- Bộ môn Lý thuyết chế biến Bộ môn Thực hành chế biến
2.2.4. Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên chuyên ngành giai đoạn hiện nay
Qua phân tích thực trạng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng trong thời gian qua, tác giả thấy nổi lên các điểm mạnh và điểm yếu sau:
2.2.4.1. Điểm mạnh
Kể từ khi thành lập, Trƣờng đã cung cấp số lƣợng lớn học viên có kiến thức và tay nghề giỏi, thành thạo ngoại ngữ, có đạo đức nghề nghiệp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng... hàng đầu Việt Nam. Nhiều học sinh của Nhà trƣờng đạt đƣợc giải thƣởng cao tại các cuộc thi tay nghề ASEAN và thế giới.
Trƣờng đang có một đội ngũ giảng viên chuyên ngành có độ tuổi còn trẻ và dày dạn thâm niên trong giảng dạy, có trình độ chuyên môn đồng đều, tay nghề giỏi, nhiều ngƣời đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tại nƣớc ngoài. Giảng viên có năng lực giảng dạy tốt; có phẩm chất và lối sống lành mạnh; luôn có ý thức, gƣơng mẫu trong công việc; chấp hành tốt các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc
2.2.4.2. Điểm yếu
Bên cạnh những mặt mạnh thì đội ngũ giảng viên chuyên ngành của Trƣờng còn bộc lộ một số mặt hạn chế:
Một là, nhìn chung thì số lƣợng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành
là còn thiếu. Nhƣng có tổ bộ môn lại có hiện tƣợng “thừa”, nguyên nhân do sự quản lý sắp xếp điều phối nhân lực ở khoa chƣa hợp lý. Hiện tƣợng thiếu giảng viên có trình độ giảng dạy hệ cao đẳng còn tồn tại ở một số tổ bộ môn là điều Trƣờng cần chú ý để bổ sung hoặc bồi dƣỡng. Đã có 52/87 ý kiến
chiếm tỷ lệ 59,8% thấy việc phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong thời gian tới là việc cần thiết, 25/87 ý kiến chiếm tỷ lệ 28,7% cho rằng rất cần thiết và chỉ có 10/87 ý kiến chiếm tỷ lệ 11,5% cho rằng chƣa cần thiết.
Hai là, có sự mất cân bằng giới ở các tổ bộ môn. Tình trạng nam nhiều
hơn nữ hoặc ngƣợc lại đang phổ biến với tỷ lệ cao. Đặc biệt một số bộ môn còn có nữ hoặc nam chiếm dến 100% gây mất cân bằng giới. Hơn nữa, trong các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở các khoa chƣa quan tâm đến nữ gây nên sự bất bình đẳng.
Ba là, trình độ học vấn sau đại học của đội ngũ giảng viên chuyên ngành
còn rất thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chuẩn hoá các chức danh giảng viên và chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu nâng cấp Trƣờng lên đại học trong tƣơng lai.
Bốn là, năng lực sử dụng ngoại ngữ và năng lực sử dụng hiệu quả tin
học trong công việc còn rất hạn chế đã làm giảm khả năng nghiên cứu, giảm khả năng ứng dụng thông tin vào trong giảng dạy.
Tóm lại, nhìn chung đội ngũ giảng viên chuyên ngành của Trƣờng và
công tác phát triển đội ngũ của Trƣờng thời gian qua đã đƣợc các cấp uỷ Đảng và Ban giám hiệu quan tâm nên đã luôn duy trì đƣợc chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm đƣợc còn một số mặt hạn chế nhƣ: số lƣợng tiến sỹ, thạc sỹ còn ít; khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học còn hạn chế... nên phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành. Thời gian tới Trƣờng cần có các biện pháp tích cực để thay đổi những vẫn đề còn tồn tại, vững bƣớc tiến lên một tầm cao mới.