KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 93 - 99)

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

4. Các chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Đặc điểm của lao động di cư

Nhìn chung, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp có độ tuổi trẻ, nhất là nhóm lao động di từ nông thôn tới các khu công nghiệp. Xu hướng nữ hoá lao động di cư khá phổ biến, nhất là loại hình dư cư từ nông thôn ra các khu công nghiệp thu hút nhiều lao động nữ di cư hơn so với nam giới.

Đa số lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhóm lao động di cư làm việc tại các khu công nghiệp đạt được trình độ học vấn tốt hơn so với lao động di cư ra thành thị. Phần lớn những người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp không có chuyên môn kỹ thuật. Chỉ một số ít lao động di cư có trình độ cao đẳng/cao đẳng nghề và đại học/trên đại học. Tuy vậy, so với thời điểm trước khi di cư, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động di cư đã được cải thiện đáng kể. Giữa hai nhóm lao động di cư ra thành thị và lao động di cư tới các khu công nghiệp có tỷ lệ không có chuyên môn kỹ thuật là tương đương nhau. Tuy nhiên, ở nhóm lao động có trình độ đại học/trên đại học, tỷ lệ di cư ra thành thị cao hơn nhiều so với di cư tới các khu công nghiệp. Phần lớn những người di cư để đi học, sau khi học xong đại học họ có cơ hội tìm kiếm công việc với thu nhập cao ở thành thị. Trong khi đó, một bộ phận khác lao động di cư ra thành thị bởi nhu cầu tìm việc làm thêm theo thời vụ, hoặc làm lao động tự do.

Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp thuộc nhóm tuổi trẻ, phần lớn chưa lập gia đình và thường di cư một mình mà không mang theo gia đình. Tỷ lệ lao động di cư chưa lập gia đình chiếm đa số phù hợp với thực tế phần lớn lao động di cư là nhóm trẻ. Một tỷ lệ nhỏ những người lao động di cư đang có vợ, chồng hiện đang sinh sống cùng bố mẹ/con cái của họ.

Lý do liên quan đến kinh tế giải thích cho hầu hết các quyết định di cư

Lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp là xu hướng di cư ngày càng phổ biến trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Về cơ bản, lý do liên quan đến kinh tế giải thích cho hầu hết các quyết định di cư của người lao động. Không có việc làm và việc làm thu nhập thấp là những lý do chính thúc đẩy lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp. Những lý do quan trọng nhất dẫn đến quyết định di cư là người lao động không hài lòng với thu nhập do công việc ở quê mang lại; không có việc làm ở quê và những người di cư cho rằng muốn thay đổi môi trường sống. Những người di cư có việc làm (chủ yếu là nông nghiệp) tại địa phương trước đó nhưng vẫn quyết định di cư để tìm kiếm cơ hội thay đổi công việc với mức thu nhập cao hơn.

Trong quá trình di cư, người lao động phải đối mặt với nhiều khó khăn như liên quan đến việc làm, nhà ở và môi trường sống,… và phần lớn lao động di cư phải tự xoay xở khi đối mặt với những khó khăn này.

Lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp không có định hướng lâu dài cho công việc của họ. Người di cư không biết dự định sẽ sinh sống ở địa phương nơi làm việc trong bao lâu hoặc cũng chỉ dự định sinh sống tạm thời, chỉ một phần nhỏ người lao động di cư có ý định định cư lâu dài.

Vấn đề việc làm của lao động di cư

Tình trạng việc làm trước khi di cư: thiếu việc làm, thất nghiệp và thu nhập thấp

Thất nghiệp, thiếu việc làm và việc làm có thu nhập thấp là đặc điểm phổ biến của tình trạng việc làm trước thời điểm di cư. Trước thời điểm di cư, tình trạng việc làm của người lao động phổ biến nhất là chưa có việc làm, đang đi học hoặc làm công việc nội trợ chiếm. Những người chưa có việc làm hoặc đang đi học thường có xu hướng di cư tìm việc làm. Nhiều người đang có việc làm nhưng vẫn quyết định di cư do họ đang có việc làm nông nghiệp hoặc các công việc có tính chất không ổn định, thu nhập thấp. Như vậy, nguyên nhân di cư không chỉ liên quan đến tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm mà còn bởi tính chất thiếu ổn định, thu nhập thấp của công việc ở khu vực nông thôn.

Quá trình chuyển đổi công việc

Công việc có thu nhập cao, ổn định và không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật là những tiêu chí tìm việc của người lao động tại thời điểm di cư lần đầu. Vấn đề thu nhập, tính ổn định của công việc tại nơi đi cư đến đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người lao động di cư.

Sự thay đổi về loại hình công việc so với lần di cư đầu không nhiều, lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp vẫn chủ yếu làm công nhân hoặc lao động làm thuê tự do. Tỷ lệ lao động di cư làm công nhân, lao động tự do tăng lên giữa hai lần di cư. Trong khi đó, lao động làm thuê khác như bảo vệ, bán hàng, tạp vụ/giúp việc gia đình giảm. Đối với nhóm lao động di cư ra thành thị và khu công nghiệp làm công/viên chức, nhân viên văn phòng cũng có sự cải thiện nhưng mức độ không đáng kể. Việc gia tăng tỷ lệ của nhóm lao động làm công/viên chức, nhân viên văn phòng là một trong những thước đo hiệu quả của các chương trình giáo dục đào tạo.

Tỷ lệ lao động di cư làm việc trong cácdoanh nghiệp có vốn FDI tăng mạnh, lao động cá nhân, hộ gia đình giảm. Trong khoảng thời gian 5 năm nhất là sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và ban hành nhiều cơ chế ưu đãi thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Nguồn vốn FDI đã thúc đẩy một phần sự thay đổi trong cơ cấu việc làm của người lao động nói chung và lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp nói riêng.

Phần lớn lao động di cư tự tìm kiếm việc làm hoặc thông qua các hỗ trợ từ bạn bè, người thân. Cũng giống như cách thức mà phần lớn lao động di cư đã tự giải quyết những khó khăn của họ. Người lao động ít lựa chọn tìm kiếm việc làm thông qua các cơ quan chính quyền địa phương, các Trung tâm giới thiệu việc làmL của Nhà nước và tư nhân còn hạn chế.

Vẫn có một tỷ lệ nhỏ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp mất phí tìm việc trong quá trình di cư. Để có thể có được việc làm trong các doanh nghiệp này đôi khi người 87

lao động phải chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí nhất định khi xin việc. Đây là các khoản phí vô hình phải trả cho những người môi giới với cán bộ phụ trách nhân sự trong các doanh nghiệp có vốn FDI này. Đa số lao động địa phương và một số lao động di cư sẵn sàng chấp nhận bỏ ra khoản chi phí này để có được một công việc tốt hơn.

Đặc điểm công việc hiện tại

Số giờ làm việc trung bình mỗi tuần

Lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp có số giờ làm việc trung bình/tuần là 57,8 giờ. Nhóm lao động di cư ra thành thị có số giờ làm việc trung bình/tuần cao hơn so với lao động di cư đang làm việc tại các khu công nghiệp. Trình độ chuyên môn kỹ thuật dẫn tới sự khác biệt cơ bản về số giờ làm việc. Nhóm lao động di cư ra thành thị phải làm thêm giờ hoặc có số giờ làm việc cao thường rơi vào nhóm lao động tự do. Nhóm lao động tự do cũng là nhóm sẽ phải đối mặt thường xuyên với những rủi ro về sức khỏe, điều kiện làm việc.

Thu nhập thấp và sử dụng thu nhập

Thu nhập của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp nhìn chung thấp. Sự chênh lệch về thu nhập giữa hai nhóm lao động di cư ra thành thị và khu công nghiệp là không đáng kể. Lao động di cư có mức thu nhập thấp chủ yếu là lao động tự do như người chờ bán sức lao động, làm nghề đồng nát, xe ôm,…

Khía cạnh giới cũng được thể hiện khá rõ trong vấn đề thu nhập của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp. Lao động nữ di cư ra thành thị và khu công nghiệp phải làm việc nhiều thời gian hơn nhưng lại nhận được mức lương thấp hơn so với nam giới.

Với mức thu nhập hiện tại và trách nhiệm tài chính đối với nơi di cư đi, rất ít người lao động dành được tiền để gửi tiết kiệm hoặc tái đầu tư. Có sự khác biệt giữa lao động di cư nam và nữ trong việc sử dụng các khoản thu nhập hàng tháng mà họ kiếm được. Ngoài khoản chi tiêu hàng ngày là bắt buộc, tỷ lệ nữ giới gửi tiền về gia đình nhiều hơn, họ cũng ít gửi tiết kiệm cá nhân hơn so với nam giới. Điều này đồng nghĩa với việc nữ giới chịu sức ép lớn hơn nam giới trong việc gửi tiền về gia đình.

Lao động di cư tự do ra thành thị phần lớn không có hợp đồng

Liên quan đến vấn đề hợp đồng lao động, vẫn còn một tỷ lệ lao động trong khu công nghiệp chưa có hợp đồng lao động. Trong khi nhóm di cư ra thành thị để làm thuê tự do, bán hàng, tạp vụ,.. phần lớn đều không có hợp đồng lao động. Có sự khác biệt giữa hai nhóm lao động nam và nữ ở trong khu công nghiệp. So với nam giới, nữ giới di cư có tỷ lệ có hợp đồng lao động cao hơn.

Tham gia các loại bảo hiểm còn hạn chế

Việc tham gia các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp còn hạn chế, Cũng như vấn đề hợp đồng lao 88

động, việc tham gia bảo hiểm có sự khác biệt khá lớn giữa nhóm lao động di cư ra thành thị và khu công nghiệp. Lao động di cư tại khu vực đô thị phần lớn là lao động tự do, tỷ lệ ký kết hợp đồng lao động thấp nên tỷ lệ tham gia các loại bảo hiểm cũng rất thấp. Nữ lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp tham gia nhiều hơn nam giới ở hầu hết các loại hình bảo hiểm. Việc phát triển bảo hiểm tự nguyện cần được khuyến khích và có sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước để người lao động di cư có thể tiếp cận được. Nhìn chung, người lao động gần như không được giải thích một cách rõ ràng về lợi ích của các loại bảo hiểm mà họ có quyền được tham gia. Vấn đề tuyên truyền cho người lao động về chính sách bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện cũng như các loại hình bảo hiểm còn nhiều bất cập. Cần có những nghiên cứu, đánh giá rõ hơn về nhận thức của người lao động cũng như hoạt động tuyên truyền các chính sách bảo hiểm.

Không có dự định đối với công việc hiện tại

Phần lớn lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp chưa xác định rõ mục tiêu công việc của mình do vậy họ chưa biết có ý định gắn bó với công việc hiện tại hay không. Mức độ phù hợp của công việc, thu nhập, nhà ở,… là những nguyên nhân chính tác động đến dự định đối với công việc của người lao động.

Việc làm thêm ngoài công việc chính

Có rất ít lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp có công việc làm thêm ngoài công việc chính. Thực tế phần đông lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp tập trung vào hai nhóm việc chính là làm công nhân hoặc lao động tự do. Với thời gian làm việc trung bình khoảng 58-60 giờ/tuần hiện nay rất khó cho người lao động có thể nhận làm thêm một công việc khác. Một số ít người lao động di cư có công việc làm thêm thường là làm tạp vụ, bảo vệ, giúp việc gia đình hoặc làm lao động tự do.

Sự khác biệt trong việc tuyển và sử dụng lao động thường trú, lao động di cư

Mức lương, cường độ công việc, chế độ xã hội và thời gian làm việc không có sự phân biệt giữa lao động di cư và lao động tại địa phương. Vấn đề tuyển dụng, cơ hội thăng tiến và đào tạo là những yếu tố được cho là có sự khác biệt khi doanh nghiệp ưu tiên lao động địa phương hơn so với lao động di cư nhưng không phải là hiện tượng phổ biến. Lao động địa phương có tính chất ổn định, gắn bó với các doanh nghiệp hơn bởi ít bị chi phối bởi các yếu tố phát sinh từ nơi di cư đi, nhà cửa, lập gia đình,… có thể dẫn đến quyết định rời bỏ công việc lao động di cư. Những yếu tố này tạo nên lợi thế khách quan của lao động sở tại so với lao động di cư trong quá trình tuyển dụng, cơ hội đào tạo và thăng tiến, nhưng rõ ràng những lợi thế này là không đáng kể.

Thực trạng đời sống Điều kiện nhà ở

Phần lớn người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị chọn hình thức thuê nhà bán kiên cố, có nhà vệ sinh và nhà bếp riêng biệt. So sánh giữa hai nhóm, tỷ lệ lao động di cư ra thành thị ở nhà đơn sơ, nhà tạm nhiều hơn so với lao động di cư làm việc tại các khu công nghiệp. Về hình thức sở hữu nhà, đa số lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp đang ở nhà đi thuê, tỷ lệ lao động di cư hiện đang sở hữu nhà rất thấp.

Điều kiện nhà ở của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp tương đối khó khăn. Phần lớn trong số họ chọn thuê nhà để ở chung với người khác, nhiều người cùng sinh hoạt chung trên một diện tích nhà nhỏ hẹp. Với những người lao động di cư chưa lập gia đình, điều kiện nhà ở như vậy cũng đã khá chật chội, trong khi đó đối với những người đã lập gia đình, có con nhỏ thì việc sinh hoạt lại càng khó khăn nhiều hơn.

Mặc dù tỷ lệ sử dụng bếp riêng biệt khá cao nhưng trên thực tế, có rất ít các khu nhà trọ có bếp riêng biệt. Phần lớn những các khu nhà trọ được xây dựng mới, có nhà vệ sinh khép kín bên trong. Một số khu trọ cũ điều kiện nhà vệ sinh hạn chế hơn khi có tới 4-5 phòng trọ chung nhau 2 nhà vệ sinh ở đầu dãy, thường riêng biệt cho nam và nữ.

Chi tiêu nhiều, tích lũy hạn chế

Chi phí sinh hoạt cao đè nặng lên thu nhập của người lao động, phần lớn lao động di cư phải trả giá điện nước sinh cao gấp 2-3 lần giá theo quy định. Riêng các khoản chi phí cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước và tiền phí vệ sinh, hàng tháng người lao động di cư phải bỏ ra một khoản chi khá lớn trong phần thu nhập thấp của họ. Phần lớn thu nhập của người lao động được sử dụng cho chi tiêu hàng ngày và các mục đích cá nhân, do vậy không phải người lao động di cư nào cũng có thể dành dụm để gửi tiền về gia đình.

Vấn đề chăm sóc sức khỏe

Cách thức ứng xử khi bị đau ốm của lao động di cư phổ biến nhất là đến các cơ sở y tế. Đối với

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)