III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH
7. Thực trạng tham gia các hoạt động cộng đồng
Lao động di cư đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội tại các khu đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước. Tuy vậy, việc chăm lo đời sống cho người lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp còn nhiều hạn chế. Các hoạt động sinh hoạt cộng 74
đồng như văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, họp thôn/tổ dân phố vắng bóng sự tham gia của lực lượng này. Số liệu khảo sát cho thấy, chỉ có 10,2% lao động di cư tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại địa phương.
Hộp 7. Người lao động ít tham gia các hoạt động cộng đồng
Em thấy địa phươg cũng ít tổ chức các hoạt động phong trào. Nếu có thì cũng là hoạt động của những người dân ở đây chứ công nhân đi thuê trọ hầu như không tham gia. Bọn em đi làm cả ngày về mệt, chẳng có thời gian đâu để tham gia. Ở công ty thỉnh thoảng cũng có dịp tổ chức văn nghệ. Xong việc thì còn cơm nước, nếu rảnh sang hàng xóm xem tivi rồi đi ngủ sớm để còn lấy sức đi làm tiếp.
(Nữ, 19 tuổi, công nhân tại khu công nghiệp Tân Trường, Hải Dương) Đa số công nhân luôn có áp lực công việc căng thẳng, họ không có thời gian và điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Có 65,7% người lao động được hỏi cho biết họ không có thời gian để tham gia các hoạt động cộng đồng. Trong khi, một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân. Một số doanh nghiệp còn cho rằng doanh nghiệp đã chăm lo cho người lao động phần kinh tế còn chăm lo về mặt văn hóa tinh thần không thuộc trách nhiệm của họ. Chính quyền các địa phương sở tại nơi có đông người lao động di cư thuê trọ cũng quan điểm không có vai trò gì trong việc chăm lo đời sống tinh thần của người di cư.
Hình 25.Nguyên nhân người lao động di cư không tham gia sinh hoạt cộng đồng (%)
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)
Có 26,5% lao động di cư được hỏi họ thấy không cần thiết và/hoặc không có nhu cầu tham gia các hoạt động cộng đồng tại doanh nghiệp và địa phương nơi đăng ký tạm trú. Đa số công nhân có tâm lý là làm việc và tăng ca để kiếm nhiều tiền trang trải cuộc sống hoặc gửi về phụ giúp gia đình, nên không có thời gian nắm bắt thông tin về những vấn đề chính trị - xã hội, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều dễ nhận thấy nhất là, mức sống của
65.7 7.6 3.6 26.5 0 10 20 30 40 50 60 70
Không có thời gian tham gia
Không biết cách để tham gia
Không thuộc diện
được tham gia thiết/không muốn Thấy không cần tham gia
công nhân từng bước được cải thiện, sự giao thoa và biến đổi văn hóa cũng đã làm nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa các nhóm người, những tiêu cực trong nếp sống đã phá vỡ một phần trong quan hệ đạo đức truyền thống.
VII. CHÍNH SÁCH VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DI CƯ RA THÀNH THỊ VÀ CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp là xu hướng tất yếu thay thế dần các hình thức di cư trước đó. Thực tế những hỗ trợ hiện nay của chính quyền các cấp nơi đi, nơi đến còn nhiều hạn chế, hầu như chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người lao động. Ở khía cạnh chính sách chung, về cơ bản còn thiếu hụt lớn khi có rất ít các chính sách trực tiếp dành cho nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện, triển khai.