III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH
3. Từ sự phân tán, thiếu hụt đến định hình khung chính sách cơ bản về lao động di cư
Sự khác biệt về các xu hướng di cư khiến cho các chính sách về di cư thay đổi và khá đặc thù trong những thời điểm cụ thể. Giai đoạn trước những năm 1990, di cư chủ yếu thông qua các chương trình phát triển kinh tế mới của Nhà nước. Giai đoạn sau 1990, di dân theo quy hoạch và bố trí sắp xếp dân cư thay thế dần hình thức di cư kinh tế mới trước đó, đối với các chương trình di cư do Nhà nước thực hiện. Cho đến trước 1990, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý để giải quyết những vấn đề cụ thể của di dân nông nghiệp, áp dụng 23
thống nhất trên phạm vi cả nước như quy định các hình thức, biện pháp tổ chức thực hiện di dân, quyền và nghĩa vụ của người di dân,…(các quyết định số 272/CP ngày 3/11/1977, 32/CP ngày 12/3/1980). Quá trình thực hiện cũng đã bổ sung thêm nhiều chính sách như lập quĩ kinh tế mới, đề cập cụ thể đến vấn đề khai hoang, phục hóa (Quyết định 14/HĐBT ngày 18/2/1982). Từ sau năm 1990, hình thức di dân kinh tế mới chuyển sang phương thức mới là di dân theo dự án. Chính sách thời kỳ này đã khác về chất so với trước kia ở chỗ đã hình thành các dự án cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, chặt chẽ giữa đầu đi và đầu đến, giữa chi phí và tính hiệu quả, đảm bảo phát huy được tính chủ động của các địa phương, xây dựng các mô hình sản xuất bảo đảm hình thành các điểm dân cư phát triển lâu dài, bền vững. Về tổng thể, các chính sách trong thời kỳ này nhằm tạo sự thuận lợi trong điều kiện và khả năng có thể để người dân đi kinh tế mới sớm có được cuộc sống ổn định và phát triển sản xuất3. Đối với di dân tự do, các chính sách của Nhà nước có quan điểm di cư tự do làm ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gây khó khăn cho địa phương có dân đến và hướng đến quản lý chặt chẽ và chấm dứt tình trạng di cư tự do.
Các dòng di cư nông thôn tới các đô thị và các khu công nghiệp là những xu hướng di cư mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế, thay thế di cư nông thôn – nông thôn trước đây. Trong rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, di cư lao động là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược và đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu vực đô thị và các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các chính sách đối với di cư theo kế hoạch của Nhà nước trước đây đã không còn phù hợp, trong khi đó quan điểm hạn chế di cư tự do trước đây chính là rào cản khiến cho vấn đề di dân lao động không được đề cập nhiều đến trong các chính sách. Tuy vậy thực tế hiện nay, còn thiếu vắng các chính sách trực tiếp về di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp. Hầu hết các chiến lược và các chương trình phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2010 không đề cập đến vấn đề lao động di cư mà lẽ ra chúng nên được đề cập. Chẳng hạn như quyết định số 136/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về chăm sóc Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-20104 cũng không đề cập đến nhóm dân di cư nói chung và lao động di cư nói riêng. Tương tự như vậy, Kế hoạch tổng thể Quốc gia về Bảo vệ, Chăm sóc sức khoẻ của thanh niên5
hoặc Luật Thanh niên6cũng chưa chú ý tới nhóm người di cư mặc dù hầu hết người di cư tự do trong nước vì lý do kinh tế là thanh niên vì thế các chương trình và kế hoạch này đã bỏ sót một lượng lớn dân số dễ bị tổn thương với các rủi ro xã hội. Chiến lược quốc gia về Gia đình giai đoạn 2005-20107 cũng chưa chú trọng tới các loại hình gia đình khác nhau bao gồm cả gia đình di cư hoặc gia đình phải chịu sự vắng mặt tạm thời của cha mẹ di cư. Như vậy một thực tế đáng lưu tâm đó là việc xây dựng các kế hoạch chiến lược, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay chưa dành sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề di cư trong nước. Trong nhiều chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khác, người di cư nói chung trong đó có cả lao động di cư được 3 Đặng Nguyên Anh, 2006. Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở các tỉnh miền núi. Nxb Thế giới.
4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2000/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về chăm sóc Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010 (28 tháng 11, 2000). sinh sản giai đoạn 2001-2010 (28 tháng 11, 2000).
5 Bộ Y tế, Chương trình Tổng thể quốc gia về Bảo vệ, Chăm sóc và hỗ trợ Sức khỏe cho Thanh niên và Vị thành niên giai đoạn 2006 – 2010 và Định hướng chiến lược đến năm 2020; Quyết định số 2010/QĐ-BYT, (7/6/2006). niên giai đoạn 2006 – 2010 và Định hướng chiến lược đến năm 2020; Quyết định số 2010/QĐ-BYT, (7/6/2006).
6 Quốc hội, Luật Thanh niên, số 53/2005/GH11, do Quốc hội thông qua ngày (29 tháng 11, 2005).