CĐ,TCN Trung

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 49 - 50)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNGTHỜI GIAN QUA

CĐ,TCN Trung

Trung tâm dạy nghề Cơ sở khác có dạy nghề 1 TP. Ninh Bình 20 4 10 6 2 Thị xã Tam Điệp 8 4 2 2

3 Huyện Nho Quan 3 1 1 1

4 Huyện Gia Viễn 3 3

5 Huyện Hoa Lư 9 4 5

6 Huyện Yên Khánh 7 3 4

7 Huyện Kim Sơn 3 1 3

8 Huyện Yên Mô 4 1 3

Tổng 57 9 24 24

Nguồn: Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình

Có thể thấy, mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh được phân bổ rộng khắp không chỉ tập trung tại các vùng kinh tế phát triển có nhiều khu công nghiệp như TP Ninh Bình (KCN Khánh Phú), thị xã Tam Điệp (KCN Tam Điệp), huyện Hoa Lư, huyện Yên Khánh (KCN Ninh Phúc)... ngay cả những huyện

nghèo của tỉnh như Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn những năm gần đây đã xuất hiện nhiều cơ sở dạy nghề như trung tâm dạy nghề (TTDN) huyện Gia Viễn, TTDN huyện Yên Mô, TTDN bảo vệ chuyên nghiệp Hoa Lư (Nho Quan); đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn như nghề may, chiếu cói, thêu ren, đồ mộc, gạch đất nung (tuynel), khai thác đá xây dựng ngày càng được chú trọng phát triển..Nhìn chung, các ngành nghề đã giúp cho nông dân Ninh Bình có thu nhập ổn định từ 600-700 nghìn đồng/tháng, nhiều người đạt mức hơn một triệu đồng/tháng. Trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều hợp tác xã dạy nghề giải quyết việc làm cho lao động ở các lứa tuổi đặc biệt lao động trên 40 tuổi, trình độ văn hóa thấp, không còn điều kiện học nghề dài hạn. Điển hình như các hợp tác xã Khánh Phú (HTX tiểu thủ công nghiệp Khánh Phú, HTX sản xuất đá mỹ nghệ, HTX nấm) năm 2010 đã thực hiện 16 dự án dạy nghề, dạy cho 868 lao động, tổng kinh phí dạy nghề là 1,085 tỷ đồng. Ngoài ra, người lao động còn được học nghề dưới nhiều hình thức như: vừa học vừa làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề truyền thống, dạy nghề lưu động tại các địa phương. Với việc mở các lớp dạy nghề tại các khu công nghiệp đã thu hút đông đảo lao động nông thôn và lao động thuộc các hộ thu hồi đất vào học nghề, gắn đào tạo với sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 49 - 50)