hƣớng dẫn sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại một cách bài bản nên nhiều giảng viên còn rất ngại ngùng không dám sử dụng.

Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành chƣa đƣợc quy hoạch một cách khoa học theo phƣơng châm chuẩn hoá, đồng bộ và hiện đại hoá. Chƣa có kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên chuyên ngành đầu ngành. Chế độ đãi ngộ cho vấn đề tự học còn quá eo hẹp nên chƣa tạo ra đƣợc động lực tự giác cao. Kết quả điều tra về công tác đào tạo, bồi dƣỡng từ năm 2003 đến nay có tới 65/87 ý

kiến cho rằng bình thƣờng chiếm tỷ lệ 74,7% và 22/87 ý kiến cho rằng tốt

chiếm tỷ lệ 25,3%. Con số thống kê trên cho thấy công tác đào tạo bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng của Trƣờng từ 2008 - 2012 cần phải làm tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)