Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992, các Điều 58, 61, 68.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 32 - 34)

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

10 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992, các Điều 58, 61, 68.

58, 61, 68.

25

10, Khoản 1 nêu rõ quyền làm việc của người lao động “được làm việc cho bất kỳ người sử dụng

lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm". Bên cạnh đó, Điều 5, Luật cũng quy định quyền của người lao động trong việc tự do lựa chọn “làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử”. Ngoài ra, so với các Bộ luật Lao động trước đó (1994, 2006), Bộ luật Lao động 2012 có thêm những quy định mới liên quan đến làm thêm giờ của lao động không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong 1 ngày; tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 lên 6 tháng; về cơ bản giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu nhưng có quy định cụ thể với một số ngành đặc thù theo hướng bảo đảm quyền lợi cho người lao động; quy định về mức lương tối thiểu vùng,.. Luật Dạy nghề được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 ban hành tại Quyết định số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006. Luật dạy nghề hiện hành chưa đề cập đến nhóm lao động di cư trong nước, chỉ hỗ trợ các cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu và lao động trong khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Lao động di cư làm việc tại các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất chủ yếu là lao động giản đơn. Nhu cầu đào tạo, tái đào tạo và nâng cao trình độ của nhóm lao động này là rất lớn song bản thân họ, với mức lương ít ỏi kiếm được nên không đủ khả năng chi trả. Do chưa qua đào tạo và chỉ thực hiện những công việc giản đơn nên mức lương của họ rất thấp. Các chính sách đào tạo nghề hiện hành chưa có những sự hỗ trợ cần thiết cho nhóm này để cải thiện tay nghề, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Luật Cư trú11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. “Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”. Quyền tự do cư trú còn được thể hiện bằng việc công dân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cho họ. Tuy nhiên, quy định về việc sử dụng sổ hộ khẩu để quản lý nhân khẩu mang lại nhiều hệ lụy không mong muốn đối với người lao động di cư. Sổ hộ khẩu có liên quan mật thiết tới vấn đề lao động di cư trong nước. Nó có vai trò quan trọng và là “chìa khóa” để tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của Nhà nước cũng như thực hiện một số thủ tục hành chính. Nhóm lao động di cư về mặt nào đó đã bị hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội này do họ khó có thể đáp ứng được các yêu cầu về sổ hộ khẩu. Ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở năm 2009. So với Luật nhà ở năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 chủ yếu liên quan đến quản lý, tổ chức đấu thầu và triển khai các dự án nhà ở. Các quy định liên quan đến nhà ở cho người thu nhập thấp không có thay đổi. Liên quan đến quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở, Điều 4, Luật Nhà ở quy định “Công dân có quyền có chỗ ở thông qua việc tạo lập nhà ở hợp pháp hoặc thông qua việc thuê, mượn, ở nhờ nhà ở theo quy định của pháp luật. Người tạo lập nhà ở hợp pháp có quyền sở hữu đối với nhà ở đó”. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà của chủ sở hữu (Điều 5) và một trong số các đối tượng sở hữu nhà và chủ sở hữu nhà là “tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú” (Điều 9). Những chính sách này hàm ý rằng, lao động di cư cũng có quyền có chỗ ở, quyền sở hữu nhà và được Nhà nước bảo hộ các quyền đó mà không bị phân biệt giữa các vùng, miền, các tỉnh cũng như nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Luật Nhà ở năm 2005 và Luật nhà ở sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có những quy định riêng về phát triển nhà ở xã hội và được quy định cụ thể tại 11 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10, khóa XI, số 81/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

26

Nghị quyết 18/NQ-CP12

. Theo Nghị quyết này, một số giải pháp và cơ chế, chính sách ưu tiên để giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp. Theo đó, các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp được khuyến khích thực hiện theo phương thức xã hội hóa, các ưu đãi được dành chủ đầu tư khi xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Như vậy có thể nói, khung pháp lý về di cư đã quy định khá chặt chẽ về các quyền mà người di cư và gia đình của họ được hưởng. Điều này đã giúp định hình một cách cơ bản về mặt chủ trương chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam đối với vấn đề lao động di cư.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)