Quá trình chuyển đổi công việc

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 51 - 59)

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

2. Quá trình chuyển đổi công việc

Thu nhập cao, công việc ổn định và không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật là những tiêu chí tìm việc của người lao động tại thời điểm di cư lần đầu

Thu nhập thấp và công việc thiếu tính ổn định là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình di cư từ nông thôn ra đô thị và các khu công nghiệp. Điều này một lần nữa được thể hiện rõ trong tiêu chí tìm việc của người lao động. Thu nhập đương nhiên trở thành yếu tố đầu tiên được người lao động di cư quan tâm (50,0%), 34,6% mong muốn công việc ổn định. Thực tế phần lớn lao động 44

di cư chưa qua đào tạo và không có chuyên môn kỹ thuật nên họ cũng muốn lựa chọn một công việc không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật (25,3%).

Hình 9.Tiêu chí tìm việc làm của lao động tại thời điểm di cư lần đầu (%)

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

Có 59,7% người lao động di cư tìm được việc làm ngay trong lần di cư đầu tiên; nhóm còn lại phải mất trung bình 2,7 tháng để tìm được công việc đầu tiên tại nơi di cư

Đối với nhiều người, việc thay đổi môi trường công việc không dễ dàng gì, nhất là lao động ở nông thôn. Việc vừa di cư, vừa phải tìm kiếm công việc trong khi phần lớn những người lao động có tuổi đời trẻ (vừa học xong trung học cơ sở, trung học phổ thông) hoặc chuyển từ việc làm nông nghiệp sang làm một công việc mới tại đô thị hoặc các khu công nghiệp thực sự là những khó khăn lớn đối với họ. Có 40,3% những người lao động di cư ra thành thị và khu công nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm được công việc đầu tiên. Những phân tích trước đó cho thấy, phần lớn những người lao động di cư phải tự khắc phục khó khăn hoặc một phần nhờ vào sự giúp đỡ của bạn bè, họ hàng. Tính trung bình, người lao động di cư mất 2,7 tháng để tìm được công việc đầu tiên. Đối với lao động di cư ra thành thị còn khó khăn hơn khi họ phải mất đến 2,8 tháng, trong khi đó thời gian để lao động di cư tới các khu công nghiệp kiếm được việc làm cũng phải mất trung bình 2,1 tháng.

Hộp 4. Lao động di cư gặp khó khăn trong việc tìm việc làm

Băn khoăn lớn nhất của em trước khi quyết định đi là tìm việc làm và chỗ ở. Lúc đầu đi tìm việc cũng vất vả vì không biết xin việc gì, do mình không có học nghề. Việc gì em cũng thấy mới, lạ lẫm. Cũng nhờ bạn bè tìm trước nhưng các chỗ người ta đều muốn phỏng vấn trực tiếp. Lúc đầu đến em xin ở nhờ nhà của bạn để chờ xin việc. Khó khăn nhất là trong thời gian đầu còn thử việc, chưa quen việc nên cũng nản. Lương thử việc thấp nữa phải hạn chế chi tiêu. May nhờ có bạn bè em giúp đỡ nhiều.

(Nam, 25 tuổi, công nhân tại KCN Sóng Thần, Bình Dương)

Nhận thức rõ những khó khăn của người lao động di cư, nhiều địa phương đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Điển hình như hiện nay, tại Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, mô hình “tam giác” giữa doanh nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh và tỉnh bạn liên kết

50.0 19.3 22.4 17.3 13.8 34.6 25.3 0.0 20.0 40.0 60.0 Thu nhập cao Công việc nhàn Công việc phù hợp với chuyên môn Môi trường làm việc đảm bảo Được hưởng các chế độ bảo hiểm Công việc ổn định Công việc không đòi hỏi CMKT

chặt chẽ với nhau góp phần cân đối thị trường, đáp ứng nhu cầu lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của các địa phương này. Chính sách liên kết lao động tạo điều kiện cho doanh nghiệp tuyển dụng nhanh chóng tiết kiệm được thời gian, chi phí, đồng thời người lao động trong và ngoài tỉnh tìm kiếm việc làm dễ dàng cập nhật những thông tin tương đối đầy đủ về doanh nghiệp giúp người lao động an tâm tìm việc làm thích hợp hơn. Tại Bình Dương, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh, từ năm 2007 đã thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ lao động các địa phương làm việc tại Bình Dương theo kế hoạch liên kết lao động giai đoạn 2007-2010. Việc thực hiện chính sách liên kết lao động giúp cho Bình Dương chủ động đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho các tỉnh (nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long) giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người lao động. Nếu những chính sách như này được thực hiện một cách đồng bộ, rõ ràng sẽ giảm bớt được thời gian tìm việc, chi phí tìm việc và giảm thiểu những khó khăn đối với người lao động, đồng thời cũng hỗ trợ tốt được các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu.

Lao động di cư ra thành thị và khu công nghiệp đã định cư tại địa phương trung bình một năm chuyển đổi công việc 1 lần

Nghiên cứu này giới hạn đối tượng khảo sát với lao động di cư đã di chuyển đến nơi ở hiện nay (quận/huyện) từ một (quận/huyện) khác trong thời gian là 5 năm trước (2007) thời điểm điều tra và họ đã định cư tại nơi ở hiện tại ít nhất là 01 tháng. Số năm trung bình tính từ thời điểm di cư lần đầu là 6,6 năm. Nếu tính từ thời điểm của lần di cư gần đây nhất (lần di cư hiện tại) người lao động di cư đã định cư tại địa phương sở tại được 2,3 năm. Có xấp xỉ 35,1% lao động di cư từ năm 2007 trở lại đây từng chuyển đổi công việc ít nhất một lần trong khoảng thời gian định cư tại địa phương. Nói cách khác, lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp trung bình mỗi năm chuyển đổi công việc một lần.

Sự thay đổi về loại hình công việc so với lần di cư đầu không nhiều, lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp vẫn chủ yếu làm công nhân hoặc lao động tự do

Trong mẫu khảo sát, chỉ có 6,3% những người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp có di cư lần 1 trước năm 2007. Điều này đồng nghĩa với có 93,7% trong số họ có thời điểm di cư lần 1 trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây. Trong khoảng thời gian đó, sự chuyển dịch về loại hình công việc là không nhiều. Cần phải nhắc lại rằng, nghiên cứu này tập trung vào nhóm lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc công nhân và lao động tự do là hai nhóm đối tượng chính trong cơ cấu mẫu khảo sát. Tỷ lệ lao động di cư làm công nhân đã tăng từ 45,6% trong lần di cư đầu tiên lên tới 48,4% trong lần di cư hiện tại. Lao động di cư làm lao động tự do chiếm 32,9% trong lần di cư đầu, hiện cũng tăng thêm 1,2 điểm %, chiếm 34,1% tổng số loại hình công việc. Lao động làm thuê khác như bảo vệ, bán hàng, tạp vụ/giúp việc gia đình giảm tới 4,5 điểm % sau 5 năm, hiện chiếm 9,1%.

Đối với nhóm lao động di cư ra thành thị và khu công nghiệp làm công/viên chức, nhân viên văn phòng cũng có sự cải thiện nhưng mức độ không đáng kể. Nếu như tại thời điểm di cư lần đầu tiên, nhóm này chỉ chiếm 3,7% thì hiện nay cũng chỉ chiếm 4,9%. Việc gia tăng tỷ lệ của nhóm 46

lao động làm công/viên chức, nhân viên văn phòng có thể phản ánh một phần hiệu quả của các chương trình giáo dục đào tạo.

Bảng 12. Loại hình công việc ở lần di cư đầu so với hiện tại (%)

LOẠI CÔNG VIỆC DI CƯ

LẦN 1 HIỆN TẠI THAY ĐỔI SO VỚI HIỆN TẠI (+/-)

− Làm công nhân 45,6 48,4 2,8

− Lao động tự do 32,9 34,1 1,2

− Tự làm chủ 2,3 2,4 0,1

− Thuê đất để sản xuất nông nghiệp 0,3 0,1 -0,2

− Làm thuê khác (bảo vệ, bán hàng

thuê, tạp vụ/giúp việc gia đình...) 13,6 9,1 -4,5

− Công/viên chức, nhân viên văn phòng 3,7 4,9 1,2

− Khác 1,6 1 -0,6

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

Lao động di cư nữ thường lựa chọn các công việc mang tính ổn định hơn trong khi nam giới quan tâm đến khía cạnh thu nhập của công việc nhiều hơn. Ở thời điểm hiện tại, có 52,4% lao động nữ làm công nhân, tỷ lệ này ở nam giới thấp hơn, chỉ chiếm 43,3%. Ngược lại, đối với loại hình lao động tự do, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới (37,6% so với 31,3%).

Bảng 13. Loại hình công việc hiện tại của lao động di cư chia theo địa bàn (%)

Tỉnh, thành phố LOẠI HÌNH CÔNG VIỆC HIỆN TẠI

Công nhân Lao động tự do Tự làm chủ Thuê đất sản xuất nông nghiệp Làm thuê khác Công/viên chức, nhân viên văn phòng Khác − Phú Thọ 51,7 37,7 0,3 0,0 3,7 5,7 1,0 − Thái Nguyên 55,0 36,7 2,0 0,0 1,7 4,7 0,0 − Vĩnh Phúc 58,7 33,0 0,0 0,3 6,3 0,7 1,0 − Quảng Ninh 58,7 27,3 4,0 0,3 8,0 0,3 1,3 − Hải Phòng 48,3 45,0 2,8 0,0 2,8 1,1 0,0 − Hải Dương 60,3 14,7 0,3 0,0 24,7 0,0 0,0 − Hà Nội 48,2 45,2 0,0 0,0 6,3 0,1 0,1 − Nghệ An 59,7 34,7 0,0 0,0 5,0 0,7 0,0 − Quảng Nam 59,7 27,0 0,3 0,0 12,3 0,0 0,7 − Đà Nẵng 49,8 28,1 4,0 0,0 17,6 0,5 0,0 − Lâm Đồng 38,3 31,9 5,3 1,1 11,9 8,6 2,8 − Đắk Lắk 24,4 26,4 13,9 0,0 25,6 9,4 0,3 − Bình Dương 42,2 43,7 2,1 0,1 4,7 6,2 0,9 − TP. Hồ Chí Minh 42,7 31,3 2,9 0,0 9,9 10,3 2,8 − Cần Thơ 57,9 27,6 0,4 0,1 7,1 6,8 0,1

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

So sánh giữa các địa bàn, lao động di cư làm công nhân và lao động tự do vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tại Lâm Đồng, Đắk Lắk tỷ lệ lao động di cư làm công nhân thấp (38,3% và 24,4%), lao động tự do và làm thuê khác chiếm tỷ lệ cao hơn so với các địa bàn khác. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng có thị trường lao động lớn hoặc một số tỉnh có khu công nghiệp phát triển sớm, tỷ lệ lao động tự do khá lớn. Khảo sát thực tế cho thấy, nhóm lao động tự do tại các địa phương này có thể tìm việc làm có thu nhập tương đương hoặc cao hơn so với làm công nhân. Tỷ lệ lao động công nhân đặc biệt cao trong các địa bàn nông thôn có khu công nghiệp như Hải Dương (60,3%), Nghệ An, Quảng Nam (59,7%).

Tỷ lệ lao động di cư làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI tăng mạnh, lao động cá nhân, hộ gia đình giảm

Số liệu khảo sát cho thấy, hiện có 57,9% lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp đang làm việc trong các doanh nghiệp nói chung. Trong đó, 30,6% lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân trong nước, 21,9% làm việc trong doanh nghiệp có vốn FDI và chỉ có 5,4% làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp có vốn FDI dường như hấp dẫn hơn với người lao động bởi có mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam gia nhập WTO (2007) đã thúc đẩy các dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã và đang góp phần đáng kể tạo ra việc làm cho người lao động, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hình 10.Loại hình cơ quan/tổ chức nơi làm việc hiện tại (%)

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

Có hai sự thay đổi quan trọng nhất trong loại hình cơ quan/tổ chức đã làm việc trong lần di cư đầu tiên so với hiện nay. Tỷ lệ lao động di cư làm việc theo hình thức cá nhân và/hoặc hộ gia đình giảm mạnh tới 5,6 điểm %, từ 21,9% xuống còn 16,3%. Ngược với xu hướng đó, tỷ lệ lao động di cư làm việc tại các công ty/doanh nghiệp nước ngoài tăng mạnh tới 6,7 điểm % (từ 15,2% lên 21,9%). Trong khoảng thời gian 5 năm nhất là sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và ban hành nhiều cơ chế ưu đãi thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Nguồn

Tự làm chủ, 24%

Cá nhân, hộ gia đình, 16.3% Doanh nghiệp,

cơ quan tư nhân, 30.6% Doanh nghiệp,

cơ quan Nhà nước, 5.4% Doanh nghiệp,

cơ quan nước ngoài, 21.9%

Khác, 1.5% Không nhớ, 0.3%

vốn FDI đã thúc đẩy một phần sự thay đổi trong cơ cấu việc làm của người lao động nói chung và lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp nói riêng.

Bảng 14. Loại hình cơ quan/tổ chức đã làm việc của lao động di cư ở lần di cư đầu so với hiện tại (%)

LOẠI CÔNG VIỆC DI CƯ

LẦN 1 HIỆN TẠI THAY ĐỔI SO VỚI HIỆN TẠI (+/-)

− Tự làm chủ 21.1 24 2.9

− Cá nhân, hộ gia đình 21.9 16.3 -5.6

− Doanh nghiệp, cơ quan tư nhân 31.3 30.6 -0.7

− Doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước 8.5 5.4 -3.1

− Doanh nghiệp, cơ quan nước ngoài 15.2 21.9 6.7

− Khác 1.7 1.5 -0.2

− Không nhớ/Không biết 0.3 0.3 0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

Phần lớn lao động di cư tự tìm kiếm việc làm hoặc thông qua các hỗ trợ từ bạn bè, người thân

Di chuyển chỗ ở và tìm việc làm là một trong những khó khăn lớn mà người lao động di cư phải đối mặt. Cũng giống như cách thức mà phần lớn lao động di cư đã tự giải quyết những khó khăn của họ, người lao động di cư thương tự tìm kiếm việc làm ở lần di cư đầu tiên (47,1%). Tỷ lệ này ở lần di cư hiện tại đã tăng thêm 7,6 điểm % với 54,7% những người lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp được hỏi tự tìm kiếm việc làm cho mình. Các quan hệ với họ hàng, người thân và quan hệ bạn bè cũng hỗ trợ đắc lực cho quá trình tìm kiếm việc làm của người lao động. Mặc dù tìm việc qua cách thức này vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao nhưng cũng đã có sự thay đổi theo hai chiều hướng đối ngược nhau. Nếu như các quan hệ họ hàng, người thân được sử dụng nhiều trong lần di cư đầu tiên (28,2%) và có xu hướng giảm trong lần di cư hiện tại (chỉ còn 22,1%) thì vai trò của các quan hệ bạn bè lại gia tăng (từ 22,1% lên 23,1%).

Hình 11.Người hỗ trợ tìm việc làm tại thời điểm di cư lần đầu và hiện tại (%)

28.2 22.1 22.1 0.3 1.1 1 47.1 22.1 23.1 0.4 0.3 0.5 54.7 0 10 20 30 40 50 60 Người thân Bạn bè, đồng

hương Chính quyền địa phương TTGTVL của Nhà nước TTGTVL của tư nhân Tự bản thân Di cư lần 1 Di cư hiện tại

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

Có 8,4% lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp mất phí tìm việc ở lần di cư đầu tiên, 6,3% mất phí tìm việc ở lần di cư hiện tại

Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đều thuộc nhóm có mức thâm dụng lao động cao, nhất là các ngành dệt, may mặc, da giày. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp này khá cao. Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai là những địa phương trong nhiều năm thu hút một lượng lớn lao động, nhất là lao động các tỉnh từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng). Do thị trường lao động của Việt Nam vẫn có rất nhiều các công việc không đòi hỏi về chuyên môn kỹ thuật ngay cả ở khu vực công nghiệp nên xu hướng người dân di cư tìm được việc làm ngay phổ biến ở cả nhóm làm việc tự do hoặc làm công nghiệp.

Trong vài năm trở lại đây, xu hướng lao động quay trở về địa phương làm việc cho các doanh nghiệp trong tỉnh khá phổ biến. Một số tỉnh có khu công nghiệp phát triển mạnh bắt đầu tính đến chuyện giữ chân người lao động, nhất là Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh. Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng lao động đặc biệt cao vào dịp sau Tết Âm lịch bởi sau kỳ nghỉ, rất nhiều lao động không tiếp tục quay trở lại với công việc cũ, xa nhà mà ở lại địa phương để tìm kiếm cơ hội việc

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)