OSEC (2011), Báo cáo nghiên cứu về Việc làm nông thôn tại Việt Nam, Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác k ỹ thuật Cải thiện thông tin hỗ trợ giải quyết việc làm và phát triển kỹ năng nghề tại Việt Nam, 2010, Cục Việc làm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 50 - 51)

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

18OSEC (2011), Báo cáo nghiên cứu về Việc làm nông thôn tại Việt Nam, Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác k ỹ thuật Cải thiện thông tin hỗ trợ giải quyết việc làm và phát triển kỹ năng nghề tại Việt Nam, 2010, Cục Việc làm

và ILO Việt Nam.

43

Bảng 11. Tình trạng việc làm trước khi di cư (%)

TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CHUNG Di cư ra

THÀNH THỊ khu công nghiệp Di cư tới các

− Chưa có việc làm 28,4 29,2 24,4

− Có việc làm nông nghiệp 38,0 37,0 42,6

− Có việc làm khác nhưng không ổn định 5,7 5,9 4,9

− Có việc làm khác nhưng thu nhập thấp 11,1 11,6 8,7

− Có việc làm khác ổn định 0,9 1,0 0,6

− Có việc làm khác có thu nhập cao 0,3 0,2 0,5

− Đang đi học 17,9 17,5 20,2

− Nội trợ 0,5 0,6 0,3

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

Những người đang có việc làm nhưng vẫn quyết định di cư chiếm khoảng 50% trong tổng số người được hỏi. Những người đang có việc làm nông nghiệp (38,0%) cũng vẫn quyết định di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm mới với thu nhập tốt hơn. Xu hướng chuyển dịch lao động làm nông nghiệp sang các ngành nghề khác là tất yếu, vừa mang tính khách quan vừa phù hợp với nhu cầu của cá nhân người lao động. Về mặt khách quan, quá trình thu hồi đất diễn ra tại nhiều địa phương khiến cho diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, và/hoặc việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp dẫn tới tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn. Về mặt chủ quan, những người trẻ tuổi luôn xem công việc nông nghiệp mà cha mẹ họ đã làm là nặng nhọc, thu nhập thấp, bấp bênh nên bản thân họ cũng tìm cách thoát ly khỏi đồng ruộng. Với những người thời điểm trước khi di cư đã có việc làm khác nhưng vẫn quyết định di cư bởi nhiều lý do khác nhau như do công việc trước đó thu nhập thấp (11,7%), công việc cũ thiếu ổn định (5,7%). Như vậy, nguyên nhân di cư không chỉ liên quan đến tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm mà còn bởi tính chất thiếu ổn định, thu nhập thấp của công việc ở khu vực nông thôn.

Hộp 3. Mong muốn di cư để có việc làm và thu nhập tốt hơn

Nhà em ở quê chỉ có mấy sào ruộng, đến mùa vụ mới bận rộn còn lại thì chơi cả. Nếu cứ ở nhà thì không có thu nhập, ruộng thì lúc được lúc mất. Em vừa học xong, bạn bè rủ đi làm KCN một vài năm chứ quanh quẩn ở nhà cũng chán. Bọn em cũng không thích công việc đồng áng, cũng vất vả mà thu nhập lại không cao. Thế nên đi như thế này cũng chỉ mong tìm một việc làm ổn định, thu nhập tốt.

(Nữ, 21 tuổi, công nhân tại KCN Đại An, Hải Dương)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 50 - 51)