Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trở thành xu hướng chủ đạo

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 29)

III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH

1. Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trở thành xu hướng chủ đạo

đạo

Trong vòng 20 năm trở lại đây, những thay đổi trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam làm gia tăng đáng kể số người di cư trong nước. Từ năm 2007, Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tiến trình hội nhập kéo theo các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, giúp thay đổi căn bản các hoạt động sản xuất, thương mại. Các khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành đã và đang tạo nên sức hút rất lớn đối với lao động trong nước và là nhân tố thúc đẩy di cư lao động. Trong giai đoạn 2004-2009 có 6,6 triệu người di cư giữa trong và ngoài tỉnh của Việt Nam2. Các số liệu thống kê cũng cho thấy đa số người di cư là thanh niên, trong đó nữ di cư gia tăng đáng kể. Phần lớn người di cư không di chuyển cùng gia đình, lý do có thể là họ chưa lập gia đình hoặc gia đình họ vẫn đang cư trú tại địa bàn nơi họ ra đi. Hầu hết người di cư là vì lý do kinh tế bao gồm những người tìm việc làm, những người muốn tăng thêm thu nhập và nâng cao điều kiện sống và những người di cư theo gia đình có mục đích nêu trên. Số liệu của Tổng điều tra dân số năm 1999 cho rằng di cư tới các khu vực đô thị chiếm hơn một nửa tổng số di cư trong nước củaViệt Nam với 53%, trong đó 27% di cư từ các khu vực nông thôn ra thành thị và 26% di cư giữa các khu vực thành thị. Đối với những người di cư từ nông thôn ra thành thị, các nơi đến phổ biến nhất là các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)