. Nguồn tuyển từ ngoài trường:
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thời gian qua, lãnh đạo và các thành viên Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã có nhận thức khá tốt về tính cấp thiết của vấn đề này trong thực tiễn đào tạo của Trƣờng và cũng đã có những động thái tích cực trong triển khai. Tuy nhiên, do sự tác động của những nguyên nhân khách quan hay chủ quan khác nhau mà công tác này còn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
Việc tìm ra các biện pháp hợp lý sẽ giúp cho các nhà quản lý nâng cao đƣợc hiệu quả của công tác này và cũng chính là nâng chất lƣợng đào tạo. Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nhằm đề xuất các biện pháp cần thiết và có tính khả thi mong muốn công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành sẽ là “đòn bẩy” trong chất lƣợng đào tạo của Trƣờng.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống liên quan đến lý luận quản lý, phát triển, quản lý phát triển, phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành, quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành. Đồng thời, luận văn cũng tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về những nội dung chủ yếu của quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở trƣờng cao đẳng, đại học hiện nay.
Cơ sở lý luận của luận văn đã khẳng định sự tồn tại của công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Công tác này liên quan tới nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ: sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý... Việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng về đội ngũ giảng viên chuyên ngành và thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đã cố gắng khảo sát và mô tả bức tranh tổng thể về thực trạng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành và thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành. Để nghiên cứu vấn đề này tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát ý kiến của các giảng viên và cán bộ quản lý về các vấn đề có liên quan.
Qua khảo sát và xử lý các dữ liệu đã cho thấy những sự nỗ lực và thành tựu mà Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã đạt đƣợc trong quản lý phát triển
đội ngũ giảng viên chuyên ngành nhƣ: xây dựng đƣợc các biện pháp tích cực chỉ đạo hoạt động chuyên môn, thƣờng xuyên bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng, công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên chuyên ngành hợp lý... đã góp phần duy trì chất lƣợng của nhà trƣờng trong thời gian qua. Song trong công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, những nhƣợc điểm, có những nội dung chƣa có những biện pháp cụ thể hoặc nếu có thì hiệu quả quản lý còn thấp kém.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy việc nâng cao chất lƣợng đào tạo liên quan đến nhiều đối tƣợng nhƣ: cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất và chƣơng trình đào tạo. Trong phạm vi từng đối tƣợng, nâng cao chất lƣợng đào tạo xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau nhƣ: tâm lý, nhận thức, trình độ kiến thức và kỹ năng, cơ chế, chính sách... Thông qua các số liệu thu thập đƣợc, tác giả cũng đã cố gắng so sánh và lý giải những nguyên nhân này. Căn cứ từ các cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu, luận văn mạnh dạn đề xuất 7 nhóm biện pháp quản lý đồng bộ nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Trong mỗi nhóm biện pháp có các biện pháp khác nhau nhƣng cùng hƣớng đến mục tiêu là quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Các biện pháp này là sự vận dụng, cụ thể hoá lý luận khoa học quản lý và các kinh nghiệm thực tế của bản thân tác giả vào thực tế của trƣờng.
Tác giả cũng đã khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp. Qua 137 phiếu khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý tại các phòng, khoa, bộ môn, trung tâm; các cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm lâu năm trong nhà trƣờng và một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục, hầu hết đều nhất trí thấy cần thiết phải thực hiện 7 nhóm biện pháp trên và cho rằng các biện pháp này có tính khả thi cao. Chính vì vậy cần phải thực hiện các nhóm giải pháp này một cách nghiêm túc và khẩn trƣơng nhằm phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành của Nhà trƣờng có chất lƣợng cao hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu và nhiệm vụ của giai đoạn đổi mới hiên nay.
các biện pháp mà tác giả đề xuất mới chỉ là những nghiên cứu bƣớc đầu nên chắc chắn vẫn còn những thiếu sót và cần đƣợc tiếp tục xem xét ở mức độ sâu hơn. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến chân thành, cởi mở của các thầy, cô, các chuyên gia quản lý giáo dục, các đồng nghiệp tại Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác để luận văn đƣợc tiếp tục hoàn thiện hơn.