Nhóm biện pháp 6: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 89 - 94)

. Nguồn tuyển từ ngoài trường:

3.2.6. Nhóm biện pháp 6: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên chuyên ngành

đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ không thể thiếu của mỗi giảng viên. Đẩy mạnh hoạt động NCKH trong đội ngũ giảng viên chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ và năng lực để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy, đóng góp vào phong trào NCKH của Trƣờng những sáng kiến, những công trình nghiên cứu có chất lƣợng.

Nội dung của biện pháp:

Thời gian qua, hoạt động NCKH của đội ngũ giảng viên chuyên ngành tiến triển còn chậm, chỉ tập trung ở một số ở một số giảng viên, thƣờng dƣới dạng viết bài giảng hoặc giáo trình còn dƣới dạng các đơn đặt hàng của các đơn vị, viết sách để xuất bản.. rất ít. Để đẩy mạnh hoạt động NCKH của đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong thời gian tới Trƣờng cần quán triệt và chỉ đạo tập trung vào những vấn đề sau:

- Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động NCKH cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành.

- Nâng cao năng lực NCKH cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành. - Xây dựng chế độ khuyến khích, hỗ trợ hoạt động NCKH.

- Bồi dƣỡng năng lực NCKH cho sinh viên.  Cách thức tiến hành biện pháp:

3.2.6.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của NCKH cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Hoạt động NCKH đƣợc xem là nhiệm vụ cơ bản có tính chiến lƣợc của một trƣờng cao đẳng. Nó là một trong những biện pháp để mở rộng kiến thức, nâng cao chất lƣợng giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên ngành. Nhƣng thực tế thời gian qua hoạt động NCKH chỉ tập trung chủ yếu ở một nhóm giảng viên. Nguyên nhân chính của việc họ ít/không tham gia NCKH là do họ không có thời gian hay nghĩ nó không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Chính vì vậy, cần nâng cao nhậnthức về vai trò của NCKH cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành. Công việc này bao gồm:

- Viết bài tuyên truyền, vận động đội ngũ giảng viên chuyên ngành tham gia NCKH trên các bản tin trong website của nhà trƣờng.

- Tổ chức các cuộc hội nghị, diễn đàn về vấn đề NCKH để mọi giảng viên hiểu rõ hơn về vai trò, tác dụng của NCKH đối với hoạt động đào tạo.

- Quán triệt nhiệm vụ NCKH đến từng giảng viên thông qua các cuộc phát động phong trào; ban hành quy định, quy chế về NCKH với từng chức danh giảng viên.

- Tổ chức các buổi toạ đàm về nhiệm vụ NCKH của giảng viên. Phổ biến các quy định cụ thể của nhà trƣờng, của Bộ Giáo dục về hoạt động NCKH của giảng viên để mọi ngƣời có kế hoạch, chuẩn bị ý tƣởng

- Đƣa NCKH là vào trong những tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ giảng viên chuyên ngành hàng năm. Đây là điều kiện đủ để xét các danh hiệu thi đua của cá nhân, tổ bộ môn, khoa nhƣ: tổ lao động giỏi, chiến sỹ thi đua, khoa lao động giỏi...

- Thông báo nhiệm vụ NCKH từng năm của từng chức danh giảng viên để họ biết, đăng ký các đề tài NCKH và cũng là cơ sở để tính nhiệm vụ NCKH của mỗi giảng viên cuối năm.

3.2.6.2. Nâng cao năng lực NCKH cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ không thể thiếu của giảng viên. Nó giúp giảng viên mở rộng kiến thức, nâng cao chất lƣợng giảng dạy, tạo ra sản phẩm mới và giúp thúc đẩy quá trình giáo dục. Nâng cao năng lực NCKH cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành sẽ giúp họ có khả năng NCKH hiệu quả và chất lƣợng hơn. Chính vì vậy, nhà trƣờng cần chú ý thực hiện các giải pháp sau:

- Tăng cƣờng các kiến thức về phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành qua các hình thức bồi dƣỡng ngắn hạn.

- Khuyến khích giảng viên đăng ký và bảo vệ đề tài NCKH dù đó chỉ là một vấn đề nhỏ, nhƣng có ý nhĩa thiết thực về lý luận hoặc có ý nghĩa thiết thực trong ứng dụng thực tế.

- Khuyến khích tính đa dạng của các đề tài NCKH: có thể gắn với chuyên môn, chuyên ngành cụ thể hoặc gắn với công tác đào tạo; nhƣng cũng

có thể là những đề tài gắn với các chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng, những vấn đề mang tính lý luận khoa học...

- Một số giảng viên chƣa quen với việc NCKH, có thể kết hợp nghiên cứu chung đề tài với những ngƣời có kinh nghiệm để giúp đỡ họ những bƣớc đi ban đầu trên con đƣờng NCKH.

3.2.6.3. Xây dựng chế độ khuyến khích, hỗ trợ hoạt động NCKH

Để tạo điều kiện cho đông đảo giảng viên hăng hái tham gia hoạt động NCKH nhà trƣờng cần có các chế độ khuyến khích, hỗ trợ hợp lý. Cụ thể:

- Tạo điều kiện về thời gian: hiện nay do số lƣợng sinh viên đông nên đội ngũ giảng viên chuyên ngành không có thời gian để tham gia NCKH. Nhà trƣờng cần giảm giờ giảng dạy hoặc sắp xếp lịch giảng dạy phù hợp để mọi ngƣời có điều kiện tham gia.

- Tạo điều kiện về tài liệu: thƣ viện nhà trƣờng tuy có nhiều đầu sách nhƣng những sách chuyên khảo cho vấn đề nghiên cứu thì còn ít. Mặt khác thời gian làm việc của thƣ viện thƣờng vào giờ hành chính nên hạn chế việc đọc của giảng viên.

- Tạo điều kiện về thiết bị: thiết bị là phƣơng tiện giúp thực hiện các NCKH. Các thiết bị cần là: máy tính, máy chiếu, internet, thiết bị thực hành. Hiện nay các thiết bị của nhà trƣờng tuy đã đƣợc đầu tƣ nhƣng số lƣợng vẫn còn hạn chế nên phần nào chƣa thoả mãn đƣợc nhu cầu của giảng viên. Thời gian tới nhà trƣờng cần quan tâm đầu tƣ thêm vào lĩnh vực này

- Hỗ trợ tài chính: chính sách tài chính chƣa thể hiện đƣợc sự quan tâm đúng mức của nhà trƣờng là một trong những nguyên nhân làm cho giảng viên chƣa thiết tha với NCKH: mức độ kinh phí của mỗi đề tài còn eo hẹp, phần thƣởng sau khi hoàn thành còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Cần có một khung chế tài cụ thể tuỳ thuộc vào cấp độ của các công trình NCKH phù hợp với điều kiện hiện nay để động viên, khuyến khích các giảng viên tham gia.

Trong trƣờng cao đẳng việc NCKH không chỉ là nhiệm vụ của giảng viên mà còn của sinh viên. Việc tham gia NCKH giúp cho sinh viên hình thành và bồi dƣỡng những phẩm chất cần thiết cho tƣơng lai nhƣ: tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn, tìm tòi sáng tạo, khách quan, chính xác. Bên cạnh đó, tham gia NCKH giúp sinh viên phát huy đƣợc tính năng động sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi kiến thức và các phƣơng pháp nhận thức khoa học, đồng thời giúp họ hình thành những phẩm chất của nhà nghiên cứu. Điều này đồng nghĩa với việc đào tạo sinh viên thành các chuyên gia năng động, tƣ duy sắc bén, có năng lực nghiên cứu và sáng tạo. Nhờ NCKH sinh viên đƣợc tiếp cận nhiều hơn với thực tế, hiểu biết về nghề, hình thàh và bồi dƣỡng tình cảm nghề nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức cho sinh viên tham gia NCKH là việc hết sức cần thiết trong hoạt động NCKH của nhà trƣờng. Nó sẽ thúc đẩy NCKH trong nhà trƣờng mạnh mẽ hơn.

Thực tế hiện nay nhà trƣờng chƣa quan tâm đến đối tƣợng sinh viên trong vấn đề NCKH. Nguyên nhân chính là do Trƣờng mới nâng cấp từ trung học lên cao đẳng nên còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý. Đây là một thiệt thòi lớn cho cả sinh viên và nhà trƣờng. Sinh viên hiện nay chƣa đƣợc tiếp cận với các lý luận và phƣơng pháp NCKH. Chính vì vậy, cần bồi dƣỡng cho sinh viên những nội dung sau:

 Về nội dung bồi dƣỡng:

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về NCKH: chủ yếu là các kiến thức ban đầu nhƣ: khái niệm, lý do, yêu cầu cần chú ý trong quá trình nghiên cứu, phẩm chất cần có của ngƣờinghiên cứu

- Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: bên cạnh trang bị các kiến thức cơ bản về phƣơng pháp luận, sinh viên làm quen với các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: phân tích, tổng hợp tài liệu, quan sát, phỏng vấn, điều tra...

- Các thủ thật nghiên cứu: sinh viên đƣợc hƣớng dẫn chu đáo cách thức xác định tên đề tài, xây dựng giả thuyết đến kỹ năng lập đề cƣơng nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu khảo sát, biểu diễn bằng đồ thị, mô hình hoá...

- Tổ chức cho sinh viên học tập nghiên cứuấối trình chuyên đề phƣơng pháp NCKH.

- Tổ chức các buổi nói chuyện chyên đề, diễn đàn trao đổi phƣơng pháp NCKH với sự tham gia của các nhà khoa học, giảng viên có kinh nghiệm trong NCKH và hƣớng dẫn sinh viên NCKH.

- Đƣa ra các bài tập nghiên cứu thƣờng đƣợc gọi là bài tập lớn thay thế cho bài kiểm tra thi hết học phần hoặc thi hết môn.

- Viết khoá luận hay luận văn vào năm cuối cùng của khoá học.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)