III. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH
4. Tiếp cận giáo dục của con em người lao động di cư
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, di cư có thể tác động đến giáo dục theo cả chiều hướng tiêu cực lẫn tích cực. Đối với nhiều gia đình, di cư được sử dụng như một phương tiện nhằm đạt được trình độ học vấn cao hơn và điều kiện giáo dục tốt hơn cho một số thành viên của gia đình, đặc biệt là con cái họ. Đối với một số gia đình khác, các quá trình gián đoạn, trong đó có gián đoạn học hành, luôn đi kèm với di cư có thể có tác động đáng kể theo chiều hướng tiêu cực đến người di cư và các thành viên trong gia đình. Nhóm đối tượng di cư từ nông thôn ra thành thị với những đặc điểm chính như: nhóm tuổi trẻ, chưa lập gia đình và định hướng ngắn hạn đối với hoạt động di cư. Những phân tích trước đó cho thấy phần lớn di cư vì mục đích kinh tế chủ yếu do thiếu đất sản xuất nông nghiệp hoặc dư thừa lao động ở nông thôn. Tại thời điểm khảo sát, có khoảng 44,7% lao động di cư từ nông thôn đã lập gia đình. Nhóm lao động di cư ra thành thị có tỷ lệ lập gia đình cao hơn chiếm 46,2%, nhóm lao động di cư tại các khu công nghiệp là 37,1%. Đối với những lao động di cư đã lập gia đình được hỏi, chỉ có 9,1% có con cái trong độ tuổi từ 5- 18 đang sống chung. Riêng đối với lao động di cư ra thành thị, tỷ lệ có con cái từ 5-18 tuổi sống chung là 9,7%, đối với lao động di cư tại các khu công nghiệp chỉ là 6,2%. Nhóm tuổi từ 5-18 tuổi là nhóm tuổi đang theo học các bậc học mầm non và phổ thông. Tỷ lệ con em lao động di cư trong độ tuổi từ 5-18 đang theo học chiếm 88,1%, trong đó nếu chỉ tính riêng nhóm lao động di cư ra thành thị tỷ lệ này là 87,2%, nhóm lao động di cư tại các khu công nghiệp là 95,0%.
Bảng 26. Tình trạng đi học của con em lao động di cư (%)
ĐƠN VỊ CHUNG Di cư ra
THÀNH THỊ Di cư tới các khu công nghiệp − Tỷ lệ lao động di cư
đang đã có vợ/chồng % người trả lời 44,7 46,2 31,7 − Tỷ lệ hộ có con từ 5-18
tuổi đang sống chung % số người đã có vợ/chồng 9,1 9,7 6,2 − Tỷ lệ hộ có con từ 5-18
đang đi học % số hộ có con từ 5-18 tuổi ở cùng 88,1 87,2 95,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)
Liệu rằng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến vấn đề giáo dục con cái của người lao động. Tỷ lệ hộ có con từ 5-18 tuổi không 72
đi học của nhóm lao động di cư ra thành thị chiếm tới 12,8%, của nhóm lao động tại các khu công nghiệp là 5,0% phản ánh thực trạng quá trình di cư không đồng nghĩa với việc gia tăng điều kiện tiếp cận giáo dục cho các thành viên đi kèm. Trong số những hộ có con từ 5-18 tuổi không theo học, 42,5% đưa ra lý do không có tiền; 13,2% cho rằng con cái họ phải tham gia lao động; các lý do đã nghỉ học trước khi di cư và nghỉ học do học kém cùng chiếm tỷ lệ 12,3%.
Những khó khăn chính mà các hộ gia đình lao động di cư đang gặp phải khi có con đi học cũng chủ yếu liên quan đến vấn đề tài chính khi có tới hơn 50% số người được hỏi thừa nhận. Việc theo học tại các trường công lập cũng mang đến những khó khăn nhất định. Nhóm lao động di cư ra thành thị gặp khó khăn nhiều hơn nhóm lao động di cư tại các khu công nghiệp trong việc cho con cái theo học các trường công lập. Hệ thống giáo dục tại một số địa phương nơi có khu công nghiệp vẫn còn khả năng đáp ứng nhu cầu học của con em công nhân do vậy họ vẫn nhận mặc dù không có hộ khẩu tại địa phương. Vì thế chỉ có 6,5% người lao động di cư có con trong độ tuổi từ 5-18 sinh sống cùng gặp khó khăn trong việc xin học ở trường công nơi di cư đến. Chính quyền các địa phương nơi có lao động di cư đến cũng tạo điều kiện cho con em công nhân được đến trường. Ở khu vực thành thị, hệ thống giáo dục công lập chịu sức ép lớn hơn bởi quá trình di cư đã thúc đẩy tăng nhu cầu học đối với các bậc học tiểu học, mẫu giáo. Tình trạng xếp hàng đăng ký cho con theo học bậc học mầm non, tiểu học vẫn lặp lại hàng năm. Thậm chí ở một số khu vực phải rất khó khăn mới có thể xin được cho con mình theo học hệ thống giáo dục công lập cho dù có hộ khẩu thường trú. Nhu cầu theo học quá cao trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục công lập có những giới hạn nhất định. Có tới 13,5% những người lao động di cư ra thành thị có con trong độ tuổi từ 5-18 gặp khó khăn khi cho con học tại các trường công lập, cao hơn 7 điểm % so với lao động di cư tới các khu công nghiệp gặp phải.
Hình 24.Những khó khăn lao động di cư gặp phải khi có con trong độ tuổi đi học (%)
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Dự án)