Nhóm biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên chuyên ngành

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 84 - 89)

. Nguồn tuyển từ ngoài trường:

3.2.5.Nhóm biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên chuyên ngành

giảng dạy của giảng viên chuyên ngành

Mục đích của biện pháp:

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá là sử dụng những phƣơng pháp tích cực nhằm đẩy mạnh hơn tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong hoạt động dạy học hay nói cách khác là giúp đội ngũ

giảng viên chuyên ngành “Tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy” phù hợp với yêu cầu hiện tại.

Nội dung của biện pháp:

Chất lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành là yếu tố cốt lõi quyết định chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên ngành thƣờng xuyên sẽ giúp ngƣời quản lý có những kết quả thực tế về chất lƣợng dạy học của từng giảng viên. Qua công tác kiểm tra, đánh giá ngƣời quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ giảng viên chuyên ngành. Kết quả sau kiểm tra, đánh giá là cơ sở để tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết hay có kế hoạch bồi dƣỡng phát triển hƣớng tới mục tiêu.

Do đặc thù nghề nghiệp nên kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên chuyên ngành là công việc tƣơng đối khó khăn. Nó đòi hỏi phải thu thập nguồn thông tin đầy đủ, bao gồm cả đánh giá trong và đánh giá ngoài. Nhƣ vậy, muốn kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên ngành đạt hiệu quả cần phải có quy trình, tiêu chí cụ thể phù hợp với đặc thù của từng đối tƣợng giảng viên; cách thức tiến hành phải đa dạng, hợp lý để có những dữ liệu, bằng chứng khách quan đầy đủ. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy phải đảm bảo độ trung thực tin cậy, chính xác và công bằng. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên ngành phải đƣợc thực hiện bởi một đội ngũ có trình độ, hiểu biết, kỹ năng và phẩm chất phù hợp.

Với tình hình hiện nay của Trƣờng để công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên ngành là nguồn động lực phấn đấu cho các giảng viên chuyên ngành thì nội dung chủ yếu cần làm là:

- Xác định các chức trách của giảng viên chuyên ngành và phổ biến rộng rãi tới các giảng viên chuyên ngành để họ nắm vững công việc của mình. - Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên ngành.

- Chú trọng tới việc tự kiểm tra, đánh giá của đội ngũ giảng viên chuyên ngành.

- Tổ chức cho sinh viên đƣợc tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên chuyên ngành.

Cách thức tiến hành biện pháp:

3.2.5.1. Xác định chức trách của giảng viên chuyên ngành.

Hiện nay, với nhiệm vụ của trƣờng đại học, cao đẳng là cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cho sự nghiệp CNH-HĐH đã đòi hỏi sự thay đổi vai trò và chức trách của ngƣời giảng viên. Chức trách của ngƣời giảng viên rất phức tạp và đa dạng, do vậy đánh giá phải phù hợp với sự đa dạng và phức tạp đó. Cho nên, để đánh giá hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên ngành thì trƣớc hết phải có bảng mô tả đầy đủ công việc của từng chức danh giảng viên chuyên ngành, xác định tầm quan trọng của từng loại hình công việc cần đƣợc đánh giá và ngƣời đánh giá chúng. Chức trách cụ thể của giảng viên chuyên ngành hiện nay bao gồm: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng và bổn phận công dân. (Xem chi tiết tại phụ lục số 8)

3.2.5.2. Xây dựng chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Lâu nay, nhà trƣờng tuy đã có tiêu chuẩn đánh giá nhƣng chủ yếu là để bình bầu A,B,C “thƣởng, phạt”. Những tiêu chí đánh giá mang tính chủ quan chủ yếu là quản lý giờ giấc, thiếu độ tin cậy khoa học, chƣa đi sâu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên chuyên ngành nên đã hạn chế hiệu quả kiểm tra, đánh giá. Việc xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá gắn liền với hoạt động giảng dạy của giảng viên chuyên ngành sẽ giúp các giảng viên chuyên ngành nâng cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ này trong đảm bảo chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Chuẩn đánh gía có thể bao gồm các tiêu chuẩn cụ thể sau:

Tiêu chuẩn 1: Kiến thức và trách nhiệm với môn học ;

Tiêu chuẩn 3: Kỹ năng sử dụng các hình thức kiểm tra- đánh giá phù hợp ; Tiêu chuẩn 4: Hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên trong và ngoài lớp học ;

Tiêu chuẩn 5: Tham gia các hoạt động chuyên môn với các đồng nghiệp trong và ngoài trƣờng. (Xem nội dung chi tiết ở phụ lục 9)

3.2.5.3. Tăng cường các hoạt động dự giờ của các tổ nhóm chuyên môn

Hàng năm, nhà trƣờng đều tổ chức các hoạt động thăm lớp, dự giờ qua hình thức hội giảng để tạo cơ hội cho các giảng viên học hỏi kinh nghiệm, nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Tuy nhiên, việc làm này thời gian qua chƣa thực sự phát huy hết tác dụng, nguyên nhân là do khâu tổ chức chƣa hợp lý nên chƣa thu hút đƣợc đông đảo đối tƣợng tham gia hay tham gia một cách hình thức.

Việc thăm lớp, dự giờ theo hình thức tổ/nhóm chuyên môn có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy, hỗ trợ từng giảng viên trong quá trình chuẩn bị lên lớp cũng nhƣ các hoạt động lên lớp của giảng viên có chất lƣợng cao hơn. Để hoạt động dự giờ giảng trở thành một công cụ đắc lực trong đánh giá thì nhà trƣờng cần tiến hành các biện pháp cụ thể sau:

- Quy định chỉ tiêu dự giờ thăm lớp cho mọi đối tƣợng trong khoa và từng bộ môn.

- Xây dựng kế hoạch thăm lớp, dự giờ và công khai kế hoạch hoạt động trong đơn vị.

- Tổ chức rút kinh nghiệm và rút ra các bài học, kinh nhiệm tốt của các giảng viên cốt cán để mọi giảng viên cùng học tập.

- Thông báo tới các giảng viên về mục đích yêu cầu của công tác dự giờ để mọi ngƣời cùng nắm đƣợc chủ trƣơng.

- Kế hoạch dự giờ của các tổ bộ môn phải đƣợc công khai cho toàn khoa biết, coi đây là một nhiệm vụ trong kế hoạch giảng dạy của khoa.

- Ngoài việc dự giờ theo kế hoạch định có thể dự giờ đột xuất không báo trƣớc để kiểm tra tính tự giác trong việc thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ tránh tình trạng nếu có ngƣời dự giờ thì chuẩn bị bài giảng kỹ lƣỡng còn

- Cần tuyên truyền cho các giảng viên trong khoa thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện đi dự giờ. Cần có chế tài nghiêm minh với những giảng viên trốn tránh hay thoái thác nhiệm vụ.

3.2.5.4. Chú trọng tới việc tự kiểm tra, đánh giá của đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Tự kiểm tra, đánh giá là quá trình các giảng viên chuyên ngành căn cứ vào các tiêu chuẩn mà nhà trƣờng đề ra để tiến hành tự xem xét, phân tích và đánh giá tình trạng chất lƣợng và hiệu quả các hoạt động của mình. Triểnkhai công tác tự kiểm tra, đánh giá bao gồm các công việc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khâu tự kiểm tra, đánh giá trong kiểm định chất lƣợng giáo dục.

- Xây dựng quy trình đánh giá. - Thu thập thông tin, minh chứng.

- Đối chiếu kết quả đạt đƣợc với các tiêu chí. - Tự đánh giá và tự điều chỉnh.

- Xây dựng hồ sơ tự bồi dƣỡng cá nhân.

3.2.5.5. Tổ chức cho sinh viên được tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên chuyên ngành

Từ trƣớc tới nay, đối tƣợng tham gia đánh giá các giảng viên của Trƣờng chƣa có sự tham gia đánh giá của học sinh - sinh viên. Do đó, việc kiểm tra, đánh giá còn mang tính phiến diện, chủ yếu là để bình xét thi đua chứ chƣa đề cập sâu đến đánh giá chất lƣợng đội ngũ. Cần phải có sự tham gia đánh giá của học sinh - sinh viên vì họ sẽ là ngƣời đƣợc hƣởng lợi nếu giảng viên tốt hoặc là ngƣời chịu thiệt thòi nếu giảng viên tồi và họ chính là sản phẩm đào tạo của giảng viên. Để sinh viên có thể là một đối tƣợng đánh giá mang lại những kết quả khách quan giúp cho công tác kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả hơn thì các công việc sắp tới Trƣờng cần làm là:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh - sinh viên về tầm quan trọng về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên để họ hiểu đây là một nghĩa vụ họ phải thực hiện, vừa là quyền họ

cần sử dụng. Hƣớng dẫn cụ thể cho học sinh - sinh viên về cách thức đánh giá.

- Xây dựng phiếu đánh giá (hình thức phiếu điều tra hay bảng hỏi). Mẫu phiếu điều tra cần đƣợc biên soạn công phu, cẩn thận, khoa học ngay từ đầu để tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên ghi câu trả lời thuận tiện, đồng thời giúp cho việc nhập và xử lý dữ liệu đƣợc dễ dàng hơn. Cần có câu hỏi mở trong các bảng hỏi để học sinh - sinh viên đóng góp ý kiến về công tác tổ chức, quản lý, nâng cao chất lƣợng... Mẫu phiếu cần đƣợc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các giảng viên để có tính đồng thuận cao. Phát điều tra cho một nhóm nhỏ sinh viên trả lời thử, sau đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh trƣớc khi triển khai đại trà.

- Thời gian lấy ý kiến đánh giá của học sinh - sinh viên bằng phiếu điều tra phải thoả đáng, đủ để họ có thời gian suy nghĩ, trả lời và gửi trả. Thời điểm lấy phiếu điều tra cuối học kỳ hoặc ngay sau kết thúc giờ học cuối cùng của môn học cần đánh giá ở học kỳ đó.

- Ngoài sử dụng bảng hỏi (phiếu điều tra) thì cần tiến hành thêm những cuộc phỏng vấn trực tiếp học sinh - sinh viên hoặc nhóm học sinh - sinh viên, hoặc tổ chức những cuộc hội thảo để làm rõ những ý kiến đánh giá của học sinh - sinh viên qua bảng hỏi cũng nhƣ lấy thêm thông tin xác minh ý kiến đánh giá qua bảng hỏi.

- Phải đảm bảo các ý kiến của học sinh - sinh viên đƣợc tôn trọng. Những nhận xét, góp ý, kiến nghị hợp lý của họ phải đƣợc thực hiện, phải có sự cải tiến, đổi mới thực sự. Những ý kiến chƣa hợp lý phải đƣợc giải đáp hoặc phản hồi. Có nhƣ vậy học sinh - sinh viên mới thấy rõ tầm quan trọng của việc đánh giá giảng viên và môn học để thực hiện thực sự nghiêm túc, có suy nghĩ cân nhắc cẩn thận.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 84 - 89)