- Nghiên cứu, phục vụ
1.5.2. Những nội dung chủ yếu của quản lý phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành
chuyên ngành
1.5.2.1. Quản lý về quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành
Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành là việc hết sức cần thiết, là tiêu chí đầu tiên trong công tác quản lý nhà trƣờng. Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành chính là quản lý kế hoạch phát triển
nhân sự trong nhà trƣờng. Nó đƣợc xây dựng dựa trên các tiêu chí về mục tiêu, nhiệm vụ, chƣơng trình đạo tạo, hƣớng phát triển trong tƣơng lai của một nhà trƣờng đảm bảo tuân thủ yêu cầu: đủ số lƣợng, cơ cấu đồng bộ và đảm bảo chất lƣợng theo quy chế. Trong quá trình lập quy hoạch cần phải lƣu ý :
- Tính toán số lớp trong trƣờng theo định mức sinh viên/lớp và sinh viên/giảng viên, từ đó tính ra số giảng viên cần có. Căn cứ vào số giảng viên đang có và xác định số giảng viên sẽ về hƣu, nghỉ ốm, nghỉ đẻ để lập kế hoạch bổ sung giảng viên.
- Điều tra trình độ giảng viên, lập kế hoạch bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để chuẩn hóa hoặc nâng chuẩn cho giảng viên.
- Xây dựng kế hoạch cải tiến hoàn thiện cơ cấu giảng viên; đảm bảo sự thuận lợi cho thực hiện mục tiêu đào tạo.
1.5.2.2. Quản lý việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên chuyên ngành cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
Tuyển chọn là việc lựa chọn những ngƣời theo tiêu chuẩn để bổ sung nguồn nhân lực nhằm đảm bảo: đủ số lƣợng, nâng chất lƣợng, tăng cƣờng sức mạnh của nhà trƣờng. Nguồn tuyển chọn có thể trong tổ chức hoặc từ bên ngoài nhà trƣờng. Khi tuyển chọn cần lƣu ý bảo đảm đúng quy trình, nguyên tắc, tránh thiên vị hoặc cảm tính làm ảnh hƣởng chất lƣợng tuyển dụng.
Khi đã tuyển chọn đƣợc rồi thì vấn đề sử dụng đội ngũ giảng viên chuyên ngành sao cho có hiệu quả cao nhất luôn là câu hỏi lớn của các nhà quản lý. Một đội ngũ với nhiều độ tuổi, tính cách, năng lực, sở trƣờng, hứng thú... làm cho công tác quản lý trở nên rất phức tạp. Muốn giải quyết tốt tình huống này ngƣời quản lý phải làm tốt các việc sau:
- Nắm bắt đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân, mỗi nhóm cá nhân, tìm ra ƣu, nhƣợc điểm của họ để từ đó có sự phân công lao động hợp lý.
- Phân công công việc phù hợp, phát huy đƣợc ƣu thế của họ. - Đề ra đƣợc qui chế làm việc, phân công rõ ràng, công bằng.
- Gắn chặt các nghĩa vụ với quyền lợi của ngƣời lao động. Đảm bảo sự công bằng trong đãi ngộ.
- Thực hiện thƣờng xuyên công tác thanh tra, kiểm tra chất lƣợng đội ngũ giảng viên chuyên ngành để phát huy ƣu điểm, khắc phục các thiếu sót, tồn tại, nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên ngành giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực giảng dạy.
1.5.2.3. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên chuyên ngành
Đào tạo và bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho đội ngũ là việc làm cần thiết đòi hỏi các cấp quản lý đặc biệt quan tâm. Đối với đội ngũ giảng viên chuyên ngành thì việc làm này càng cần thiết hơn bao giờ hết bởi: các kiến thức, các phƣơng pháp dạy học luôn biến động đòi hỏi ngƣời giảng viên phải thƣờng xuyên cập nhật nếu họ không muốn bị lạc hậu, bị đào thải. Việc đào tạo, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành có thể tiến hành với nhiều mục đích khác nhau nhằm:
- Để đạt chuẩn theo qui định của ngành học.
- Để nâng cao trình độ chuyên môn lên trên chuẩn.
Việc đào tạo, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành có thể tiến hành bằng nhiều hình thức nhƣ: định kỳ, thƣờng xuyên, nâng cao. Địa điểm tiến hành đào tạo, bồi dƣỡng có thể ở tổ bộ môn, ở tại trƣờng, trong nƣớc hay ngoài nƣớc để tạo điều kiện tốt nhất cho giảng viên có thể tham dự.
1.5.2.4. Quản lý việc xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ giảng viên chuyên ngành theo mục tiêu xây dựng tổ chức “biết học hỏi”
Việc tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ giảng viên chuyên ngành là một trong những công việc quan trọng đối với các nhà quản lý nhà trƣờng nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo của nhà trƣờng. Do vậy các nhà quản lý nhà trƣờng cần làm thật tốt việc tạo ra đƣợc các môi trƣờng pháp lý, xây dựng môi trƣờng sƣ phạm. Tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần, vật chất... cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều biện pháp hợp lý, kịp thời nhằm thu hút đƣợc tối đa khả năng làm việc của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nhà trƣờng.
Quản lý đội ngũ giảng viên chuyên ngành trong nhà trƣờng đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và bảo đảm chất lƣợng chỉ mới là điều kiện cần cho sự phát triển. Các nhà quản lý nhà trƣờng cần chú ý đến tính đồng thuận của đội ngũ này mới tạo ra điều kiện đủ cho sự phát triển bền vững. Tính đồng thuận trong đội ngũ giảng viên chuyên ngành theo nghĩa hẹp đƣợc hiểu là xây dựng tình đoàn kết trong tập thể sƣ phạm; theo nghĩa rộng hơn và có ý nghĩa sâu sắc hơn là xây dựng đội ngũ thành tổ chức “biết học hỏi” với nguyên tắc “học để chia sẻ, chia sẻ để học”.
Tóm lại, quản lý đội ngũ giảng viên chuyên ngành thành tổ chức biết học hỏi là làm cho đội ngũ này luôn vận động tự làm mới mình bằng con đƣờng thực hiện tốt 4 chữ H “Học - Hỏi - Hiểu - Hành”. Đây là phƣơng châm hành xử của con ngƣời hiện đại ngày nay.
1.5.2.5. Quản lý chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên chuyên ngành
Chế độ, chính sách ƣu đãi là điều kiện cần để khuyến khích động viên các giảng viên tích cực hơn trong công việc, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng công việc. Mặt khác các chính sách, chế độ có thỏa đáng thì mới thu hút đƣợc ngƣời tài, gắn bó họ hơn với tổ chức. Thời gian vừa qua Đảng và Nhà nƣớc đã dành nhiều sự ƣu tiên cho sự nghiệp giáo dục nhƣng mới đáp ứng đƣợc phần nào tâm tƣ của đội ngũ giảng viên.
Hiện tại thu nhập của nhà giáo vẫn còn quá thấp so với các ngành khác, thang bậc lƣơng chƣa hợp lý, giảng viên chƣa thể sống đƣợc bằng lƣơng nên giảng viên “chân ngoài dài hơn chân trong” không còn thời gian để nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ nên phần nào ảnh hƣởng tới chất lƣợng giáo dục.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI