III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH
20 GSO, 12 Giới và tiền chuyển về của lao động di cư, trang 37.
3.7. Dự định của người lao động đối với công việc hiện tạ
Phần lớn lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp chưa xác định rõ mục tiêu công việc của mình. Có tới 55,1% lao động di cư chưa biết có ý định gắn bó với công việc hiện tại hay không, 18,8% đã có quyết định không tiếp tục gắn bó với công việc và tỷ lệ lao động có ý định gắn bó với công việc là 26,1%. Gần như không có sự khác biệt giữa lao động di cư ra thành thị và lao động di cư làm việc tại các khu công nghiệp khi mà tỷ lệ lao động quyết định có gắn bó với công việc hiện tại ở hai nhóm này lần lượt là 25,9% và 26,8%.
Bảng 19. Ý định gắn bó với công việc hiện tại của người lao động (%)
Ý ĐỊNH GẮN BÓ
VỚI CÔNG VIỆC HIỆN TẠI CHUNG Nam CHIA THEO Nữ
− Có ý định gắn bó 26,1 26,8 25,5
− Không có ý định gắn bó 18,8 18,7 19,0
− Chưa biết 55,1 54,5 55,5
− TỔNG 100,0 100,0 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)
Tiêu chí lựa chọn công việc chi phối các lý do giải thích cho việc người lao động muốn hay không muốn gắn bó với công việc. Thu nhập và tính ổn định chính là hai tiêu chí/lý do quan trọng nhất quyết định ý muốn gắn bó của người lao động với công việc hiện tại hay không. Có 69,4% được hỏi gắn bó với công việc hiện tại bởi tính ổn định của công việc, 61,3% cho rằng họ gắn bó với công việc vì mức thu nhập đáp ứng được sự kỳ vọng của họ. Ở chiều ngược lại, 38,9% và 45,5% không có ý định gắn bó với công việc bởi thiếu tính ổn định và thu nhập từ công việc không được bảo đảm. Ngoài ra, các lý do liên quan đến mức độ phù hợp về chuyên môn và môi trường làm việc cũng có ảnh hưởng nhất định tới một bộ phận người lao động.
Hình 20.Lý do muốn/không muốn gắn bó với công việc hiện tại (%)
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)