Tổ bộ môn Lý thuyết chế biến Tổ bộ môn Thực hành chế biến

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 40 - 44)

- Tổ bộ môn Thực hành chế biến

07 12 12

Tổng số 57 15

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Qua bảng 2.6 chúng ta thấy số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành tập trung đông nhất ở Khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng và Khoa Quản trị chế biến món ăn. Đây là các khoa chủ lực trong đào tạo của Trƣờng từ khi mới thành lập, các nghiệp vụ cơ bản trong khách sạn gồm: Lễ tân, Bàn, Bar, Buồng, Bếp đều do các khoa này đảm nhiệm giảng dạy.

Để đánh giá về số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong giai đoạn hiện nay tác giả đã tiến hành thu thập số liệu về thực hiện giờ chuẩn của đội ngũ giảng viên chuyên ngành, tính toán tỷ lệ sinh viên/giảng viên của năm học 2007- 2008 và điều tra ý kiến bằng phiếu hỏi từ 57 giảng viên và 30 cán bộ quản lý. Kết quả nhƣ sau:

(1) Về thực hiện giờ chuẩn: 100% các tổ bộ môn chuyên ngành đều hoàn thành vƣợt mức khối lƣợng giờ chuẩn đƣợc giao khoảng từ 30%- 40%. Riêng Khoa Quản trị chế biến món ăn thì tỷ lệ vƣợt giờ chuẩn khá cao 80,6%. Nhƣng bên cạnh đó thì Bộ môn Nhà hàng của Khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng thì có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu cục bộ. Nguyên nhân là do: năm học 2007- 2008 số lƣợng học sinh đầu vào giảm hơn so với các năm trƣớc khoảng 15%, trình độ chuyên môn của Bộ môn chƣa đồng đều, số giảng viên

đảm nhiệm giảng dạy lý thuyết hệ cao đẳng còn ít dẫn đến trong cùng bộ môn ngƣời thì thừa giờ nhƣng lại có ngƣời chƣa đủ số giờ chuẩn.

(2) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên: theo tính toán chung trong toàn Trƣờng tỷ lệ sinh viên/giảng viên năm học 2007- 2008 hiện nay là 43:1. Nhƣ vậy tỷ lệ sinh viên/giảng viên hiện nay của Trƣờng đang cao hơn tỷ lệ yêu cầu đƣợc đặt ra là từ 20- 30 sinh viên/giảng viên đối với trƣờng đào tạo ngành nghề du lịch. (3) Tổng hợp ý kiến đánh giá về số lượng đội ngũ giảng viên chuyên ngành: Có 56/87 ý kiến cho rằng số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành hiện nay còn thiếu chiếm tỷ lệ 64,4%; 4/87 ý kiến cho rằng thừa chiếm tỷ lệ 4,6%; 27/87 ý kiến cho rằng đủ chiếm tỷ lệ 31%. Cũng có 45/87 ý kiến hiện

đội ngũ giảng viên chuyên ngành đang thiếu giảng viên giảng dạy lý thuyết, nhất là hệ cao đẳng chiếm tỷ lệ là 51,7%. 100% cùng có ý kiến hiện tại đội

ngũ giảng viên chuyên ngành đang thiếu giảng viên có trình độ sau đại học.

Kết luận, hiện tại số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành là chƣa đủ so với yêu cầu. Sự thiếu hụt giảng viên trầm trọng nhất đang diễn ra ở Khoa Quản trị chế biến món ăn. Các giảng viên của khoa này đang trở thành những chiếc “máy dạy“, họ không còn thời gian để đầu tƣ vào học tập nghiên cứu nên phần nào đã ảnh hƣởng tới chất lƣợng chuyên môn và đào tạo. Hiện tƣợng thừa mà lại thiếu cục bộ ở bộ môn Nhà hàng là do trình độ của giảng viên chƣa đáp ứng đƣợc sự chuyển đổi từ trung học lên cao đẳng.

Năm 2012 Trƣờng sẽ nâng cấp lên thành trƣờng Đại học Du lịch vói dự kiến tách Khoa Quản trị Khách sạn - Nhà hàng thành hai khoa là: Khoa Quản trị nhà hàng và Khoa Quản trị khách sạn. Số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành dự kiến cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.7. Dự kiến số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành của Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội đến năm 2012

TT Đơn vị/Bộ phận Hiện tại Kế hoạch 2012

1 Ban Giám hiệu (*) 1 1

2 Phòng Đào tạo (*) 2 3

5 Phòng Tài chính - kế toán (*) 1 4

6 Khách sạn Hoàng Long (*) 8 8

6 Khoa Quản trị khách sạn 17 15

7 Khoa Quản trị nhà hàng 15

8 Khoa Quản trị chế biến món ăn 19 32

9 Khoa Tài chính - kế toán 10 14

10 Khoa Quản trị lữ hành - hƣớng dẫn 11 15

Tổng cộng 72 114

Ghi chú: (*) Giảng viên chuyên ngành kiêm chức

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Qua số liệu bảng 2.7. chúng ta thấy, số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành của Trƣờng đến năm 2012 sẽ cần bổ sung là 42 ngƣời (72 - 114); trong đó kiêm chức là 08 ngƣời. Nhƣ vậy, ngay từ bây giờ nhà trƣờng cần có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, bồi dƣỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động đội ngũ giảng viên chuyên ngành sao cho “đúng ngƣời, đúng việc” đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2.2.2. Thực trạng cơ cấu

2.2.2.1.Cơ cấu theo tuổi đời và thâm niên giảng dạy

Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong nhà trƣờng ngoài việc quan tâm đến số lƣợng giảng viên giảng dạy, trình độ chuyên môn, chất lƣợng giảng dạy, chức danh, học vị... thì cơ cấu tuổi đời và thâm niên công tác của đội ngũ cũng là vấn đề ngƣời quản lý nhà trƣờng cần phải quan tâm. Bởi vì, các yếu tố này chứa đựng trong nó sức mạnh tiềm ẩn mà nếu không biết tận dụng khai thác hoặc không có kế hoạch ứng phó trƣớc sẽ gây cản trở cho sự phát triển của Trƣờng.

Bảng 2.8. Thống kê tuổi đời và thâm niên giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Tuổi đời Thâm niên giảng dạy

Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ Thời gian Số lƣợng Tỷ lệ

Dưới 30 tuổi 07 12% Dưới 05 năm 07 12%

Từ 31- 40 tuổi 30 53% Từ 05 - 10 năm 12 21%

Trên 50 tuổi 08 14% Trên 20 năm 13 23%

Độ tuổi trung bình 39 Số năm công tác trung bình 14

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Nhận xét chung:

Với tuổi đời trung bình là 39 tuổi và tuổi nghề trung bình là 14 năm thì đội ngũ giảng viên chuyên ngành đã đảm bảo đƣợc yêu cầu trẻ hoá, có sự phân hoá rõ ràng của ba thế hệ : trẻ- trung bình- già phù hợp với quy luật phát triển “tre già” thì có “măng mọc”.

Tỷ lệ giảng viên chuyên ngành có độ tuổi từ trên 30 đến dƣới 50 tuổi và có thâm niên giảng dạy từ 5 năm- 10 năm chiếm đại đa số là một lợi thế lớn cho công tác đào tạo và chiến lƣợc phát triển lên đại học của Trƣờng năm 2012. Bởi vì, họ đang ở độ tuổi sung sức nhất cả về chuyên môn, thể lực và trí thức. Hiện tại, họ đang là đội ngũ chủ công trong giảng dạy, trong công tác đoàn thể của Trƣờng. Nếu phát huy đƣợc sức mạnh tiềm ẩn của đội ngũ này sẽ nâng chất lƣợng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành lên cao hơn.

Đối với giảng viên chuyên ngành có độ tuổi trên 50 và số năm công tác trên 20 đƣợc xem là các “viên ngọc quý”. Họ có kinh nghiệm trong giảng dạy và kiến thức thực tế vững chắc nhƣng lại có hạn chế về ngoại ngữ , tin học. Nguyên nhân chính là ngại học cao hơn vì có tuổi và cản trở việc gia đình. Tuy vậy, hiện tại họ vẫn đang là trụ cột trong chuyên môn ở các khoa/bộ môn của Trƣờng. Năm 2010 sẽ có 02 giảng viên bộ môn Khách sạn và 01 giảng viên bộ môn Văn hoá du lịch sẽ nghỉ chế độ, họ hiện đang giữ các chức vụ Trƣởng bộ môn, nhà trƣờng cần có kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ kế cận để tránh hụt hẫng.

2.2.2.2.Cơ cấu theo giới tính

Bảng 2.9. Thống kê giới tính đội ngũ giảng viên chuyên ngành

STT Khoa chuyên ngành Giảng viên chuyên ngành

Nam Nữ 1 Tài chính - Kế toán du lịch 02 08 - Bộ môn Tài chính - Bộ môn Kế toán 01 01 03 05

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)