Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý và

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 64 - 68)

- Bộ môn Lý thuyết chế biến Bộ môn Thực hành chế biến

3.2.1.Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý và

nhiệm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chuyên ngành

Mục đích của biện pháp:

Nhận thức đúng về vị trí, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành sẽ là tiền đề giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chuyên ngành thành công trong triển khai hoạt động dạy học, hoạt động quản lý của nhà trƣờng. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chuyên ngành nhằm các mục đích:

- Giúp họ hiểu rõ về sứ mạng, mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chiến lƣợc của nhà trƣờng trong việc đào tạo các chuyên ngành.

- Giúp họ nắm vững những yêu cầu về đào tạo của từng chuyên ngành theo mã ngành đào tạo.

- Giúp họ nhận thấy đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình ở vị trí công tác hiện tại đối với quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành. Từ có thái độ tích cực, có hƣớng chỉ đạo sáng suốt góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

Nội dung của biện pháp:

Một trong những điều kiện quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của tổ chức chính là sự thống nhất nhận thức của mọi thành viên trong tổ chức. Do vậy, quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành muốn đạt hiệu quả cần quán triệt tƣ tƣởng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tới mọi thành viên, trong đó quan trọng nhất là đội ngũ đội ngũ giảng viên chuyên ngành và giảng viên chuyên ngành. Bởi, họ là lực lƣợng nòng cốt trong mọi hoạt động của nhà trƣờng sự nhận thức đúng đắn của họ sẽ giúp họ hoàn thành tốt công việc đƣợc giao.

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chuyên ngành ở Trƣờng giai đoạn hiện nay cần thực hiện với các nội dung sau:

- Tổ chức học tập Luật Giáo dục, Điều lệ Trƣờng cao đẳng; văn bản, chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nƣớc có liên quan đến quản lý phát triển giảng viên; về sứ mạng, mục tiêu, nhiệm vụ của trƣờng cao đẳng và các vấn đề khác có liên quan đến giảng viên.

- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề về đào tạo và vai trò của các giảng viên chuyên ngành trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo các chuyên ngành.

- Tổ chức các cuộc hội nghị sinh viên để tạo điều kiện gặp mặt giao lƣu giữa sinh viên với các giảng viên chuyên ngành. Qua đó, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chuyên ngành nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng, chất lƣợng đào tạo của các chuyên ngành để có hƣớng chỉnh sửa cho phù hợp.

Cách thức thực hiện biện pháp:

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (gồm trƣởng/phó các khoa, bộ môn, giáo vụ khoa, cán bộ các phòng, ban) đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển, chèo lái nhà trƣờng đi theo đúng hƣớng mục tiêu đã định. Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành muốn đạt hiệu quả đòi hỏi các cán bộ

quản lý phải nắm vững vị trí, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành đối với đào tạo và sự phát triển của nhà trƣờng.

Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về vị trí, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành sẽ giúp họ có có cái nhìn vừa tổng quát, vừa sâu sắc, vừa toàn diện đối với đội ngũ này trong nhà trƣờng. Từ đó, giúp họ có những định hƣớng cụ thể trong công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra; đảm bảo đội ngũ này phát triển một cách bền vững theo mục tiêu nhà trƣờng đề ra.

Trong giai đoạn hiện nay, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý cần thực hiện các biện pháp cụ thể nhƣ sau:

- Thông qua những buổi sinh hoạt chính trị (theo định kỳ) trao đổi, nói chuyện với đội ngũ cán bộ quản lý về sứ mạng, nhiệm vụ chiến lƣợc, mục tiêu đào tạo chung của các chuyên ngành và mục tiêu cụ thể của từng năm học. Qua các buổi sinh hoạt này giúp đội ngũ cán bộ quản lý hiểu rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội. Nhờ vậy, họ nhận rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình ở cƣơng vị đƣợc giao.

- Phát động phong trào học tập tìm hiểu về các văn bản, chỉ thị, quyết định... của Đảng và Nhà nƣớc có liên quan đến giảng viên để đội ngũ cán bộ quản lý quán triệt đƣợc tinh thần của quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong trƣờng đại học, cao đẳng giai đoạn hiện nay.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý nhằm nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực này, áp dụng các kiến thức đã học vào quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở Trƣờng.

- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học cấp trƣờng, cấp khoa về hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên ngành.

- Tổ chức cho giảng viên và sinh viên đóng góp cho công tác quản lý giảng dạy của nhà trƣờng.

3.2.1.2. Nâng cao nhận thức cho giảng viên chuyên ngành về vị trí, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành

Về mặt số lƣợng, đội ngũ giảng viên chuyên ngành tuy không chiếm tuyệt đại đa số nhƣng lại đóng vai trò quyết định chất lƣợng “sản phẩm đầu ra“ của nhà trƣờng. Họ là ngƣời trực tiếp tham gia công tác truyền thụ các kiến thức và kỹ năng nghề cho học sinh - sinh viên, chất lƣợng dạy học có tốt hay không tốt phụ thuộc hoàn toàn vào họ. Do đó, bản thân mỗi giảng viên chuyên ngành phải xác định chất lƣợng dạy nghề không những phụ thuộc vào lƣơng tâm, trách nhiệm của ngƣời thầy mà còn phụ thuộc trình độ, tay nghề chuyên môn của mỗi giảng viên. Ngƣời giảng viên cần có phƣơng pháp truyền thụ tốt, đồng thời vừa phải là ngƣời thợ giỏi, tay nghề điêu luyện đủ điều kiện giữ vai trò chỉ đạo, thiết kế tạo ra sự chủ động phối hợp tích cực giữa thầy với trò trong dạy học.

Nâng cao nhận thức cho giảng viên chuyên ngành nhằm giúp họ hiểu hơn nhiệm vụ, vai trò của mình đối với việc đảm bảo chất lƣợng đào tạo chuyên ngành. Để nâng cao đƣợc nhận thức của các giảng viên chuyên ngành cần thực hiện các công việc sau:

- Nhà trƣờng tổ chức đợt học tập chính trị đầu năm cho giảng viên, sinh viên quán triệt vai trò, trách nhiệm của họ trong đóng góp nâng cao đào tạo các chuyên ngành của nhà trƣờng.

- Xác định rõ chức trách của ngƣời giảng viên chuyên ngành trong việc đảm bảo chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

- Tổ chức hội thảo chuyên đề quản lý dạy và học, đổi mới phƣơng pháp dạy học để mọi giảng viên chuyên ngành nâng cao hơn nghiệp vụ của mình trong công tác giảng dạy các môn chuyên ngành.

- Tạo điều kiện cho giảng viên chuyên ngành tham gia các cuộc giao lƣu, tham quan học hỏi với các đồng nghiệp trong và ngoài trƣờng nhằm khơi dạy lòng yêu nghề, trách nhiệm với nghề.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về vai trò và nhiệm vụ của ngƣời giảng viên chuyên ngành đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trƣờng giai đoạn hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức hội nghị học tập cho sinh viên để giảng viên hiểu rõ vai trò của mình trong công tác đào tạo chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 64 - 68)