Cơ cấu đào tạo nghề trong các ngành của tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 53 - 55)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNGTHỜI GIAN QUA

2.2.3.Cơ cấu đào tạo nghề trong các ngành của tỉnh

Hàng năm, lực lượng lao động của tỉnh không ngừng được bổ sung và ngày càng lớn mạnh. Nếu năm 2002, tổng lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh chỉ có 409.300 người tăng lên 480.300 người năm 2009, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,02% tạo lên lực lượng lao động dồi dào cho tỉnh. Qua các năm thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu cơ cấu lao động theo các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ năm 2002 lần lượt là 76,86% - 12,85% - 10,29% tức là lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thì đến năm 2009 đã có sự chuyển dịch rõ rệt ; tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống còn 54,05%, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên 27,88% và dịch vụ tăng lên 18,07%. Điều này thể hiện sự xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, tích cực của tỉnh Ninh Bình phục vụ tích cực cho công cuộc CNH – HĐH của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Hiện nay, một số ngành nghề chính được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của Ninh Bình như hàn, điện công nghiệp và điện dân dụng... Các nghề hàn và điện có vẻ đang được ưa chuộng do khả năng ứng dụng cao và dễ kiếm việc làm, thậm chí xuất khẩu lao động. Theo thực tế khảo sát, hiện nay đặc biệt là nghề hàn (tay nghề cao) đang rất được quan tâm vì có thể xuất khẩu lao động sang 1 số nước Trung đông, Hàn Quốc và kể cả Mĩ có thu nhập khá cao. Ngoài ra, các nghề về thiết bị điện hay nghề y, dược cũng được khá quan tâm còn lại các nghề khác nhìn chung có nhu cầu không cao và cũng không chênh

lệch nhiều. Như trên chúng ta thấy được hiện nay, hơn 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng số cơ sở có đào tạo nghề chăn nuôi, trồng trọt còn rất ít (chỉ chiếm 5,5%) hay du lịch cũng vậy ; du lịch là một thế mạnh của tỉnh nhưng tỷ lệ cơ sở đào tạo về du lịch là rất thấp, chỉ khoảng 2%. Điều này cho thấy người lao động vẫn chủ yếu nhắm vào những nghề hiện đang có sức hút lớn (thu nhập cao) hoặc do các yêu cầu nhất thời tại địa phương chứ chưa hoàn toàn có định hướng lâu dài và chiến lược về nghề nghiệp. Do đó, trong dài hạn cần có chính sách hướng nghiệp hợp lí để tạo sự cân đối trong lực lượng lao động ngay từ khi đào tạo nghề. Cơ cấu ngành nghề Ninh Bình được thể hiện qua hình vẽ sau :

Nguồn: Đề tàiNghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 - TS. Phạm Bảo Dương – Viện IPSARD

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 53 - 55)