Nhóm biện pháp 2: Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 68 - 73)

- Bộ môn Lý thuyết chế biến Bộ môn Thực hành chế biến

3.2.2.Nhóm biện pháp 2: Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Mục đích của biện pháp:

Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành chính là xây dựng kế hoạch phát triển nhân sự của đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong tƣơng lai. Nó sẽ giúp các cán bộ quản lý và lãnh đạo nhà trƣờng đề ra các biện pháp thích hợp để đội ngũ giảng viên chuyên ngành hiện tại có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong tƣơng lai.

Nội dung của biện pháp:

Đối với Trƣờng việc quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành phải đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm trƣớc mắt. Bởi vì, vào năm 2012 Trƣờng sẽ chuyển lên đại học nên sẽ có rất nhiều biến động về nhân sự và các yêu cầu về tiêu chuẩn cũng cao hơn so với hiện tại. Thực tế, số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành của Trƣờng đang thiếu; cơ cấu còn chƣa đồng đều; thiếu giảng viên giảng dạy lý thuyết cao đẳng nên đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng của đội ngũ này. Do đó, đối với công tác quy hoạch Trƣờng cần tính toán chú ý đến phát triển các nội dung một cách đồng đều, đảm bảo đội ngũ giảng viên chuyên ngành có đủ về số lƣợng, cơ cấu hợp lý và đảm bảo chất lƣợng. Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành cần có các nội dung sau:

- Dự báo và xác định nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành. - Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành. - Kế hoạch hoá công tác tuyển dụng.

Cách thức tiến hành biện pháp:

3.2.2.1. Dự báo và xác định nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Dự báo và xác định nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành chính là việc ƣớc tính cung và cầu nhân lực cho một thời kỳ dựa trên kế hoạch

chiến lƣợc phát triển của Trƣờng. Muốn việc dự báo và xác định nhu cầu phát triển của Nhà trƣờng nói chung và của mỗi khoa/bộ môn nói riêng đƣợc chính xác cần xác định các loại nhu cầu phát triển cụ thể nhƣ:

- Nhu cầu phát triển để đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn về ngạch, chức danh và các yêu cầu khác đối với từng đối tƣợng giảng viên theo quy định của Nhà nƣớc.

- Nhu cầu phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu: đủ số lƣợng, hợp lý cơ cấu phù hợp định hƣớng phát triển của Trƣờng hiện tại và tƣơng lai.

- Nhu cầu phát triển giúp cho các giảng viên, tổ bộ môn hay khoa thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, trao đổi thông tin với nhau có hiệu quả hơn và hợp tác cao hơn.

Nhu cầu phát triển đƣợc xác định phải tuân thủ các nguyên tắc:

(1) Phân tích công việc cụ thể: So sánh những gì mà ngƣời ta đang làm với những gì mà họ nên làm.

(2) Phân tích kết quả đầu ra cụ thể: So sánh những gì mà ngƣời ta đạt đƣợc (kết quả công việc) với những gì mà họ phải đạt đƣợc.

(3) Các nhu cầu phát triển đƣợc lấy ra trên cơ sở của yêu cầu đối với 3 cấp độ hoàn thành nhiệm vụ: (i) Triển khai; (ii) Hoàn thành; (iii) Đổi mới.

(4) Phân tích và xác định nhu cầu phát triển phải dựa trên quan điểm cân đối giữa:

- Nhu cầu hiện tại và trong tƣơng lai của nhà trƣờng. - Các nhu cầu của cá nhân về sự nghiệp và phát triển. - Nhu cầu về khoa/bộ môn để làm việc có hiệu quả.

- Và phải làm rõ nhu cầu xuất phát từ đòi hỏi về bản chất của công việc hay bằng cảm tính, sự quan tâm cá nhân.

(5) Nhu cầu phát triển phải đƣợc xác định một cách chân thực.

Trên cơ sở xác định nhu cầu và các nguyên tắc tiến hành thực hiện các giải pháp sau:

cho mỗi khoa/bộ môn nói riêng và toàn thể Nhà trƣờng nói chung. Tuỳ thuộc vào hiện trạng và kế hoạch tƣơng lai để dự báo và xác định nhu cầu thực tế phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành.

- Xem xét tình hình triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao của đơn vị thông qua báo cáo hàng năm, nhận xét của cơ quan quản lý cấp trên, đơn vị cấp dƣới, ý kiến của những ngƣời quan tâm, thăm dò dƣ luận tập thể, lấy ý kiến các thành viên trong đơn vị, định hƣớng phát triển của nhà trƣờng, đơn vị trong tƣơng lai... để dự báo và xác định nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành.

- Phân tích thông tin về các hoạt động của đội ngũ giảng viên chuyên ngành để thấy những khiếm khuyết, yếu kém, bất cập đối với yêu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ hiện nay hay tƣơng lai. Và quan trọng hơn cả là phải xác định cho đƣợc nguyên nhân của các khiếm khuyết, yếu kém cũng nhƣ bất cập trong hoạt động hiện nay để việc dự báo và xác định nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành có độ tin cậy cao.

3.2.2.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành sẽ giúp cho Trƣờng chủ động thấy trƣớc đƣợc quy mô và cơ cấu đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong tƣơng lai; xác định rõ khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và định hƣớng tƣơng lai của Trƣờng; nhận rõ các hạn chế và cơ hội của đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong Trƣờng. Nhƣ vậy, bản quy hoạch phải đạt các yêu cầu là đảm bảo nhiệm vụ trƣớc mắt, đảm bảo tính kế thừa và đảm bảo nhiệm vụ lâu dài.

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành phải dựa trên các cơ sở kế hoạch chiến lƣợc phát triển của Trƣờng, chỉ tiêu đào tạo Bộ GD&ĐT giao hàng năm, cơ sở thực trạng đội ngũ giảng viên chuyên ngành, nội dung và yêu cầu của quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng đại học, cao đẳng hiện nay và trên cơ sở mục tiêu phát triển Trƣờng ở từng giai đoạn phát triển cụ thể. Quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành có thể đƣợc xây dựng theo giai đoạn ngắn, dài

khác nhau tuỳ thuộc ngƣời lãnh đạo và kế hoạch chiến lƣợc nhà trƣờng đã đề ra. Chẳng hạn: kế hoạch ngắn hạn từ 1 đến 5 năm, kế hoạch trung hạn từ 5 đến 10 năm và kế hoạch dài hạn từ 15 đến 20 năm. Bản quy hoạch phải đạt các yêu cầu là:

- Đủ số lƣợng, cơ cấu hợp lý và đảm bảo chất lƣợng.

- Đảm bảo tỷ lệ sinh viên/giảng viên đến 2012 là 20 sinh viên/giảng viên. - Đảm bảo giảng viên vừa hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy vừa có đủ thời gian tham gia NCKH.

- Đảm bảo thời gian tự học, bồi dƣỡng nâng cao trình độ và năng lực. - Đảm bảo cho việc sử dụng và phát huy hết khả năng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên ngành đầu ngành, xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên ngành kế cận đảm bảo sự phát triển theo kế hoạch của Trƣờng.

Theo nhƣ phân tích từ các kết quả điều tra thực trạng số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành hiện nay của nhà trƣờng thì số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành hiện còn thiếu, đặc biệt ở tổ bộ môn nhà hàng thuộc Khoa Quản trị khách sạn - nhà hàng có tình trạng “thừa mà lại thiếu” cục bộ; khối luợng công việc của đội ngũ giảng viên chuyên ngành khá lớn nên họ không còn thời gian để học tập nâng cao; còn có hiện tƣợng mất cân bằng giới tính. Nguyên nhân chính của các tồn tại trên là do Trƣờng hiện chƣa có bản quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên trong toàn trƣờng. Nhất là sắp tới Trƣờng sẽ chuyển lên đại học số lƣợng đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên chuyên ngành nói riêng sẽ có sự thay đổi lớn. Chính vì vậy, nội dung xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành cần chú ý các vấn đề sau:

 Tăng cƣờng số lƣợng số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành: Tăng cƣờng số lƣợng để bổ sung cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành hiện nay còn thiếu trong từng bộ môn nhằm đảm bảo:

- Sự cân bằng giữa số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trƣờng cũng nhƣ nhiệm vụ của từng giảng viên ở từng thời điểm.

- Tỷ lệ sinh viên/giảng viên theo quy định hiện nay đối với từng ngành nghề quy định.

- Đội ngũ giảng viên chuyên ngành hoàn thành đựơc nhiệm vụ của giảng viên là giảng dạy, NCKH và phục vụ cộng đồng. Bên cạnh đó có thời gian để tự học, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ đáp ứng đƣợc với yêu cầu phát triển của Trƣờng.

Tuy nhiên việc tăng cƣờng số lƣợng không thể thực hiện một cách ồ ạt, cừ thiếu là bổ sung ngay mà phải dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, dựa vào mục tiêu và chƣơng trình đào tạo, dựa vào các chế độ và chính sách của nhà nƣớc ban hành đối với giảng viên các trƣờng đại học, cao đẳng. Các giải pháp Trƣờng cần tiến hành để tăng số lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong thời gian tới sẽ là:

- Thuyên chuyển, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giảng viên chuyên ngành sao cho “đúng ngƣời đúng việc”.

- Tăng cƣờng phát huy sức mạnh của đội ngũ giảng viên chuyên ngành kiêm chức, thỉnh giảng.

- Tuyển chọn mới những ngƣời có đủ khả năng theo yêu cầu của các khoa/bộ môn.

- Khuyến khích các giảng viên ngoài các môn chuyên ngành kiêm nhiệm giảng dạy thêm 1- 2 môn học khác.

 Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giảng viên chuyên ngành:

Song song với việc tăng số lƣợng thì điều chỉnh lại cơ cấu đội ngũ giảng viên chuyên ngành sao cho hợp lý là vấn đề trong quy hoạch cần chú ý trong giai đoạn hiện nay. Việc điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giảng viên chuyên ngành sẽ đƣợc thực hiện thông qua việc tuyển dụng, sắp xếp , bố trí lại nhân lực. Cụ thể các giải pháp cần tiến hành là:

- Cần kiểm kê lại đội ngũ giảng viên chuyên ngành về: số lƣợng, giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các khoa/bộ môn để có kế hoạch tuyển dụng hoặc sắp xếp lại phù hợp yêu cầu.

- Hiện nay, tỷ lệ nam: nữ ở các tổ bộ môn chuyên ngành còn nhiều bất cập đã gây ra một số trở ngại khi phân công công việc, hạn chế khả năng hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên chuyên ngành. Cho nên, khi các khoa/bộ môn có nhu cầu tuyển dụng thì cần phải chú ý ƣu tiên về giới để đảm bảo cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành có sự hài hoà, hỗ trợ lẫn nhau tạo ra sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao ở mọi điều kiện và mọi tình huống.

- Số lƣợng giảng viên phần đa có độ tuổi còn khá trẻ trong khi số lƣợng giảng viên có chuyên môn cao; có học hàm, học vị lại ít. Chính vì vậy, cần ƣu tiên tuyển chọn các cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị; giỏi về chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng một đội ngũ giảng viên đầu đàn. Khuyến khích bằng các biện pháp vật chất và tinh thần để đội ngũ này là những hạt nhân tích cực trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ kế cận.

3.2.2.3. Kế hoạch hoá tuyển dụng đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch chƣa có trƣờng đào tạo chính quy trình độ sƣ phạm về giảng dạy du lịch. Đội ngũ làm công tác giảng dạy chuyên ngành du lịch và khách sạn hiện nay chủ yếu tốt nghiệp từ các trƣờng đại học có chuyên ngành du lịch, ngƣời có tay nghề cao từ các khách sạn. Cho nên, việc tuyển dụng sẽ từ các nguồn sau:

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 68 - 73)