Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược Xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 (16 tháng 5, 2005).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 31 - 32)

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

7Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược Xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 (16 tháng 5, 2005).

giai đoạn 2005 – 2010 (16 tháng 5, 2005).

24

đưa vào các chiến lược chính sách thì phương pháp tiếp cận lại không phải nhằm mục đích bảo vệ người di cư. Chiến lược dân số năm 2001-20108 xem di cư tự do và sự di chuyển lao động theo mùa vụ đem lại nhiều tác động tiêu cực hơn là mang lại những lợi ích cho sự phát triển. “Di dân tự do và những biến động của lực lượng lao động là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong cả hiện tại và tương lai”. Về mặt quản lý, chiến lược này

cũng đặt ra mục tiêu đạt tỷ lệ 75% người di cư tự do đăng ký hộ khẩu vào năm 2010. Trong toàn bộ nội dung của chiến lược, cũng không có một mục tiêu nào đề cập tới việc đảm bảo sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư. Việc hoạch định các chiến lược cho giai đoạn 2011 – 2020 đã có những thay đổi đáng kể, những vấn đề liên quan đến lao động di cư đã được đề cập nhiều hơn trong hầu hết các chiến lược. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-20209 đã đặt mục tiêu giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các mục tiêu cụ thể của Chiến lược giai đoạn này đã chú ý hướng tới bảo vệ sức khỏe sinh sản cho các nhóm dân số đặc thù, trong đó có nhóm lao động di cư mà Chiến lược giai đoạn 2001-2010 chưa đề cập đến. So với Chiến lược của giai đoạn trước, vấn đề phân bố dân số đã được chú ý gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, mà ở đây cụ thể nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và được nhấn mạnh là một trong những nội dung quan trọng trong mục tiêu tổng quát của Chiến lược. Việc cải thiện sức khỏe sinh sản cho nhóm người di cư (cùng các nhóm dân số đặc thù khác) cũng được đặt ra với chỉ tiêu cụ thể là tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhóm này lên 20% năm 2015 và 50% vào năm 2020. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản đã thể hiện tiến bộ trong hệ thống chính sách đối với nhóm người di cư.

Các bộ luật mới ban hành và sửa đổi, bổ sung đều ít nhiều đề cập đến nhóm lao động di cư. Theo đó, pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động kể cả khi di chuyển như quyền tự do đi lại, cư trú; quyền được chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe; quyền có việc làm của người lao động; quyền có chỗ ở và sở hữu tài sản hợp pháp; ngăn cấm các hành vi vi phạm, cản trở tự do lao động. Hiến pháp năm 1992 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ Điều 49 đến Điều 82. Mặc dù hiện nay, hầu như chưa có quy định trực tiếp đề cập đến đối tượng người lao động di cư trong nước, tuy nhiên các quy định cũng đã gián tiếp đề cập đến đối tượng này. Các văn bản đã được ban hành đều đảm bảo các quyền được quy định trong Hiến pháp, nhất là những quyền trực tiếp liên quan đến người lao động di cư vào đô thị như quyền tự do đi lại, cư trú; quyền được chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe; quyền có việc làm của người lao động; quyền có chỗ ở và sở hữu tài sản hợp pháp10

. Hiến pháp cũng bảo đảm quyền bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực nói trên, nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Bộ luật Lao động được Quốc hội ban hành lần đầu tiên năm 1994, đến năm 2006 ban hành Bộ luật Lao động có sửa đổi, bổ sung. Ngày 18/6/2012, Bộ Luật lao động mới (sau đây gọi tắt là Bộ luật Lao động 2012) được Quốc hội ban hành (Luật số: 10/2012/QH13) chính thức có hiệu lực và thay thế cho Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2006. So với Bộ luật 1994, Bộ luật năm 2012 đã bổ sung Điều 4, quy định riêng về chính sách của Nhà nước về lao động trong đó nhấn mạnh “có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động”. Tại Điều 8 Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Dân số giai đoạn 2001-2010 (22 tháng 12, 2000).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 31 - 32)