Tình hình an ninh trật tự tại địa phương

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 80 - 81)

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

5. Tình hình an ninh trật tự tại địa phương

Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình di cư cũng mang đến những hệ lụy không mong muốn đối với các địa phương sở tại. Di cư tạo sức ép xã hội đối với địa phương nơi đến trên

12.6 52 9.7 33.4 13.5 52.2 9.6 33 6.5 50.6 10.4 36.4 0 10 20 30 40 50 60 Không/khó xin học

được ở trường công Chi phí cho việc học hành tốn kém Trường học ở xa Không gặp khó khăn gì CHUNG Di cư ra THÀNH THỊ Di cư tới các KCN

nhiều phương diện. Sức ép đối với cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm nằm ở việc khó có thể đáp ứng nhu cầu tăng quá cao của người di cư và gia đình của họ. Người di cư cũng mang theo những đặc điểm văn hóa mang tính chất vùng, miền mà những đặc điểm này có thể tạo ra xung đột với những đặc điểm văn hóa tại địa phương nơi đến. Tình trạng gia tăng dân số nhanh chóng với nhiều thành phần xã hội khác nhau cũng kéo theo những tệ nạn xã hội có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.

Số liệu khảo sát cho thấy, có 8,8% lao động di cư được hỏi đánh giá tình hình an ninh trật tự tại địa phương không được tốt. Tại các địa phương có lao động di cư làm việc tại các khu công nghiệp thuê trọ, tình hình an ninh trật tự có vẻ phức tạp hơn nhiều khi có tới 14,6% người được hỏi đánh giá không tốt. Tình trạng mâu thuẫn, xung đột giữa người địa phương với lao động di cư đến thi thoảng vẫn xảy ra. Tại Bình Dương đã xuất hiện tình trạng nhiều băng nhóm bảo kê công nhân, xúi giục đình công, ăn chặn tiền của công nhân. Các băng nhóm này thường ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Rất nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương đã tẩy chay công nhân ở các tỉnh thành này. Trong khi đó tại nhiều khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đã phải lập các chốt dân phòng để đảm bảo an ninh trật tự.

Có 51,3% người lao động di cư được hỏi cho rằng tình trạng mất an ninh trật tự thường đến từ nhóm người di cư, 21,0% cho rằng do người tại địa phương. Đối với lao động di cư ra thành thị, phần lớn ý kiến cho rằng tệ nạn xã hội nằm ở nhóm người di cư (58,5%), trong quan điểm của nhóm này có rất ít người địa phương gây ra tệ nạn xã hội. Nhóm lao động di cư tại các khu công nghiệp có quan điểm cân bằng hơn khi có 32,3% cho rằng tệ nạn xã hội nằm ở nhóm người di cư và 27,5% ở nhóm người địa phương. Như vậy, vấn đề về an ninh trật tự đối với người di cư cũng cần phải được quan tâm nhiều hơn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)