KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 99 - 105)

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

4. Các chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống

KHUYẾN NGHỊ

Các dòng di cư lao động trong nước, lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài là những xu hướng tất yếu, ngày càng phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những xu hướng di cư dạng này đã thay thế các hình thức di cư theo kế hoạch trước đây. Việc thừa nhận di cư lao động và vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sẽ dần đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống chính sách hoàn thiện, trực tiếp để phát triển thị trường lao động, phá bỏ các rào cản cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của họ. Nhận thức đúng và đầy đủ về vấn đề lao động di cư là cần thiết, do vậy cần tuyên truyền và phổ biến để nhận thức đúng và đầy đủ về lao động di cư trong quá tình phát triển đối với người lao động, người sử dụng lao động, các cấp (nhất là chính quyền cơ sở), các ngành để thống nhất về nhận thức và thực hiện.

Việt Nam cần tiến tới xây dựng các chính sách toàn diện, nhất quán và trực tiếp về di cư nội địa nói chung và lao động di cư nói riêng trên cơ sở nhận thức đầy đủ về những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các giải pháp về chính sách chỉ 92

là một trong số nhiều nhóm giải pháp khác đối với vấn đề lao động di cư và đòi hỏi cần sự thực hiện đồng bộ, phối kết hợp với nhau nhất là khả năng đánh giá, dự báo sự phát triển của các dòng lao động di cư để có các cơ chế, chính sách cho phù hợp.

Kiện toàn hệ thống chính sách về di cư nội địa nói chung và di cư lao động nói riêng

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với lao động di cư: tổ chức rà soát và hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm hỗ trợ lao động di cư về học nghề, lao động, việc làm, tiền lương và thu nhập, đời sống… đối với lao động di cư.

− Hiến pháp và các văn bản luật đã về cơ bản bảo đảm được quyền tự do di chuyển lao động của công dân. Tuy nhiên các bảo đảm trong Hiến pháp và các văn bản luật chưa cụ thể, rõ ràng nên khi thực thi trên thực tế vẫn còn những rào cản đối với quá trình di cư lao động. Do vậy, các Bộ, ngành cần rà soát lại chính sách của ngành mình xem có chính sách nào hạn chế được phân biệt đối xử với lao động di cư. Cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này nhằm: Nắm chắc số lượng, chất lượng việc làm cũng như hỗ trợ cho người lao động di cư. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan Trung ương, các cơ quan địa phương, các tổ chức đoàn thể cần phải làm gì và làm như thế nào để hỗ trợ, tránh phân biệt đối xử và quản lý được lao động di cư.

− Chính quyền các địa phương khi xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương phải gắn với tình hình thực tiễn của lao động địa phương; phải chăm lo giải quyết việc làm cho lao động địa phương, tạo công ăn việc làm tại chỗ sẽ có lợi cho người lao động.

− Các tổ chức chính trị - xã hội như: tổ chức Công đoàn cần bảo vệ quyền lợi cho người lao động như việc theo dõi việc ký hợp đồng lao động, các hỗ trợ cho người lao động như nhà ở và các chế độ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Hội phụ nữ thì cần có câu lạc bộ hỗ trợ cho người lao động di cư.

− Tăng cường công tác quản lý lao động: nắm số lượng, chất lượng lao động và sự biến động lao động. Nhiều địa phương cũng đã kiến nghị cần có công cụ quản lý mới thay cho Sổ lao động như hiện nay, nên chăng quản lý lao động nói chung và lao động di cư nói riêng bằng Thẻ lao động để kết hợp bộ cơ sở dữ liệu về cung lao động đang xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phát hành thẻ cho linh hoạt và tiện dụng.

− Tăng cường các hoạt động về lao động, việc làm và thu nhập đối với lao động di cư: tăng cường công tác thông tin thị trường lao động, tư vấn và giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề cho người lao động, vấn đề thu nhập, ổn định và thăng tiến việc làm, thực hiện tốt các chế độ về bảo hiểm đối với người lao động…

− Cần đánh giá lại những tác động của Luật cư trú, nhất là vấn đề quản lý thông qua hộ khẩu đến nhóm lao động di cư và gia đình của họ trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trên cơ sở đó, có thể xem xét bỏ hình thức quản lý hộ khẩu hoặc quy định về việc không được phép yêu cầu trình sổ hộ khẩu khi sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản − Một số luật như Luật Nhà ở, Bộ luật Lao động… đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản

trong việc bảo đảm các quyền lợi cho người lao động di cư. Trên cơ sở đó, cần phải xây dựng các văn bản dưới luật chi tiết, phù hợp với đặc thù của từng vùng, với điều kiện 93

kinh tế - xã hội và tình hình di cư lao động của mỗi địa phương nhằm khuyến khích, tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động di cư có thể sớm ổn định và làm việc.

− Đối với nhóm chính sách về nhà ở cho công nhân, cần xem xét giải quyết những vấn đề liên quan đến bố trí quĩ đất cho xây dựng, tháo gỡ những khó khăn trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp từ cho vay hình thức thế chấp sang cho vay tín chấp.

− Cần có những quy định cụ thể trong luật về việc bộ nào sẽ chịu trách nhiệm đối với vấn đề di cư lao động cũng như cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành liên quan? Quá trình xây dựng luật cần chú ý đến vai trò chủ đạo của Bộ Lao động thương binh và xã hội, các vấn đề liên quan đến các Bộ, ngành khác như chăm sóc sức khỏe (Bộ Y tế), nhà ở (Bộ Xây dựng), giáo dục đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo),…

Hiện nay, người lao động di cư phải đối mặt với nhiều vấn đề về nhà ở, về vấn đề đào tạo nghề, tìm việc làm, khả năng họ và các thành viên trong gia đình của họ được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản nhất là y tế và giáo dục, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất,… Những vấn đề này rất ít được quan tâm đến trong các chính sách có liên quan. Do vậy, việc xây dựng một chính sách hoàn thiện, nhất quán về lao động di cư cần chú ý cụ thể hóa những nội dung chính sách quan trọng sau:

Bổ sung thêm một số nội dung trong Luật việc làm

Trong Dự thảo Luật Việc làm, cần thiết phải bổ sung các qui định liên quan đến lao động di cư như:

− Cung cấp, hỗ trợ thông tin cho lao động di cư − Các chính sách cho lao động di cư

− Tổ chức và quản lý lao động di cư − Quỹ hỗ trợ lao động di cư

− Quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến lao động di cư • Chính sách về đào tạo nghề và tạo việc làm

Trong bối cảnh hiện tại, việc ban hành một chính sách mới hỗ trợ riêng cho nhóm lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp là cần thiết bởi không chỉ trực tiếp hỗ trợ cho nhóm lao động di cư mà còn hỗ trợ cho các mục tiêu quan trọng liên quan tới phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, để ban hành được chính sách này, sẽ cần phải nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung thêm một số các chính sách khác có liên quan. Do vậy, trước mắt có thể nghiên cứu, xem xét các giải pháp hỗ trợ gắn với thẻ học nghề:

− Các cơ quan có liên quan cần nghiên cứu, xem xét thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thông qua thẻ học nghề có giá trị toàn quốc để người lao động có nhu cầu học nghề có thể được đào tạo ở bất kỳ đâu. Người lao động khi đó có thể tự do lựa chọn nơi học, nghề học phù hợp với địa bàn mà họ định sinh sống làm việc. Thẻ học nghề cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng giữa các cơ sở đào tạo nghề, qua đó nâng cao chất 94

lượng của các cơ sở này. Tuy nhiên theo nhiều người điều này cũng có thể gây sức ép lớn tới các cơ sở dạy nghề tại các tỉnh, thành phố lớn nhất là khi với các tỉnh tự chủ được ngân sách vì việc thanh quyết toán kinh phí học nghề sẽ do ngân sách địa phương bố trí. Do vậy, khi áp dụng thẻ học nghề kinh phí học nghề của lao động di cư cần phải được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội điều tiết chung ở phạm vi cả nước. Các tỉnh có lao động ở nơi khác đến học bằng thẻ học nghề phải có trách nhiệm giám sát, thông tin cho các tỉnh, thành khác. Về lâu dài cần xây dựng hệ thống dữ liệu điện tử liên thông để quản lý vấn đề này. − Cần đa dạng nội dung giảng dạy theo nhu cầu của người học. Nội dung giảng dạy không

chỉ bao gồm nội dung nghề mà còn cần đào tạo thêm các kỹ năng nghề như giao tiếp, bán hàng, thậm chí ngoại ngữ,… nhằm tới mục đích cuối cùng là giúp nâng cao thu nhập của người lao động.

− Việc đào tạo nghề theo nhu cầu cũng cần được hiểu một cách linh hoạt hơn không chỉ ở nhu cầu về nghề được học mà còn nhu cầu về thời gian, cách thức tổ chức lớp học, số lượng người học nhằm đảm bảo có thể vừa học vừa làm.

− Với quy định hỗ trợ của chính sách học nghề hiện nay một người chỉ được học một nghề nên thường khó phát huy hiệu quả, chính vì thế nên cho phép mỗi người sẽ được học nhiều hơn một nghề. Có thể khống chế tối đa mức hỗ trợ/thẻ học nghề là bao nhiêu tiền nhưng phân chia thành các trình độ khác nhau nếu đào tạo chuyên sâu về nghề thì một khóa nếu đào tạo cơ bản thì có thể học hai nghề. Người học cũng có thể ghép thẻ học nghề để học các nghề đòi hỏi thời gian đào tạo dài.

− Việc đào tạo nghề về lâu dài vẫn nên giao cho doanh nghiệp tuy nhiên có thể giao cho tổ chức công đoàn. Việc giao cho doanh nghiệp đào tạo cũng phù hợp với lộ trình phát triển kỹ năng nghề mà dự thảo Luật Việc làm hướng tới.

− Cần nghiên cứu, xem xét mô hình liên kết lao động đã và đang được áp dụng tại tỉnh Bình Dương. Mô hình này sẽ giúp lao động di cư từ các địa phương khác đến nhận được những hỗ trợ ban đầu ở nơi di cư đến và có sẵn các công việc ở khu vực chính thức.

− Song song với các hỗ trợ cụ thể về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, Sở Lao động Thương binh Xã hội cần phối kết hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các biện pháp hỗ trợ pháp lý về luật lao động cho lao động di cư khi cần thiết.

− Tăng cường hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đó giúp cho lao động nông thôn nếu di cư có thêm những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Chính sách về nhà ở cho người lao động di cư

Chính sách hỗ trợ về lao động việc làm chỉ có thể có hiệu quả khi có sự đồng bộ với chính sách khác trong đó các chính sách liên quan tới nhà ở là đặc biệt quan trọng.

− Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị và công nhân các khu công nghiệp. Thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhà ở, nhất là chính sách khuyến khích phát triển nhà ở cho người lao động tại các các khu công nghiệp. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn chưa đi vào cuộc sống, làm cho vấn đề nhà ở của người lao động ngày càng trở nên bức xúc. Vì vậy cần phải rà soát các chính sách đã ban hành, 95

làm rõ nguyên nhân của những ách tắc, từ đó có các giải pháp, điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

− Hiện nay, mô hình doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân đã được thực hiện từ nhiều năm qua nhưng thường không mang lại hiệu quả do sự gò bó về sinh hoạt, thời gian và quan trọng nhất nó chỉ góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt về nhà ở. Do vậy, cần xem xét chuyển sang phát triển mô hình nhà ở xã hội để bán cho những đối tượng ưu tiên. Nhà nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng đồng thời hỗ trợ người lao động về vốn để có thể mua trả góp thông qua Quỹ phát triển nhà.

− Việc xây nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất cần phải chú ý đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, bưu điện, chợ, siêu thị,v.v... Vì vậy, Nhà nước khi phê duyệt các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất dứt khoát phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở và hạ tầng xã hội cho công nhân. Nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi thích đáng cho doanh nghiệp nào đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thu được lợi nhuận thì phải có trách nhiệm dành một khoản tương ứng để đóng góp lo chỗ ở cho công nhân của mình.

Các chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống

− Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để áp dụng giá điện bậc thang giống như các hộ gia đình cho người lao động di cư theo thông tư số 08/2010/TT-BCT ngày 24/02/2010. Cần có thêm chính sách tương tự quy định giá nước sinh hoạt sử dụng đối với người thuê trọ. Đồng thời phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách để người lao động và chủ nhà trọ nắm được.

− Nghiên cứu và triển khai nhân rộng mô hình liên kết lao động giữa Trung tâm giới thiệu việc làm các tỉnh có khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển mạnh với các tỉnh có đông lao động di cư. Thông qua hình thức liên kết lao động giúp điều tiết tốt hơn cung – cầu thị trường lao động, đồng thời tăng cường hiệu quả tạo việc làm của các Trung tâm giới thiệu việc làm Nhà nước, hỗ trợ một cách tốt nhất trong việc giảm thiểu những khó khăn mà lao động di cư gặp phải.

− Những khó khăn đối với việc tiếp cận giáo dục công lập của con em người lao động di cư chủ yếu do nhu cầu tăng đột biến, cục bộ tại một số tỉnh thành, khu vực. Quy định dựa trên hộ khẩu để phân tuyến học sinh tiểu học là cần thiết để điều tiết chung. Tuy vậy, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ dành riêng cho con em người lao động di cư có thể tiếp cận một cách tốt nhất với giáo dục công lập. Để làm được việc đó, trước hết cần có những khảo sát, điều tra và dự báo hàng năm đối với nhu cầu học sinh ở các bậc học, nhất là bậc Mẫu giáo, Tiểu học, từ đó có kế hoạch bố trí xây dựng trường lớp hợp lý nhất là tại các tỉnh, thành phố thu hút đông lao động di cư. Đối với các địa phương đã có cơ sở hạ tầng, nếu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)