0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 85 -87 )

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

2. Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm

Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp có trình độ học vấn thấp, phần lớn không có chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 24 Một số tỉnh vẫn áp dụng cách phân loại hình thức cư trú cũ theo KT1, KT2, KT3, KT4.

72.8 37.4 24.4 21.6 9.2 1.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Hỗ trợ tìm công việc có thu nhập cao Hỗ trợ tìm công việc phù hợp với chuyên môn Hỗ trợ tìm công việc không vất vả/độc hại Hỗ trợ công việc có hợp đồng, chế độ bảo hiểm Hỗ trợ vay vốn tạo việc làm Hỗ trợ thủ tục, giấy tờ sản xuất, kinh doanh

78

47,9% và có tới 66,1% lao động di cư không có chuyên môn kỹ thuật. Số liệu khảo sát cho thấy có khoảng 9,3% lao động di cư qua đào tạo sơ cấp/trung cấp nghề; 6,3% có trình độ cao đẳng/cao đẳng nghề và khoảng 6,5% có trình độ đại học/trên đại học.

Khoảng hơn ½ lao động di cư chưa từng làm việc trước thời điểm di cư. Có tới 44,7% người lao động không cần học thêm kỹ năng mới nào vẫn có thể được nhận để làm công việc hiện tại. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ lao động tự do và làm thuê chiếm tới 43,2%. Các phân tích trước đó cho thấy nhóm này có công việc nặng nhọc, thiếu ổn định, số giờ làm việc cao, không có hợp đồng lao động và mức thu nhập thấp. Người lao động di cư cũng đã rất cố gắng cải thiện vị thế công việc của họ thông qua hoạt động đào tạo. Theo số liệu khảo sát có khoảng 10,9% người lao động di cư mong muốn nhận được những hỗ trợ học nghề, 24,0% mong muốn được hỗ trợ tìm việc làm.

Hầu hết các chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm hiện nay đều dành cho nhóm lao động nông thôn, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp mà không có những chính sách hỗ trợ đối với nhóm lao động di cư. Có thể kể đến như Quyết định số 81/2005/QĐ- TTg, ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” hay mới đây nhất là Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg, ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Các địa phương cũng ban hành các chính sách theo chủ trương này như Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam với quyết định 12/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 về việc “Quy định mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015”...

Hộp 9. Còn thiếu các chính sách dành cho nhóm lao động di cư

Hiện nay, chúng ta đang thiếu các chính sách hỗ trợ cho nhóm lao động di cư, nhất là đào tạo nghề và tạo việc làm. Bình Dương là địa phương thu hút rất nhiều lao động di cư từ các tỉnh khác. Người lao động đến đây, ăn ở, sinh hoạt và làm việc tại đây thì họ cũng có nhu cầu đối với việc học nghề và tìm kiếm việc làm. Cần phải đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho họ ngay tại Bình Dương và đối xử công bằng với họ như với lao động tại địa phương. Nhưng chính sách hiện nay chưa có, hoặc có như Đề án 1956 về dạy nghề cho lao động nông thôn lại không có qui định nhóm lao động di cư đến Bình Dương thuộc diện hỗ trợ. Trong khi đó, vì di chuyển đến nơi khác làm việc nên người lao động cũng không nhận được hỗ trợ từ nơi đi.

(Đại diện Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh Bình Dương) Để giải quyết các vấn đề liên quan tới lao động di cư, cần nghiên cứu, xem xét ban hành chính sách hỗ trợ riêng, trực tiếp về lao động, việc làm. Bên cạnh đó, cần tính tới việc điều chỉnh, thay đổi một số quy định chính sách hiện hành có liên quan tới các khía cạnh khác về đời sống, tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người di cư và gia đình họ, đặc biệt là về y tế và giáo dục. Các chính sách có liên quan tới hỗ trợ về nhà ở cũng rất cần thiết, đặc biệt ở các khu công nghiệp, nơi đang tập trung hàng triệu lao động. Đối với riêng vấn đề nhà ở, cần xem xét phát triển mô hình nhà ở 79

xã hội, nhà dành cho người có thu nhập thấp thay vì mô hình nhà ở cho công nhân vốn đã được kiểm chứng là không thể thành công ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 85 -87 )

×