. Nguồn tuyển từ ngoài trường:
3.2.7. Nhóm biện pháp 7: Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên ngành thành tổ chức “biết học hỏi“
thành tổ chức “biết học hỏi“
Mục đích:
Việc xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên ngành thành tổ chức “biết học hỏi” nhằm phát huy nhân cách công dân cho mọi thành viên trong đội ngũ giảng viên chuyên ngành, để họ luôn nhiệt thành, tận tâm với bổn phận và trách nhiệm xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên ngành theo tiêu chuẩn “vừa hồng vừa chuyên”.
Nội dung của biện pháp:
Trong tổ chức dạy học quản lý ngƣời thầy là vấn đề quan trọng và rất phức tạp. Bởi, lao động tự do sáng tạo của nghề thầy rất cao nên không thể mang kiểu “quản lý quyền uy, quản lý trại lính” vào quản lý ngƣời thầy. Phƣơng pháp quản lý ngƣời thầy phải chú ý kiểu quản lý khêu gợi đƣợc nhân tâm. Điều này có nghĩa là đối với ngƣời thầy trẻ đó là sự dìu dắt thị phạm, khích lệ, chỉ ra viễn cảnh song vẫn có các yêu cầu chặt chẽ để họ có một nền tảng về nghiệp vụ sƣ phạm dần dần đi đến sự tinh thông; đối với thầy đã có thâm niên sƣ phạm thì sự quản lý là sự tiếp sức cho họ đi tới các sự cách tân, sáng tạo tinh tế.
Quản lý đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng hiện nay bên cạnh cần quán triệt các yêu cầu: đủ về số lƣợng, đồng bộ cơ cấu và có chất lƣợng còn cần sự đồng thuận cao trong đội ngũ này. Sự đồng thuận của đội ngũ đƣợc đảm bảo bởi việc tạo ra “vốn tổ chức” qua thiết chế “Tổ chức biết học hỏi” (learning
organization) của đội ngũ. Muốn xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên ngành thành tổ chức tổ chức “biết học hỏi” thì cần tạo sự hoà hợp của các yếu tố sau: - Ngƣời lãnh đạo phải gƣơng mẫu, phải có khả năng xây dựng tầm nhìn/ quan điểm đƣợc chia sẻ, phải biết giúp ngƣời khác nhìn thấy toàn bộ hệ thống, biết cách làm việc cùng với mọi ngƣời, biết thiết kế cấu trúc tổ chức theo chiều ngang, biết khởi xƣớng sự biến đổi, biết phát huy năng lực của mỗi thành viên hƣớng tới tƣơng lai.
- Đội ngũ giảng viên hiểu đƣợc quyền hạn nhiệm vụ của mình theo sứ mệnh của nhà trƣờng và đƣợc giúp đỡ để thực hiện quyền tự chủ trong đào tạo
- Đội ngũ giảng viên chuyên ngành xây dựng đƣợc các mối liên hệ theo chiều ngang một cách hợp lý tạo nên sức mạnh của hệ thống
- Xây dựng hệ thống thông tin có tính minh bạch, hiệu lực
- Đội ngũ giảng viên chuyên ngành xác định đƣợc sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lƣợc hành động của nhà trƣờng trong mối tƣơng thích với phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng
- Xây dựng đƣợc một hệ giá trị tạo nên “văn hoá” đặc trƣng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành phù hợp với hệ giá trị tiên tiến của thời đại, đất nƣớc, cộng đồng.
Cách thức thực hiện biện pháp:
Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên ngành thành tổ chức “biết học hỏi” là việc xử lý các mối quan hệ nội bộ; xây dựng cho mọi ngƣời có nếp sống và làm việc theo luật định của nhà nƣớc, theo quy chế của nhà trƣờng tạo ra nề nếp kỷ cƣơng trong nội bộ, làm cho mọi thành viên trong đội ngũ giảng viên chuyên ngành có thiện chí với nhau, có sự tin cậy lẫn nhau, có tình thƣơng và sự bao dung lẫn nhau. Gắn kết mọi ngƣời trong đội hình và làm cho mọi ngƣời cảm nhận là phải thuộc về nhau, làm hêt bổn phận và trách nhiệm của mình đối với tập thể.
- Tăng cƣờng sự hiểu biết quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên trong đội ngũ giảng viên chuyên ngành; phát huy sự tự chủ của khoa, tổ bộ môn; phân quyền hợp lý cho khoa, tổ bộ môn chủ động trong công việc tự đánh giá, tự kiểm soát để phát huy tối đa kết quả công việc.
- Tạo ra các hình thức hoạt động phù hợp để mọi ngƣời thể hiện sự gắn bó và sáng tạo trong công việc.
- Ngƣời quản lý cấp khoa/bộ môn phải luôn quan tâm chú ý đến các nhu cầu bậc thấp (sinh học, an toàn bản thân..) thì còn phải chú ý đến đáp ứng các nhu cầu bậc cao (giao lƣu, thăng tiến..); luôn hƣớng đội ngũ giảng viên chuyên ngành tới mục tiêu đã đề ra, kết hợp với hiểu biết tâm tƣ, nguyên vọng của từng ngƣời.