III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH
3. Đặc điểm công việc hiện tạ
3.1. Số giờ làm việc trung bình mỗi tuần
Lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp có số giờ làm việc trung bình/tuần là 57,8 giờ
Theo quy định của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc bình thường là 08 giờ một ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định trong Luật. Hiện nay, lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp có số giờ làm việc trung bình trong 01 tuần là 57,8 giờ. Trong đó, nhóm lao động di cư ra thành thị có số giờ làm việc trung bình trong 01 tuần cao hơn 3,8 giờ so với lao động di cư đang làm việc tại các khu công nghiệp (58,4 giờ so với 54,6 giờ).
Đối với lao động di cư ra thành thị, nhóm lao động có trình độ học vấn, có chuyên môn kỹ thuật cao làm việc trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân thông thường chỉ làm việc 40 giờ/tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Một số cơ quan, doanh nghiệp có quy định làm thêm buổi sáng hoặc cả ngày thứ 7 thì số giờ làm việc của nhóm này cũng chỉ dao động từ 44 giờ - 48 giờ mỗi tuần. Nhóm lao động di cư ra thành thị phải làm thêm giờ hoặc có số giờ làm việc cao thường rơi vào nhóm lao động tự do. Số liệu khảo sát cho thấy, nhóm lao động di cư ra thành thị làm lao động tự do có số giờ làm việc trung bình mỗi tuần là 62,1 giờ. Nhóm lao động di cư tới các khu công nghiệp làm lao động tự do có số giờ làm bình trung bình mỗi tuần thấp hơn, 58,3 giờ/tuần. Nhóm lao động di cư tự do ra thành thị là nhóm có số giờ làm việc mỗi tuần cao nhất. Nhóm này cũng thường phải đảm nhận các công việc vất vả như phụ hồ, rửa xe, nhân viên phục vụ bàn, mua bán đồng nát,… Đây cũng là nhóm sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe, điều kiện làm việc nhất. Mức sống, chi phí đắt đỏ tại các đô thị cũng góp phần tạo nên sức ép đối với họ.
Hình 13.Số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của lao động di cư chung và nhóm lao động
di cư làm công việc tự do (giờ/tuần)
57.8 58.4 54.6 61.9 62.1 58.3 50 52 54 56 58 60 62 64
Lao động di cư từ NÔNG THÔN ra THÀNH THỊ và
các KCN
Nhóm di cư ra THÀNH
THỊ Nhóm di cư tới các KCN CHUNG (cho tất cả loại hình công việc)
Tính riêng nhóm lao động làm công việc tự do
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)
So sánh số liệu khảo sát này với số liệu của cuộc điều tra LFS 2009 cho thấy, ở khía cạnh tích cực quá trình di cư đã giúp tăng năng suất lao động xã hội. Nếu so với lao động ở nông thôn (2009), có tới 96,7% lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp có số giờ làm việc trên 40 giờ mỗi tuần, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn chỉ chiếm 79,4%, thấp hơn tới 17,3 điểm %. Việc dịch chuyển lao động đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường, sử dụng một cách hiệu quả hơn vốn lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Bảng 15. Cơ cấu số giờ làm việc trung bình/tuần (%)
CHUNG Di cư ra THÀNH THỊ Di cư tới các khu công nghiệp So với lao động NÔNG THÔN* So với lao động THÀNH THỊ* − Từ 1-9 giờ 0,1 0,1 0,0 1,2 1,5 − Từ 10-19 giờ 0,4 0,0 0,4 3,0 6,5 − Từ 20-29 giờ 0,9 0,2 1,1 7,5 15,4 − Từ 30-34 giờ 0,4 0,0 0,5 3,7 7,6 − Từ 35-39 giờ 1,5 0,4 1,7 5,2 9,3 − Từ 40-48 giờ 34,1 41,5 32,7 38,4 27,8 − Từ 49-59 giờ 26,1 36,0 24,1 22,5 21,3 − Từ 60 giờ trở lên 36,5 21,8 39,5 18,50 10,6
(Nguồn: Số liệu Điều tra LFS 2009)
Vẫn có sự khác biệt về số giờ làm việc trung bình/tuần giữa lao động di cư là nam giới và nữ giới nhưng không đáng kể. Cụ thể số giờ làm việc trung bình/tuần của nam giới là 57,6 giờ/tuần, trong khi đó số giờ làm việc trung bình/tuần của nữ giới là 57,9 giờ. Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2009 cũng cho thấy xu hướng này khi mà số giờ làm việc trung bình của lao động nam di cư là 66,8 giờ/tuần trong khi ở lao động nữ là 67,2 giờ/tuần. Rõ ràng, lao động nữ di cư nói chung, lao động nữ di cư ra thành thị và các khu công nghiệp nói riêng đang phải làm việc nhiều thời gian hơn so với nam giới. Sự khác biệt về số giờ làm việc theo giới vẫn còn nhưng về thời gian làm việc cơ bản đã được giảm đáng kể so với năm 2009.
Bảng 16. Số giờ làm việc trung bình theo tuần của lao động di cư theo địa bàn (giờ/tuần)
Tỉnh/thành phố
SỐ GIỜ LÀM VIỆC TRUNG BÌNH/TUẦN CHUNG Lao động di cư ra
THÀNH THỊ Lao động di cư tới các khu công nghiệp
− Phú Thọ 57,3 57,9 55,9 − Thái Nguyên 58,4 58,3 59,7 − Vĩnh Phúc 63,0 63,0 63,0 − Quảng Ninh 61,4 61,4 56,0 − Hải Phòng 62,2 64,9 56,7 − Hải Dương 56,0 62,5 52,0 − Hà Nội 60,6 68,1 52,6 − Nghệ An 56,5 56,5 56,5 − Quảng Nam 53,6 52,3 54,6 − Đà Nẵng 54,9 54,9 54,9 − Lâm Đồng 59,5 58,5 60,7 53
− Đắk Lắk 53,1 53,2 53,0
− Bình Dương 60,8 60,9 60,9
− TP. Hồ Chí Minh 56,9 56,9 56,0
− Cần Thơ 52,1 51,9 54,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)
Chia theo địa bàn, lao động di cư tại các thành phố lớn hoặc các tỉnh có khu công nghiệp phát triển thường có số giờ làm việc cao hơn so với nhóm còn lại. Cụ thể, số giờ làm việc của lao động di cư tại Vĩnh Phúc là 63 giờ/tuần, tại Hải Phòng là 62,2 giờ/tuần. Lao động di cư tại Cần Thơ (52,1 giờ), Quảng Nam (53,6 giờ) và Đắk Lắk (53,1 giờ) có số giờ làm việc trung bình/tuần thấp nhất.
3.2. Yêu cầu chuyên môn kỹ thuật của công việc
Phần lớn lao động di cư không cần học thêm kỹ năng để làm quen với công việc hiện tại
Phần lớn lao động di cư thuộc nhóm trẻ, vừa tốt nghiệp bậc học trung học cơ sở (29,1%) hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông (47,9%) và không có điều kiện/nhu cầu học tiếp bậc cao hơn. Những gia đình ở nông thôn có điều kiện có thể cho con em họ học các trường trung cấp, cao đẳng nghề trước khi tính chuyện tìm kiếm công việc. Tuy vậy, phần lớn các gia đình nông thôn cũng như bản thân người lao động mong muốn tìm kiếm công việc ngay khi không thể tiếp tục theo học. Các công việc không đòi hỏi về chuyên môn kỹ thuật, có tính ổn định và thu nhập cao thu hút được sự quan tâm của nhiều người lao động. Sự bùng nổ của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất. Quá trình này đã tạo ra được nhiều việc làm đáp ứng nhu cầu của người lao động. Việc tìm kiếm công việc lao động không hoặc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật thấp không quá khó khăn.
Hộp 5. Công việc không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật
Em đang làm việc tại bộ phận lắp ráp tủ lạnh. Em đảm nhận việc lắp ráp cánh tủ. Em thấy công việc đơn giản, không đòi hỏi trình độ gì, chỉ cần nhanh tay là được. Tay mình thao tác càng nhanh càng tốt, họ chỉ yêu cầu vậy thôi. Lương trả theo giờ và có thưởng theo khối lượng công việc.
(Nữ, 22 tuổi, công nhân tại KCN Thăng Long, Hà Nội) Các doanh nghiệp sẵn sàng tuyển dụng lao động phổ thông và tổ chức đào tạo thông qua quá trình làm việc. Xu hướng này khá phổ biến khi có tới 44,7% người lao động không cần học thêm kỹ năng mới nào vẫn có thể được nhận để làm công việc hiện tại. Đối với những công việc đòi hỏi lao động kỹ thuật, các doanh nghiệp cũng lựa chọn giải pháp tự đào tạo trên chính dây chuyền công nghệ của họ (24,4%). Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay và ngay cả trong một vài năm tới họ vẫn phải làm quen, chấp nhận với việc tuyển dụng lao động phổ thông và tự đào tạo. Chỉ một số ít các vị trí lao động kỹ thuật đòi hỏi phải tuyển dụng lao động có chuyên môn kỹ 54
thuật cao. Tất nhiên, việc tự đào tạo này là để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp cho rằng quá trình đào tạo hiện nay khiến cho đầu ra hầu như khó có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Hoạt động của hệ thống các trường đào tạo nghề, dạy nghề hiện nay chưa hiệu quả, chưa sát với nhu cầu của thị trường lao động. Nếu có tuyển dụng lao động tốt nghiệp các trường nghề này, doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại trong khi đó yêu cầu về mức lương, chế độ đãi ngộ phải trả cao hơn hẳn so với lao động phổ thông. Để giải quyết tình trạng này, một số trường nghề và doanh nghiệp đã liên kết với nhau để đào tạo theo đơn đặt hàng, hoặc các trường nghề gửi học viên tới làm việc tại các doanh nghiệp. Rõ ràng việc kết hợp như vậy giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các bên và bản thân người lao động cũng được hưởng lợi nhiều từ hình thức hợp tác đó. Cách thức này cũng mang nhiều hàm ý giúp cho các Chương trình, Đề án liên quan đến đào tạo nghề và giải quyết việc làm có thể có được một cơ chế thực hiện hiệu quả với sự tham gia của tổ chức đào tạo, người sử dụng, người lao động và Nhà nước.
Hình 14.Việc học thêm kỹ năng, nghiệp vụ để làm quen với công việc hiện tại (%)
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)
3.3. Tính chất công việc
Công việc độc hại, nguy hiểm và thiếu ổn định mang tính chất phổ biến
Số liệu khảo sát cho thấy, 69,9% người lao động được hỏi có địa điểm làm việc thường xuyên ở trong nhà. Do đặc thù công việc, tỷ lệ người lao động có địa điểm làm việc ngoài trời không có mái che là 23,3%, chỉ có 6,3% người lao động làm việc ngoài trời có mái che. Liên quan đến tính chất của công việc hiện tại, có 30,5% người lao động di cư được hỏi cho rằng công việc mà họ đang làm có đặc điểm ô nhiễm về tiếng ồn, bụi và bẩn. Các rủi ro khác liên quan đến tính chất công việc mà người lao động phải đối mặt như công việc độc hại 14,1%, nguy hiểm 10,4%. Có thể nhận thấy, tính chất công việc ô nhiễm, độc hại và nguy hiểm là đặc điểm khá phổ biến đối với nhóm lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi phần lớn trong số họ không có chuyên môn kỹ thuật, đảm nhận các công việc trực tiếp nên cũng là nhóm phải đối mặt thường xuyên nhất với các rủi ro.
26.6 24.2 4.6 44.7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tự học Người thuê/sử dụng
đào tạo nhân/tổ chức khác Học qua một cá Không học thêm kỹ năng nào
Những tác động tiêu cực của tình trạng suy thoái kinh tế khiến cho số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất hoặc giải thể tăng mạnh. Theo số liệu rà soát của Tổng cục Thống kê năm 201219, tính đến 01/01/2012 tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế là 448.393 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 5,3% số doanh nghiệp đang tạm ngừng sản xuất kinh doanh với nhiều lý do khác nhau. Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh cao như Vĩnh phúc 11.4%; Hải Dương 15.8%; Lào Cai 16.4%; Bắc Giang 12.7%; Nghệ An 13.5%; Cần Thơ 19.0% và Sóc Trăng 19.4%. Tổng số doanh nghiệp chờ giải thể là 31.425 doanh nghiệp, chiếm 7,0%. Trong đó Hà Nội có 7.442 doanh nghiệp, Đà Nẵng có 2.696 doanh nghiệp, Bình Phước có 999 doanh nghiệp, TP. HCM có 13.222 doanh nghiệp; Bà Rịa - Vũng Tàu có 823 doanh nghiệp; Bến Tre có 424 doanh nghiệp; Đồng Tháp có 892 doanh nghiệp,… Tại thời điểm khảo sát, có 9,8% những người được hỏi thừa nhận công việc của họ có tính chất không ổn định. Nguyên nhân là do doanh nghiệp gặp khó khăn không ký được hợp đồng mới. Thực tế các hợp đồng lao động được ký thường có thời hạn 12 tháng. Rất nhiều người lao động khi được phỏng vấn đang không rõ tháng sau có được tiếp tục ký hợp đồng hay không. Tình trạng suy thoái kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và người lao động.
3.4. Thu nhập và sử dụng thu nhập
Thu nhập trung bình của lao động di cư năm 2009 đạt mức 27 triệu đồng/năm, nghĩa là xấp xỉ 2,3 triệu đồng/tháng20
. Mức thu nhập bình quân của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp khảo sát năm 2012 trong nghiên cứu này đã tăng đáng kể, hiện vào khoảng 3,17 triệu đồng/tháng. Sự chênh lệch về thu nhập giữa hai nhóm lao động di cư ra thành thị và khu công nghiệp là không cao, với mức thu nhập trung bình tháng lần lượt là 3,1 triệu đồng với 3,3 triệu đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu chung được áp dụng từ ngày 01/05/2012 theo Thông tư số 01/2012/TTLT- BNV-BTC của liên Bộ Nội vụ - Tài chính đã ban hành hướng dẫn thực hiện đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp là 1.050.000 đồng/tháng nhân với hệ số lương hiện hưởng. Nếu tính theo thang lương, bảng lương được áp dụng cho các công ty Nhà nước với đối tượng là công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh có hệ số lương của nhóm thấp nhất là 1,45 hoặc 1,55 tùy ngành nghề21thì mức lương tối thiểu nhận được vào khoảng 1,52 triệu đến 1,63 triệu đồng/tháng. Lao động di cư có mức thu nhập thấp chủ yếu là lao động tự do như người chờ bán sức lao động, làm nghề đồng nát, xe ôm,… nhóm này chiếm đa số với khoảng 62,2%. Ngoài ra, nhóm lao động làm thuê các công việc như bảo vệ, nhân viên bán hàng, tạp vụ,… cũng chiếm tới 20,5%. Lao động tự do và lao động làm thuê thường không có công việc ổn định, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế nên nhu cầu đối với loại hình lao động này xuống thấp. So với các nhóm khác, tỷ lệ lao động là công nhân có mức thu nhập dưới mức lương tối thiểu thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 15,4%.