0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hỗ trợ từ chính quyền địa phương và sự kỳ vọng của lao động di cư

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 83 -85 )

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

1. Hỗ trợ từ chính quyền địa phương và sự kỳ vọng của lao động di cư

Trước hết, cần nhấn mạnh rằng phần lớn lao động di cư thuộc nhóm yếu thế khi thiếu tư liệu sản xuất, trình độ học vấn thấp và/hoặc hạn chế về điều kiện tài chính. Quá trình di cư luôn mang đến những khó khăn cho họ. Trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương không có vai trò rõ nét trong những ảnh hưởng tới người di cư. Những phân tích trước đó cho thấy, phần lớn trong số họ phải tự giải quyết những khó khăn gặp phải và sử dụng các quan hệ người thân, họ hàng hoặc bạn bè. Có 92,9% người lao động di cư được hỏi cho rằng địa phương sở tại không có bất kỳ hỗ trợ gì cho họ. Vai trò nổi bật nhất của các địa phương chính là hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự tại nơi người lao động di cư thuê trọ (2,7%). Tuy vậy, thực tế cho thấy vấn đề về an ninh trật tự đối với người di cư cũng cần phải được quan tâm nhiều hơn. Vai trò của chính quyền địa phương trong các hỗ trợ đang rất mờ nhạt. Chính vì vậy, khi được hỏi mong muốn nhận được hỗ trợ gì từ phía chính quyền địa phương, 28,4% lao động di cư được hỏi không có mong muốn hỗ trợ gì. Những hỗ trợ được mong muốn nhiều nhất từ phía chính quyền đó là hỗ trợ tìm nhà ở/thuê nhà giá rẻ (27,3%), hỗ trợ tìm việc làm (24,0%) và hỗ trợ vấn đề chăm sóc y tế, khám chữa bệnh (14,4%), hỗ trợ tham gia học nghề (10,9%). Tại TP. Hồ Chí Minh, trước tình trạng nhiều chủ nhà trọ tăng giá cho thuê nhà, tăng giá điện, giá nước làm cho người thuê nhà thêm khó khăn, Hội Nông dân một số quận đã tổ chức vận động các chủ nhà trọ là hội viên nông dân không tăng giá thuê nhà, không thu tiền điện, tiền nước quá quy định của thành phố nhằm giảm bớt gánh nặng cho người lao động22. Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương cũng tổ chức đưa hàng bình ổn giá vào các khu vực đông công nhân. Bình Dương đã thành lập mô hình Câu lạc bộ nhà trọ có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể cùng với các chủ nhà trọ, xây dựng mô hình tủ sách pháp luật tại nhà trọ,... nhờ mô hình này giữa người thuê trọ và chủ nhà trọ thường dễ dàng tìm được tiếng nói chung đối với vấn đề tăng giá. Mô hình này tương đối có hiệu quả và nên được tính đến trong xây dựng chính sách hỗ trợ. Đây là những hỗ trợ thiết thực nhất mà rất nhiều người lao động di cư đang phải thuê nhà trông đợi vào chính quyền và các tổ chức đoàn thể.

Hộp 8. Những hỗ trợ đối với người lao động di cư của Bình Dương

22

http://danviet.vn/112830p1c34/hoi-nong-dan-giup-cong-nhan-sinh-vien-bot-nhoc-nhan.htm

76

Lao động di cư, lao động làm việc tại các khu công nghiệp nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Hai năm vừa qua, kinh tế suy thoái khiến cho các doanh nghiệp và đời sống của anh, chị em công nhân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Về phía chính quyền tỉnh Bình Dương có chủ trương hỗ trợ về nhà trọ, kinh phí đi lại,… đối với người lao động từ tỉnh khác đến Bình Dương để tìm việc làm theo quyết định 3586 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh23. Ngoài ra Bình Dương còn thành lập các câu lạc bộ nhà trọ tại các địa phương để giảm giá thuê nhà, thực hiện thu tiền điện, nước theo đúng qui định của nhà nước, cung cấp tủ sách pháp luật cho người lao động,…

(Đại diện Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh Bình Dương)

Bảng 27. Mong muốn được hỗ trợ từ chính quyền địa phương (%)

HỖ TRỢ MONG MUỐN CHUNG THÀNH THỊ Di cư ra Di cư tới các khu công nghiệp

− Tìm việc làm 24,0 24,3 22,9

− Tham gia học nghề 10,9 10,7 12,1

− Tìm nhà ở/thuê nhà giá rẻ 27,3 26,6 30,9

− Hỗ trợ vấn đề giáo dục cho con cái 5,6 5,9 3,9

− Về chăm sóc y tế, khám chữa bệnh 14,4 13,9 16,4

− Cung cấp thông tin khi cần giúp đỡ 10,6 11,1 8

− Tham gia các hoạt động cộng đồng 1,7 1,8 1,5

− Hỗ trợ thủ tục vay vốn, tạo điều kiện sản

xuất, kinh doanh 9,1 9,6 6,9

− Hỗ trợ thủ tục đăng ký thường trú 3,7 4,1 1,7

− Hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự 10,1 9,3 14,1

− Không mog muốn hỗ trợ gì 28,4 29,3 23,9

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

Liên quan đến mong muốn hỗ trợ tìm việc làm, phần lớn người lao động muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương để tìm được công việc đáp ứng sự kỳ vọng của họ. Những kỳ vọng này phản ánh rõ nét các tiêu chí lựa chọn công việc của họ như có thu nhập cao (72,8%), công việc phù hợp với chuyên môn (37,4%), hỗ trợ tìm công việc không vất vả/độc hại (24,4%), công việc có hợp đồng, chế độ bảo hiểm (21,6%). Để đáp ứng được những mong muốn này chỉ mình các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền vào cuộc là điều không thể. Điều này phụ thuộc nhiều hơn vào các doanh nghiệp. Theo quan điểm của lãnh đạo các Sở Lao động thương binh và xã hội họ chỉ có thể tăng cường công tác kiểm tra thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ bảo hiểm xã hội theo luật. Các Trung tâm giới thiệu việc làm đẩy mạnh phối hợp với các doanh nghiệp tại địa phương để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, cung cấp thông tin chi tiết, chính xác về thu nhập, loại hình công việc, các chế độ chính sách đi kèm để người lao động có cơ sở lựa chọn công việc phù hợp.

23 Xem hộp 10.

77

Hình 26.Các hỗ trợ tìm việc làm được người lao động mong muốn (%)

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

Đối với mong muốn hỗ trợ tham gia học nghề, người lao động muốn được học nghề theo nhu cầu (52,5%), học nghề miễn phí (55,2%) cũng như được giới thiệu việc làm sau khi học nghề xong (32,6%). Lao động di cư đang làm việc tại các khu công nghiệp có mong muốn học nghề theo nhu cầu cao hơn so với lao động di cư ra thành thị (67,1% so với 49,2%).

Bảng 28. Các hỗ trợ người lao động mong muốn khi tham gia học nghề (%)

HỖ TRỢ MONG MUỐN CHUNG THÀNH THỊ Di cư ra Di cư tới các khu công nghiệp

− Học nghề theo nhu cầu 52,5 49,2 67,1

− Học nghề miễn phí 55,2 55,8 52,5

− Được giới thiệu nơi làm việc sau khi học

nghề 32,6 31,6 37,3

− Được vay vốn, tạo việc làm sau học nghề 13,1 14,8 5,7

− Đào tạo nghề với thời gian linh hoạt 10,0 11,8 1,9

(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)

Một số địa phương cũng có những hỗ trợ nhất định với nhóm KT324nhưng yếu tố hộ khẩu vẫn là mấu chốt trong các chính sách hỗ trợ và việc tiếp cận các hỗ trợ của người di cư. Ở một số tỉnh, thành có khu công nghiệp phát triển mạnh như Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh xuất hiện tình trạng người dân địa phương không muốn học nghề trong khi lao động nhập cư đa số lại là lao động nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng lại không thuộc đối tượng học nghề.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 83 -85 )

×