Thực trạng về chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 44 - 52)

- Bộ môn Lý thuyết chế biến Bộ môn Thực hành chế biến

2.2.3. Thực trạng về chất lượng

Muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo thì trƣớc hết Trƣờng phải có một đội ngũ giảng viên chuyên ngành có chất lƣợng cao. Trong đó các yếu tố:

trình độ, năng lực và phẩm chất đƣợc xem là nền tảng cơ bản trong đánh giá về chất lƣợng của ngƣời giảng viên.

2.2.3.1.Trình độ học vấn và ngành nghề được đào tạo của đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Bảng 2. 10. Thống kê về các chức danh và trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Tổng số GVCN

Trình độ học vấn Chức danh

Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học GV trung học Giảng viên

57 01 13 43 18 39

Tỷ lệ % 2% 23% 75% 32% 68%

Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Tiến sĩ 2% Thạc sĩ 23% Đại học 75%

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Nhận xét chung:

Quan sát bảng 2.10 thấy tỷ lệ đội ngũ giảng viên chuyên ngành có trình độ đại học đang chiếm ƣu thế (75%); tiến sỹ 2%, thạc sỹ 23%, không có các trình độ giáo sƣ, phó giáo sƣ . Nhƣ vậy, tỷ lệ trình độ thạc sỹ và tiến sỹ hiện nay của đội ngũ giảng viên chuyên ngành còn rất thấp chỉ có 25%. Theo chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001- 2010 thì tỷ lệ này phấn đấu đến năm 2010 ở các trƣờng đại học, cao đẳng sẽ là 50%. Do đó, cần có các chính sách thích hợp để động viên đội ngũ giảng viên chuyên ngành học tập nâng cao trình độ.

tốt nghiệp lấy bằng thạc sỹ sẽ bổ sung cho tỷ lệ đội ngũ giảng viên chuyên ngành có trình độ sau đại học cao hơn.

Tỷ lệ các chức danh: Giáo viên trung học chiếm 32%, giảng viên 68%, không có giảng viên chính và giảng viên cao cấp cũng đang là bài toán mà đội ngũ giảng viên chuyên ngành cần có lời giải trong những năm tới.

Song song với trình độ học vấn thì trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên chuyên ngành cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dạy học. Hiện tại, nƣớc ta chƣa có trƣờng đại học chính quy về chuyên ngành du lịch nên trình độ đào tạo chuyên môn của đội ngũ giảng viên chuyên ngành rất đa dạng. Hầu hết giảng viên của Trƣờng đều tốt nghiệp từ trƣờng đại học có cùng chuyên ngành phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trƣờng đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng dƣới đây:

Bảng 2.11. Thống kê về trình độ đào tạo chuyên ngành của đội ngũ giảng viên chuyên ngành

STT Chuyên ngành đào tạo Tổng số Trình độ đào tạo

Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học

1 Quản trị kinh doanh 13 1 3 9

2 Quản trị doanh nghiệp 5 3 2

3 Quản trị kinh doanh du lịch 16 3 13

4 Ngoại ngữ 7 7

5 Kế toán tài chính 3 3

6 Kế toán thƣơng nghiệp 2 2

7 Tài chính ngân hàng 3 3

8 Quản lý giáo dục 1 1

9 Tài chính kế toán 4 2 2

10 Quản lý văn hoá 2 1 1

11 Công nghệ thực phẩm 1 1

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Theo bảng 2.11, số giảng viên chủ yếu tốt nghiệp từ các chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh khách sạn. Điều này đã bắt buộc các giảng viên phải luôn nâng cao ý thức tự học, tự bồi

dƣỡng để nâng cao kiến thức. Riêng đội ngũ giảng viên chuyên ngành trẻ để trau dồi thêm năng lực chuyên môn nhà trƣờng yêu cầu hàng năm họ phải dành thời gian học tập thực tế (02 tháng), sau đó làm báo cáo về công việc đã thực hiện trƣớc tổ bộ môn. Cách làm này đã giúp các giảng viên trẻ có thêm kinh nghiệm thực tế và các dẫn chứng cho bài học sinh động hơn.

Mặt khác, Trƣờng cũng thƣờng xuyên mời các giám đốc, trƣởng bộ phận của các khách sạn, các chuyên gia đầu ngành trong nƣớc và nƣớc ngoài đến giao lƣu và bồi dƣỡng thêm kiến thức nghiêp vụ cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành. Chính vì vậy, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên chuyên ngành không ngừng đƣợc nâng cao với nhiều giảng viên có tay nghề bậc cao; một số đã đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài; một số đƣợc phong tặng các danh hiệu cao quý có tầm cỡ quốc tế khác nhƣ: 01 chuyên gia thế giới, 04 chuyên gia khu vực ASEAN.

Trƣờng cũng thƣờng xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên chuyên ngành bằng cách dự giờ, tổ chức hội giảng các cấp... đã giúp cho các giảng viên có cơ hội đƣợc giao lƣu, cọ xát, học hỏi chuyên môn từ các đồng nghiệp ở trong và ngoài trƣờng.

Từ năm 2003 đến nay, đội ngũ giảng viên chuyên ngành đã có 35 ngƣời đạt danh hiệu Dạy giỏi cấp trƣờng, 11 ngƣời đạt danh hiệu Dạy giỏi cấp Thành phố và 03 ngƣời đạt danh hiệu Dạy giỏi cấp quốc gia. Cụ thể ở từng năm nhƣ sau:

Bảng 2.12. Thống kê số lƣợng giảng viên chuyên ngành đạt danh hiệu Dạy giỏi

STT Năm học Số lƣợng giảng viên đạt danh hiệu Dạy giỏi

Cấp Trường Cấp Thành phố Cấp Quốc gia

1 2003 - 2004 04 02 01

2 2004 - 2005 06 01 0

3 2005 - 2006 09 03 02

4 2006 - 2007 09 03 0

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) Tóm lại, trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên chuyên ngành hiện nay là đạt chuẩn so với Luật Giáo dục quy định. Hiện các học hàm, học vị: giáo sƣ, phó giáo sƣ của Trƣờng chƣa có, các tỷ lệ tiến sỹ và thạc sỹ còn ít đang là vấn đề cản trở cho tiến trình chuyển lên đại học. Trƣờng đang có 02 giảng viên làm nghiên cứu sinh và 40 giảng viên đang theo học các lớp sau đại học (trong đó có 10 giảng viên chuyên ngành) sẽ là nguồn bổ sung nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ trên đại học của Trƣờng ngày một cao hơn.

Để đáp ứng yêu cầu mục tiêu Trƣờng đặt ra đến 2012 sẽ có 65% giảng viên có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ thì trong thời gian tới Trƣờng cần xây dựng các chế độ hợp lý để khuyến khích các giảng viên học tập nâng cao trình độ.

2.2.3.2. Trình độ nghiệp vụ sư phạm, tin học và ngoại ngữ

Nghiệp vụ sƣ phạm, ngoại ngữ và tin học là những điều kiện cần và đủ để trở thành ngƣời giảng viên trƣờng đại học, cao đẳng.

Bảng 2.13. Thống kê trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên chuyên ngành

T.số Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học

57

Cử nhân C B A Cử nhân C B A

04 12 34 7 0 7 41 9

T.lệ % 7% 21% 60% 12% 0 12% 72% 16%

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

Nhận xét chung:

(1) Trình độ ngoại ngữ:

Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp và chuyên môn sẽ là điều kiện tốt để giảng viên tăng cƣờng khả năng khai thác tài liệu tiếng nƣớc ngoài, giảng dạy bằng ngoại ngữ và truy cập internet hiệu quả hơn. Mặt khác, đào tạo nhân lực du lịch ngày nay yêu cầu không chỉ tinh thông nghiệp vụ mà còn phải thông thạo ngoại ngữ nên đòi hỏi đội ngũ giảng viên chuyên ngành phải thông thạo ngoại ngữ. Trƣờng đang có rất nhiều mối quan hệ với các trƣờng quốc tế nhƣ: Bỉ, Singapore, là thành viên của hiệp

hội du lịch APETIT với những học bổng đào tạo ở nƣớc ngoài, những mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác nƣớc ngoài là những cơ hội lớn để các giảng viên có điều kiện để tiếp thu các kiến thức hiện đại, cơ hội học tập nâng cao trình độ. Nhƣng điều quan trọng là phải thông thạo ngoại ngữ. Thời gian qua các cơ hội này hầu hết đều bị bỏ lãng phí vì khả năng ngoại ngữ của giảng viên còn hạn chế.

Bảng 2.14: Thống kê đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Tổng số GVCN

Năng lực sử dụng ngoại ngữ

Thành thạo Tương đối thành thạo Không thành thạo

57 15 34 8

Tỷ lệ % 26% 60% 14%

Bảng 2.13 và bảng 2.14 cho thấy tỷ lệ giảng viên có trình độ ngoại ngữ : đại học, trình độ C đang chiếm tỷ lệ rất ít (chỉ có 28%), năng lực sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn đƣợc các giảng viên tự đánh giá là còn hạn chế. Chỉ có 26% tự thấy là thành thạo, 60% cho rằng tƣơng đối thành thạo và còn 14% không thành thạo.

(2) Trình độ tin học:

Kiến thức tin học sẽ giúp các giảng viên cập nhật tri thức mới nhanh chóng và thuận tiện. Ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học sẽ giảm bớt sự nhọc nhằn và tạo cho bài giảng sẽ có sức hút hơn.

Bảng 2.15. Thống kê đánh giá năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin trong công việc của đội ngũ giảng viên chuyên ngành Tổng số

GVCN

Năng lực sử dụng Khả năng khai thác

Thành thạo Chưa thành thạo Hiệu quả Chưa hiệu quả

57 35 22 30 27

Tỷ lệ % 61% 39% 53% 47%

trong việc phục vụ cho công tác giảng dạy. Biểu hiện cụ thể là: trong 57 giảng viên hiện nay có 61% biết sử dụng máy tính thành thạo. Tuy nhiên việc ứng dụng máy tính vào công việc khai thác thông tin thì tỷ lệ còn thấp (vẫn còn 47% giảng viên chƣa thành thạo trong khai thác và cập nhật hệ thống dữ liệu và thông tin phục vụ cho công việc). Trƣờng cần thúc đẩy việc soạn giáo án điện tử, bài giảng điện tử để các giảng viên khai thác hết tiềm năng của công nghệ thông tin trong dạy học.

(3) Năng lực sƣ phạm:

Do đặc thù nghề nghiệp nên số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành đƣợc đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm chính quy rất ít. Do đó, Trƣờng đã tổ chức nhiều lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho các giảng viên. Hiện 100% đội ngũ giảng viên chuyên ngành có chứng chỉ sƣ phạm bậc 1; 96,5% có chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm bậc 2 (chỉ còn 02 giảng viên mới tuyển dụng mới chƣa có chứng chỉ sƣ phạm bậc 2). Sắp tới Trƣờng sẽ nâng cấp lên đại học đòi hỏi các giảng viên cần đƣợc trang bị nghiệp vụ sƣ phạm đại học (hiện mới chỉ có 07 giảng viên có chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm đại học). Đây là điều kiện để đội ngũ giảng viên chuyên ngành đạt chuẩn về trình độ sƣ phạm theo yêu cầu của nhiệm vụ mới.

Tóm lại, hiện nay Trƣờng đang có một đội ngũ giảng viên chuyên ngành có chất lƣợng đảm bảo theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng. Qua khảo sát kết quả đánh giá chung về năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên chuyên ngành nhƣ sau:

Bảng 2.16. Thống kê đánh giá về năng lực giảng dạy và trình độ của đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Năng lực Mức độ đánh giá%

Giỏi Khá Trung bình Yếu Rất yếu

Giảng dạy lý thuyết 16,1%

(14/87) 66.7% 66.7% (58/87) 17,2% (15/87) 0 0 Giảng dạy thực hành 47,1% (41/87) 44.8% (39/87) 8,1% (7/87) 0 0 Trình độ chuyên môn 26,4% (23/87) 73,6% (64/87) 0 0 0

Trình độ sƣ phạm 24,1% (21/87) 62,1% (54/87) 13,8% (12/87) 0 0

Bảng 2.16. cho ta thấy đội ngũ giảng viên chuyên ngành không có trình độ và năng lực yếu. Tỷ lệ có trình độ và năng lực trung bình chiếm rất thấp. Phần đa đội ngũ giảng viên chuyên ngành có trình độ và năng lực khá giỏi. Đây là thuận lợi của Trƣờng, là bàn đạp để Trƣờng bƣớc tiếp tới đại học.

2.2.3.3. Nghiên cứu khoa học, tự học và tự bồi dưỡng

Năng lực NCKH của đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong những năm qua đã có sự tiến bộ rõ rệt về cả chất lẫn lƣợng, đã có nhiều đề tài đƣợc đánh giá cao, ví dụ: đề tài cấp bộ “ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề trong khách sạn ở Việt Nam” của khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng năm 2003 đang đƣợc ứng dụng để nâng bậc nghề cho các khách sạn. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên chuyên ngành còn tham gia vào các dự án xây dựng chƣơng trình khung đào tạo quốc gia ngành du lịch và một số đề tài cấp ngành khác đã đƣợc đánh giá cao. Tuy nhiên, không phải tất cả các giảng viên đều mặn mà, hăng hái tham gia, coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của ngƣời giảng viên mà mới chỉ mang tính hình thức.

Đối với tự học và tự bồi dƣỡng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành với những kết quả rất khả quan. Năm 2003 chỉ có 05 thạc sỹ và còn 03 giáo viên chƣa có bằng đại học thì đến nay con số này đã là: 13 thạc sỹ và 100% giáo viên đã có bằng đại học.

Theo các ý kiến đánh giá về công tác NCKH hiện nay của đội ngũ giảng viên chuyên ngành có 7/57 ý kiến cho rằng tốt chiếm tỷ lệ 12,3%, 17/57 ý kiến cho rằng chƣa tốt chiếm tỷ lệ 29,8%, 33/57 ý kiến cho là bình

thƣờng chiếm tỷ lệ 57,9%. Nhƣ vậy kết luận chung là công tác NCKH của

đội ngũ giảng viên chuyên ngành mới ở mức bình thƣờng.

2.2.3.4. Phẩm chất chính trị và đạo đức

Trong các báo cáo tổng kết năm học của Trƣờng từ năm 2003 đến nay đều có nhận định chung là: đội ngũ giảng viên chuyên ngành nói chung đều

hiện nghiêm chỉnh đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nƣớc; thực hiện tốt các quy định đạo đức của nhà giáo.

Năm học 2007- 2008 Trƣờng đã phát động phong trào: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” tới mỗi giảng viên đã tạo nên khí thế phấn đấu cao trong đội ngũ giảng viên chuyên ngành. Qua phong trào đã tìm ra đƣợc những đồng chí đủ điều kiện làm nòng cốt cho công tác phát triển Đảng. Hiện đã có 14 đồng chí vinh dự đƣợc đứng trong tổ chức Đảng chiếm tỷ lệ 18% trong tổng số Đảng viên hiện có của Trƣờng. Năm tới sẽ kết nạp thêm 04 đồng chí và đang có nhiều đồng chí khác trong diện cảm tình sẽ giúp cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành càng vững mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)