Tham gia các loại bảo hiểm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 68 - 70)

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

20 GSO, 12 Giới và tiền chuyển về của lao động di cư, trang 37.

3.6. Tham gia các loại bảo hiểm

Chỉ 16,4% lao động di cư tại các khu công nghiệp không tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào trong khi đó tỷ lệ này ở lao động di cư ra thành thị là 52,1%. Người di cư ra thành thị làm lao động tự do, không được ký kết hợp đồng sẽ không có điều kiện được tham gia các loại bảo hiểm.

Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và Luật bảo hiểm xã hội quy định rõ “loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như vậy người lao động có ký kết hợp đồng lao động đương nhiên thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội 2006: người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng và người sử dụng lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên. Số liệu khảo sát đối với lao động di

7.1 4.6 4.6 4.9 11.7 12.5 55.1 3.7 6.8 4.2 4.1 11.8 12.8 56.5 3.5 12.4 10.6 19.3 10.6 6 29.4 6.5 0 20 40 60

Không có nhu cầu Chỉ là lao động thời vụ Đang trong giai đoạn thử việc Người sử dụng lao động không

ký Tự làm chủ Lao động tự do Không biết Di cư tới các KCN Di cư ra THÀNH THỊ CHUNG 61

cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp hiện có 46,7% lao động được hỏi có ký kết hợp đồng, tương ứng với 41,4% người được hỏi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, 50,3% tham gia bảo hiểm y tế và 35,0% tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Cũng như vấn đề hợp đồng lao động, việc tham gia bảo hiểm có sự khác biệt khá lớn giữa nhóm lao động di cư ra thành thị và khu công nghiệp. Lao động di cư tại khu vực đô thị phần lớn là lao động tự do, tỷ lệ ký kết hợp đồng lao động thấp nên tỷ lệ tham gia các loại bảo hiểm cũng rất thấp. Có tới 52,1% lao động di cư tại thành thị được hỏi không tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào, tỷ lệ này ở lao động di cư tại các khu công nghiệp chỉ chiếm 16,4% (83,2% lao động ở khu công nghiệp có ký kết hợp đồng). Loại hình việc làm và vấn đề hợp đồng lao động quy định tỷ lệ tham gia bảo hiểm của người lao động. Tỷ lệ lao động di cư ra thành thị và khu công nghiệp có ký kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội chiếm 82,7%, tham gia bảo hiểm y tế là 88,0% và tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 72,9%. Chỉ có 6,9% những người được hỏi không tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào. Và tương tự như vậy, nếu chỉ tính riêng nhóm lao động có hợp đồng (loại bỏ yếu tố lao động tự do) thì sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia các loại bảo hiểm của hai nhóm lao động di cư ra thành thị và lao động tại các khu công nghiệp không đáng kể. Số liệu khảo sát cho thấy đối với lao động di cư ra thành thị có 7,9% những người lao động có hợp đồng không tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào, với nhóm lao động làm việc tại các khu công nghiệp tỷ lệ này là 4,3%. Sự khác biệt về tỷ lệ người lao động tham gia giữa các loại bảo hiểm không thực sự mang nhiều ý nghĩa bởi nhiều doanh nghiệp khi đóng bảo hiểm thường không giải thích rõ việc đã đóng các loại bảo hiểm nào, tỷ lệ đóng là bao nhiêu. Khi tham gia bảo hiểm y tế, người lao động được cấp thẻ bảo hiểm nên họ cũng biết rõ việc họ có tham gia loại bảo hiểm này hơn là biết thông tin về các loại bảo hiểm khác.

Bảng 18. Thực trạng tham gia các loại bảo hiểm của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp (%)

LOẠI BẢO HIỂM THAM GIA % SỐ NGƯỜI TRẢ LỜI NÓI CHUNG % SỐ NGƯỜI TRẢ LỜI CÓ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CHUNG Lao động di cư ra THÀNH THỊ Lao động di cư tại khu công nghiệp CHUNG Lao động di cư ra THÀNH THỊ Lao động di cư tại khu công nghiệp

− Bảo hiểm xã hội 41,4 34,4 76,3 82,7 79,8 89,6

− Bảo hiểm y tế 50,3 44,3 80,3 88,0 86,0 92,7

− Bảo hiểm thất nghiệp 35,0 27,9 70,6 72,9 68,4 83,7 − Không tham gia loại

bảo hiểm nào 46,2 52,1 16,4 6,9 7,9 4,3

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

Nữ lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp tham gia nhiều hơn nam giới ở hầu hết các loại hình bảo hiểm. Đối với bảo hiểm xã hội, tỷ lệ tham gia của nữ giới là 85,0%, nam giới là 79,0% trong tổng số người có ký kết hợp đồng lao động. Với bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, xu hướng này cũng tương tự. Lao động nữ di cư ra thành thị cũng thiệt thòi hơn so với lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp khi 6,8% lao động nữ có hợp đồng nhưng chưa được tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào, tỷ lệ này ở lao động nữ tại khu công nghiệp là 3,0%.

Hiện còn có một tỷ lệ lớn lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp chưa được tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào, nhất là nhóm lao động di cư làm nghề tự do không có hợp đồng lao động. Nhóm lao động tự do cũng là nhóm thiếu ổn định về việc làm, thu nhập hơn so với các loại hình công việc khác mà lao động di cư đang đảm nhận. Nói cách khác, đây là nhóm dễ bị tổn thương nhất. Việc phát triển các loại bảo hiểm tự nguyện cần được khuyến khích và có sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước để họ có thể tiếp cận được. Người lao động gần như không được giải thích một cách rõ ràng về lợi ích của các loại bảo hiểm mà họ có quyền được tham gia. Vấn đề tuyên truyền cho người lao động về chính sách bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện cũng như các loại hình bảo hiểm còn nhiều bất cập. Cần có những nghiên cứu, đánh giá rõ hơn về nhận thức của người lao động cũng như hoạt động tuyên truyền các chính sách bảo hiểm.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)